Công ty Carmat hoàn tất điều tra về chất lượng sản phẩm tim nhân tạo Aeson
Công ty Carmat (Pháp) ngày 23/12 cho biết đã hoàn tất điều tra nội bộ về vấn đề chất lượng sản phẩm tim nhân tạo Aeson.
Một nhân viên của Carmat giới thiệu một trái tim nhân tạo tự động điều chỉnh sinh học. Ảnh: AFP
Trước đó, vào đầu tháng 12, Carmat đã đình chỉ việc cấy ghép tim nhân tạo Aeson sau khi sản phẩm gặp phải vấn đề về chất lượng. Quyết định này đã khiến cổ phiếu của công ty này lao dốc. Theo Carmat, cuộc điều tra đã xác định được nguyên nhân và một số sự thay đổi cần thiết để tránh lặp lại sai sót. Công ty khẳng định sẽ chuyển kết luận điều tra đến cơ quan quản lý, đặc biệt ở Pháp và Mỹ, và cung cấp một bản cập nhật thêm vào tháng 1/2022.
Tim nhân tạo hoàn toàn Aeson là dự án tiên tiến nhất thế giới. Bộ tim hoàn chỉnh gồm 2 phần chính là một quả tim nhân tạo bằng chất liệu sinh học có thể cấy ghép vào trong cơ thể bệnh nhân và một bộ phát năng lượng cầm tay bên ngoài cơ thể, có thể được gắn ở thắt lưng rất gọn nhẹ. Quả tim vận hành và hoạt động như tim người thật, chứa một bộ phận cảm ứng tự tăng hoặc giảm lưu lượng máu theo nhu cầu. Đầu năm nay, Carmat đã chào bán sản phẩm tại Liên minh châu Âu (EU) sau khi được Ủy ban châu Âu phê duyệt và tiến hành nghiên cứu về tính khả thi của sản phẩm tại Mỹ.
Video đang HOT
Do tình trạng thường xuyên thiếu người hiến tặng, thiết bị của Carmat hướng tới việc hỗ trợ cho các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đây là tình trạng nguy hiểm khi tim không thể bơm máu đầy đủ đến toàn cơ thể. Sản phẩm của Carmat được coi đây là giải pháp thay thế cho việc nằm viện.
Vào tháng 7, công ty Carmat công bố thông tin về ca cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên ở người được thực hiện tại Mỹ. Đây là một phần trong quy trình thử nghiệm lâm sàng tim nhân tạo có tên gọi Aeson được kỳ vọng sẽ giúp mở ra hướng điều trị mới cho hàng triệu bệnh nhân tim mạch mỗi năm.
EU sắp công bố phần hai của chính sách chống biến đổi khí hậu
Các nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/12 sẽ đưa ra phần hai của một loạt đề xuất nhằm cắt giảm lượng khí thải trong nền kinh tế trong thập niên này và đưa khối 27 quốc gia này đi đúng hướng trong việc trung hòa khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050.
Khí thải bốc lên từ nhà máy ở Saint-Avold, miền đông nước Pháp ngày 31/10/2018. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hồi tháng 7/2021, EU đã trở thành khu vực đầu tiên trong số các quốc gia phát thải lớn trên thế giới đưa ra một kế hoạch chi tiết để đáp ứng các mục tiêu khí hậu với các đề xuất mang tính pháp lý, trong đó gồm thị trường carbon lớn hơn và loại bỏ dần việc bán ô tô động cơ đốt trong.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành EU, các đề xuất thứ hai này, với quy mô nhỏ hơn, sẽ chú trọng vào các tòa nhà, khí thải methane và khí đốt.
Nhìn chung, các biện pháp này sẽ đảm bảo EU, khu vực phát thải lớn thứ ba thế giới, đạt được mục tiêu cắt giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ròng vào năm 2030, so với mức của năm 1990. Trong năm 2019, lượng khí thải mà EU phát thải ra đã thấp hơn 24% so với mức của năm 1990.
Mỗi đề xuất sẽ phải đối mặt với nhiều tháng đàm phán khó khăn giữa các nước EU và Nghị viện châu Âu trước khi trở thành luật, khi các quốc gia đã đang chia rẽ về nhiều vấn đề, trong đó có vai trò của khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng và làm thế nào để hỗ trợ các lĩnh vực hiện phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Các biện pháp đề xuất dự kiến đưa ra ngày 15/12 cũng bao gồm việc cải cách thị trường khí đốt của EU, hướng đến mục tiêu tích hợp các loại khí carbon thấp như hydro vào mạng lưới năng lượng.
Mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của châu Âu sẽ cần phải giảm xuống trong những thập niên tới để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Khí đốt chiếm khoảng 25% nguồn năng lượng cho EU. Tuy nhiên, nhiều nước đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tình trạng giá khí đốt biến động, khi tăng lên mức cao kỷ lục trong những tháng gần đây.
EC dự kiến sẽ đề xuất một hệ thống cho phép các quốc gia cùng mua khí đốt để hình thành nguồn dự trữ chiến lược, trong đó các quốc gia như Tây Ban Nha và Pháp cam kết sẽ hỗ trợ đảm bảo nguồn cung.
Một dự thảo bị rò rỉ cho thấy một đề xuất khác mà trong đó sẽ buộc các nhà khai thác dầu khí tại EU phải tìm và khắc phục sự cố rò rỉ khí methane trong cơ sở hạ tầng của mình. Các mục tiêu cắt giảm khí thải của EU bao gồm khí methanen, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, nhưng khối này chưa có luật để giải quyết vấn đề này.
Đề xuất thứ ba sẽ nhắm vào các tòa nhà, theo đó các nước EU dự kiến sẽ phải cải tạo hàng triệu tòa nhà của mình trong thập niên này để tiết kiệm năng lượng.
EU đạt thỏa thuận về hạn ngạch đánh bắt cá trong năm 2022 Bộ trưởng phụ trách Nông nghiệp và nghề cá 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 14/12 đã nhất trí về hạn ngạch đánh bắt cho năm 2022 ở Đông Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Biển Đen, theo đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC). Ngư dân đánh cá ở ngoài khơi bờ biển phía...