Công ty Bia Heineken trao hỗ trợ 525 triệu đồng cho người dân vùng bão lũ
Ngày 20.11, Công ty Bia Heineken Việt Nam (thông qua nhãn hiệu Bia Việt) đã về xã Đức Hiệp (Mộ Đức) và xã Ba Khâm (Ba Tơ) trao tặng mỗi xã 100 suất quà cho các hộ dân bị thiệt hại nặng trong cơn bão số 9. Mỗi suất quà trị giá 700 ngàn đồng, gồm 500 ngàn đồng và thực phẩm thiết yếu.
Theo kế hoạch, từ nay đến hết tháng 11, Bia Việt sẽ tiếp tục về các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi để trực tiếp trao những phần quà cứu trợ, giúp người dân vùng bão lũ có thêm điều kiện vượt qua khó khăn, với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng. Trong đó, riêng tỉnh Quảng Ngãi, chương trình được thực hiện tại 9 xã thuộc 7 huyện gồm: Sơn Tây, Sơn Hà, Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành và Ba Tơ, với hơn 700 suất quà, tổng trị giá 525 triệu đồng.
Đại diện Bia Việt trao quà cho người dân xã vùng cao Ba Khâm (Ba Tơ).
Video đang HOT
Đầu năm nay, Bia Việt đã ủng hộ 10 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, góp phần tiếp sức và hỗ trợ những người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở y tế, trung tâm cách ly.
Việt Nam chia sẻ với thế giới kinh nghiệm phòng chống dịch và điều trị COVID-19
Diễn đàn các xu hướng y tế tương lai 2020 do Trường Đại học Quốc gia Singapore tổ chức với sự tham dự của các diễn giả và đại biểu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Bangladesh... đã diễn ra ngày 18/11 với hình thức trực tuyến.
Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Diễn đàn tập trung vào 2 nội dung chính: Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến hệ thống y tế, đặc biệt là các khó khăn, thách thức tới việc phân bổ các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tài chính; các thay đổi lớn trong chính sách (như chú trọng hơn cho phòng chống các bệnh lây nhiễm, nâng cao cơ sở hạ tầng và năng lực hệ thống); các khuyến nghị đề xuất cho hợp tác công - tư. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong y tế như tư vấn từ xa (tele-consult), giám sát từ xa (tele-monitoring), cung ứng thuốc (drug delivery) nhằm tăng hiệu suất (efficiency) và giảm chi phí cho hệ thống y tế.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị COVID-19 (Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19), đại diện cho Việt Nam đã tham dự Hội nghị.
Tại Hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch và điều trị COVID-19 của Việt Nam; các bài học kinh nghiệm tạo nên sự thành công bước đầu trong công tác phòng chống dịch, điều trị COVID -19 và định hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới của Bộ Y tế Việt Nam.
Tính đến ngày 17/11/2020, toàn thế giới ghi nhận trên 55.401.000 ca mắc COVID-19, trên 1.222.000 tử vong. Việt Nam ghi nhận 1.300 ca mắc và 35 ca tử vong, 1.124 ca bệnh được chữa khỏi ra viện. Việt Nam đã có 77 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê cho biết, thành công bước đầu và tích cực của Việt Nam trong phòng chống, điều trị và kiểm soát dịch bệnh nhờ sự nỗ lực không ngừng của tất cả hệ thống chính trị, xã hội, người dân và các đối tác, đồng thời chia sẻ tại Diễn đàn 10 bài học từ Việt Nam. Đó là sự vào cuộc sớm và quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các bộ ngành, sự đồng lòng của người dân - thiết lập hệ thống chỉ đạo xuyên suốt. Bên cạnh đó, Việt Nam xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó với các tình huống cấp độ dịch bệnh; tổ chức phân tuyến điều trị, quản lý chăm sóc, điều trị - quản lý thông tin báo cáo ca bệnh và cập nhật thường xuyên các hướng dẫn chuyên môn.
Việt Nam xây dựng các quy định về trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho đơn vị điều trị COVID-19; thiết lập hệ thống xét nghiệm ngay tại cơ sở khám chữa bệnh; đồng thời thực hiện đánh giá thực trạng nhân lực chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, đào tạo, bổ sung năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, Việt Nam thành lập đội cơ động và hỗ trợ thường xuyên cho địa phương; thành lập Trung tâm Trực tuyến hỗ trợ điều trị COVID-19; theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên thực hiện tiêu chí chất lượng bệnh viện an toàn phòng chống COVID-19.
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục đặt trọng tâm vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, trong đó ưu tiên phát triển Mạng lưới y tế từ xa (Tele-Medicine Network) nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và công tác điều trị. Việt Nam tiếp tục thực hiện giảm quá tải bệnh viện, giảm lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế và phân tuyến điều trị.
Các chia sẻ, bài học và định hướng của Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao của các nước trong khu vực châu Á.
Tại Hội nghị, đại biểu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ tập trung thảo luận về tác động của dịch bệnh COVID-19, sự đáp ứng của hệ thống y tế, việc triển khai ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số và công nghệ thông tin trong y tế và các hợp tác công - tư nhằm tăng cường hệ thống y tế các nước...
Diễn đàn các xu hướng y tế tương lai được luân phiên tổ chức hàng năm tại các nước trong khu vực châu Á. Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị này năm 2016 và 2018. Năm 2020 là năm đầu tiên được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Vùng bão lũ gia tăng bệnh nhân mắc "vi khuẩn ăn thịt người" Withmore Bệnh viện T.Ư Huế đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ. Ảnh minh họa Thông tin từ Bệnh viện T.Ư Huế, từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11/2020, tại đây đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ, ngập...