Công ty cà phê Nutifood nắm 61% cổ phần lên UPCoM với giá 4.800 đồng/cp
Cà phê Phước An sẽ đưa hơn 13,6 triệu cp CPA giao dịch, tương ứng với tổng giá trị hơn 136 triệu đồng. Giá tham chiếu 4.800 đồng/cp.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo cổ phiếu CPA của CTCP Cà phê Phước An sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên sàn UPCoM vào ngày 30/12 với giá tham chiếu 4.800 đồng/cp.
Cụ thể, Cà phê Phước An sẽ đưa hơn 13,6 triệu cp CPA giao dịch, tương ứng với tổng giá trị hơn 136 triệu đồng. Giá tham chiếu 4.800 đồng/cp.
Cà phê Phước An sẽ lên sàn với giá 4.800 đồng/cp.
Cà phê Phước An được thành lập vào 1996 với vốn ban đầu hơn 136,3 tỷ đồng, sau nhiều năm hoạt động đến nay Công ty chưa từng tăng vốn. Trải qua hơn 40 năm hoạt động, Công ty kinh doanh chính trong lĩnh vực trồng, chế biến, thu mua và xuất khẩu cà phê.
Công ty hoạt động với quy mô 827,4 ha diện tích vườn cây cà phê, 1.400 ha diện tích cà phê chứng nhận UTZ Certified, sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt 7.000-10.000 tấn nhân/năm và xuất khẩu ở các thị trường như Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý, Mỹ,…
Tính đến thời điểm 15/8, Cà phê Phước An có 2 cổ đông lớn là UBND tỉnh Đăk Lăk nắm 35% vốn và Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood nắm gần 61% vốn. Hiện, Công ty không có cổ đông nước ngoài.
Trong cơ cấu ban lãnh đạo, ông Trần Thanh Hải đang giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Hồ Sỹ Chung giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc tại Công ty.
Video đang HOT
Năm 2017, Cà phê Phước An chính thức IPO với tổng cổ phần chào bán hơn 3,7 triệu cổ phần, giá bình quân đạt 10.006 đồng/cp. Đến tháng 10/2017, Công ty được UBCKNN chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, tháng 11/2019 được VDS cấp chứng nhận đăng ký chứng khoán (số lượng 13,6 triệu cổ phần).
Về tình hình kinh doanh Công ty cho biết do áp lực giá vốn cao và biến động mạnh, cùng việc phát sinh tăng chi phí chuyển đổi hình thức kinh doanh, lỗ chênh lệch tỷ giá chi phí lãi vay… khiến Cà phê Phước An liên tục thua lỗ. Năm 2017 lỗ 35 tỷ, sang năm 2018 tiếp tục lỗ 35 tỷ đồng.
Tình hình thua lỗ triền miên của Cà phê Phước An.
Tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản Công ty giảm 30% về chỉ còn 283 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn (chủ yếu là tiền) giảm 44% và tài sản dài hạn (chủ yếu là tài sản cố định hữu hình và chi phí trả trước dài hạn) giảm hơn 19%. Tổng dư nợ vay Công ty tính đến ngày 30/9/2019 là 146,5 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Lũy kế 9 tháng 2019, Cà phê Phước An ghi nhận tổng doanh thu đạt 142 tỷ đồng, giảm gần 19% so với cùng kỳ, thực hiện được hơn 65% kế hoạch năm 2019. Theo Công ty, do điều kiện kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn nên chưa thể tạo ra lợi nhuận và vẫn ghi nhận khoảng lỗ trong 9 tháng gần 39 tỷ đồng.
Kế hoạch cho năm 2019, Công ty dự kiến doanh thu tăng gần 10% lên 217 tỷ đồng, tiếp tục dự trù lỗ 27 tỷ đồng. Công ty hiện chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể cho năm 2020.
Về chiến lược phát triển kinh doanh năm 2020, Công ty sẽ phát triển mạnh ngành nghề kinh doanh chính là cà phê nhằm cung cấp cho thị trường sản phẩm đạt chất lượng cao cũng như mở rộng sản xuất các loại cà phê có chứng chỉ.
Bên cạnh đó, Công ty đang mở rộng thêm mặt hàng sầu riêng và bơ Booth nhằm tận dụng diện tích đất và gia tăng doanh thu.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Dệt may Hoàng Thị Loan sắp lên UPCoM với định giá 19.600 đồng/cổ phiếu
Ngày 27/12, cổ phiếu HLT của Dệt may Hoàng Thị Loan sẽ được giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 19.600 đồng/cổ phiếu.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận cho CTCP Dệt may Hoàng Thị Loan (Halotexco) được đăng ký giao dịch 3,36 triệu cổ phiếu trên UPCoM với mã chứng khoán HLT.
Ngày giao dịch đầu tiên là 27/12 với giá tham chiếu 19.600 đồng/cổ phiếu.
Dệt may Hoàng Thị Loan sắp giao dịch trên UPCoM.
Dệt may Hoàng Thị Loan tiền thân được thành lập từ việc sáp nhập 2 doanh nghiệp là nhà máy sợi Vinh - nhà máy thành viên của Công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex) và Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan - nguyên là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Nghệ An.
Tháng 11/2005, Công ty tiến hành cổ phần hóa, đến cuối năm 2005 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 16 tỷ đồng. Lần gần đây nhất tháng 1/2013, Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên 33,6 tỷ đồng như hiện nay.
Đến thời điểm 20/7, Dệt may Hoàng Thị Loan có 1 cổ đông lớn duy nhất là công ty mẹ - Tổng CTCP Dệt may Hà Nội đang sở hữu 75,58% vốn.
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất các sản phẩm kéo sợi, dệt, các mặt hàng thời trang nam nữ và quần áo trẻ em. Trong đó mảng kinh doanh sợi mang lại doanh thu và lợi nhuận chính của công ty.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc năm 2018, Công ty ghi nhận tổng sản lượng sợi quy chuẩn các loại đạt 17.986 tấn; doanh thu đạt 938 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 25,1 triệu USD; tổng lợi nhuận thực hiện hơn 10 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2019, doanh thu thuần Công ty đạt gần 688 tỷ đồng, lãi trước thuế vỏn vẹn hơn 208 triệu đồng, trong khi kế hoạch lên đến 15 tỷ đồng.
Theo Công ty, lợi nhuận khó mà đạt được trong năm 2019 vì ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh thương mại, trong đó ngành sợi có ảnh hưởng tiêu cực bởi khách hàng lớn của Công ty là đối tác Trung Quốc, dẫn đến doanh thu có chiều hướng giảm, chi phí sản xuất cao hơn do nguồn nguyên liệu tăng giá.
Cho năm 2020, Công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 55 tỷ đồng, doanh thu thuần đề ra gần 921 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng và cổ tức dự kiến 15-20%.
Hồi cuối tháng 6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt gần 450 triệu đồng đối với Dệt may Hoàng Thị Loan, trong đó Công ty bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Tuần qua, khối ngoại giao dịch sôi động, giá trị bán ròng giảm tới gần 85% Bên cạnh giao dịch sôi động hơn bởi ảnh hưởng của tuần các quỹ ETF cơ cấu danh mục, nhà đầu tư nước ngoài cũng hãm mạnh bán ròng, thậm chí có những phiên mua ròng tích cực tới hàng trăm tỷ đồng. Thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 3 phiên bán ròng và 2 phiên mua ròng. Tổng cộng,...