Biển Đông sắp hứng thêm một cơn bão
Trong khi áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 10 chuẩn bị vào đất liền, một cơn bão khác sắp tiến vào Biển Đông nhưng nhiều khả năng sẽ tan ngay trên biển.
Sáng 6/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết tâm áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 10 đang di chuyển ngay trên vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi – Phú Yên. Lúc 4h, sức gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới đi theo hướng tây tây nam, vận tốc 15 km/h và suy yếu thành một vùng áp thấp. Hình thái này sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.
Rạng sáng 7/11, trung tâm vùng áp thấp nằm trên khu vực Campuchia. Sức gió mạnh nhất giảm xuống dưới cấp 6.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, đất liền các tỉnh ven biển từ phía nam Quảng Nam đến phía bắc Phú Yên có gió giật cấp 6. Ngày và đêm nay (6/11), các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định có mưa lớn với lượng 100-200 mm, có nơi trên 250 mm.
Tại Quảng Bình , Quảng Trị, Kon Tum , Gia Lai , phía bắc Đắk Lắk và Phú Yên có mưa lớn với lượng phổ biến 50-100 mm.
Khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên và Tây Nguyên được cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Trong khi bão số 10 đã suy yếu và tiếp tục tiến vào đất liền Trung Bộ, một cơn bão khác chuẩn bị vào Biển Đông. Ảnh: NCHMF .
Cùng ngày, cơ quan khí tượng phát đi bản tin về cơn bão Atsani đang hoạt động ở vùng biển phía đông bắc của Philippines. Rạng sáng 6/11, tâm bão cách đảo Luzon khoảng 290 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12.
Trong 24 giờ tới, bão đi theo hướng tây bắc, vận tốc 15 km/h. Sáng 7/11, tâm bão nằm trên vùng biển phía tây nam đảo Đài Loan. Sức gió mạnh nhất cấp 8-9, giật cấp 12.
Sau đó, bão di chuyển theo hướng tây, rồi tiếp tục đổi hướng sang tây nam, vận tốc 15-20 km/h. Hình thái này được nhận định sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần trên biển trong những ngày tiếp theo.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới nằm từ vĩ tuyến 12 đến 16 độ vĩ bắc và phía tây kinh tuyến 112,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Bão số 10 có gió gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10
Ngày 2/11, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, ngày 5/11, bão sẽ đổ bộ vào đất liền và sẽ suy yếu do tác động của bề mặt đất, độ ẩm và năng lượng của bão giảm.
Tuy nhiên, bão vẫn có thể gây thiệt hại khu vực miền Trung, trọng tâm là Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Mưa to liên tục khiến nhiều tuyến đường ở xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ngập lụt. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Gây mưa lớn
Vùng mưa do bão số 10 gây ra khá rộng do kết hợp thêm với hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Cụ thể, từ ngày 4-6/11, các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên có mưa với lưu lượng 100-200mm/đợt, các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có mưa với lưu lượng từ 300-400mm/đợt. Từ ngày 5-7/11, các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa với lưu lượng từ 150-300mm/đợt.
Mực nước tại các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lên mức báo động 2-3, thậm chí trên báo động 3. Mực nước tại các sông chính từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, tại các sông ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum lên mức báo động1- báo động 2 và trên báo động 2. Mực nước tại các sông nhỏ lên mức báo động 3.
Gió mạnh gây nguy hiểm cho tàu thuyền trên biển
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 510km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140km tính từ tâm bão.
Dự báo đến 19 giờ ngày 3/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km, vị trí tâm bão ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 111,5 đến 120,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Đến 19 giờ ngày 4/11, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km, vị trí tâm bão ở khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách Quảng Ngãi và Bình Định khoảng 240km, cách Phú Yên khoảng 260km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Đến 19 giờ ngày 5/11, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Từ 19 giờ ngày 5 đến 19 giờ ngày 6/11, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và tiếp tục suy yếu. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3.
Các chuyên gia khuyến cáo ngư dân và các thuyền viên thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, thì tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão.
Chủ tàu cần điều khiển tàu thuyền tránh xa vùng bão, có khả năng đi tới. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên phải hướng di chuyển của bão, thì phải cho tàu thuyền chạy ngược gió, gió thổi lệch mũi trước mạn phải, góc lệch lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sức đẩy của tàu thuyền, tức là chạy về hướng Bắc - Đông Bắc. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên trái hoặc ở ngay trên đường bão, đang di chuyển tới thì cho tàu thuyền chạy xuôi gió, gió thổi vào đuôi tàu thuyền từ mạn phải, tức là chạy về hướng Nam - Tây Nam. Cần chú ý rằng, điều khiển tàu thuyền tránh bão, trên biển phải luôn luôn giữ cho tàu thuyền cách tâm bão một khoảng tối thiểu từ 350 đến 400 km - khoảng 200 hải lý.
Khi không thể tránh xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, mà lọt vào vùng gió bão, thì người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh, tập trung mọi khả năng đưa tàu thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng bão, đồng thời nhanh chóng phát tín hiệu hoặc thông tin kêu gọi sự hỗ trợ của các tàu gần đó hoặc lực lượng chức năng có liên quan.
Trên biển, hiện bão số 10 hoạt động ở vùng biển phía Đông của khu vực Bắc và giữa Biển Đông. Không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường ở Vịnh Bắc Bộ, gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8, biển động. Khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh. Sóng cao từ 2,0-4,0m.
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp hoàn lưu của cơn bão số 10 nên ở khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Nam của Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 4,0-6,0m, biển động rất mạnh. Vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; sóng cao từ 2,0-3,0m, biển động.
Trong đêm 2 và ngày 3/11, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Nam của Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1, khu vực giữa Biển Đông và phía Nam của Bắc Biển Đông cấp 3.
Bão số 9 gây mưa rất to kèm gió mạnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200 mm/đợt. Tàu thuyền đang neo đậu trú bão số 9.(Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tối và đêm 27/10, bão số 9 gây mưa...