Công ty 50.000 tỷ có thể cứu bất động sản’
Nếu thành lập, công ty tái cho vay thế chấp nhà quốc gia được kỳ vọng giải phóng tồn kho bất động sản và đáp ứng nhu cầu mua nhà ở của người thu nhập thấp.
Theo đề xuất vừa được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ( BIDV) trình Chính phủ, cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia dự kiến được thiết lập dưới hình thức công ty tài chính TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc nắm chi phối trên 75% vốn điều lệ.
Với mục đích giải quyết tồn kho bất động sản, hình thành thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp và giải quyết bài toán nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường, công ty này sẽ là một cơ quan trực thuộc Chính phủ và có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. Công ty sẽ hoạt động theo 2 hình thức là tái cho vay thế chấp và mua lại các khoản nợ cho vay nhà ở thu nhập thấp từ các ngân hàng.
Công ty tái cho vay thế chấp nhà ở sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở trong tương lai. Ảnh:Hoàng Hà.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, nhấn mạnh, công ty này vẫn sẽ trực thuộc Bộ Tài chính và là một cơ quan của Chính phủ. “BIDV chỉ là đơn vị đề xuất Chính phủ xem xét và BIDV sẵn sàng hỗ trợ để tổ chức công ty đi vào hoạt động trong 1-2 năm đầu. Sau đó, BIDV sẽ chuyển giao lại toàn bộ công ty cho cơ quan do Chính phủ chỉ định”, ông Trần Bắc Hà cho biết.
Theo ông Trần Lục Lang – Phó tổng giám đốc BIDV – trong 5 năm đầu, để có nguồn vốn tài trợ cho thị trường nhà ở thu nhập thấp, công ty sẽ huy động thêm khoảng 50.000 tỷ đồng vốn trung và dài hạn từ các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc huy động số tiền này từ các nguồn vốn trên có thể gây sức ép lớn lên ngân sách và nợ công. Đặc biệt, trong bối cảnh Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) của Chính phủ cũng sắp được ra đời và VAMC có thể cũng phải mượn tới nguồn tiền từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
Giải đáp những lo ngại này, ông Trần Phương – Phó tổng giám đốc BIDV – cho biết, ngoài nguồn vốn đến từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ, công ty tái cho vay thế chấp nhà sẽ sử dụng 7 phương thức huy động đa dạng khác. Trong đó có các nguồn như nhận tiền gửi của các tổ chức trong và ngoài nước, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ ODA, vốn vay tại các định chế tài chính cũng như trông chờ vào sự tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước với lãi suất hợp lý… “Với việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn như vậy thì cơ sở để triển khai là hoàn toàn khả thi”, ông Trần Phương quả quyết.
Song song với việc đưa ra giải pháp cho thị trường bất động sản, BIDV cũng vừa công bố chương trình thực hiện quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu… Kế hoạch hàng nghìn tỷ đồng giải cứu nền kinh tế được Chính phủ đưa ra đầu năm 2013 và BIDV là đơn vị đầu tiên công bố các gói thực hiện. Theo đó, BIDV sẽ dành 30.000 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản từ năm 2013 đến năm 2015.
Video đang HOT
Trong đó, để kích cầu cho thị trường, sẽ có 19.500 tỷ đồng để cho vay cá nhân mua, thuê mua nhà xã hội. Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà cho rằng, để giải quyết khó khăn cho thị trường hiện nay, việc cần làm là phải giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội. Đại diện này cũng cam kết lãi suất cho vay sẽ bằng 90% lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn.
Riêng đối với các doanh nghiệp bất động sản, BIDV sẽ dành 10.500 tỷ đồng để cho vay các chủ đầu tư đang triển khai dự án nhà ở có giá bán dưới 15 triệu đồng một m2 với mức cho vay tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án. Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà cũng nhấn mạnh: “Các ngân hàng thương mại sẽ không dại cho vay những dự án thuộc phân khúc đang ứ đọng tại thị trường. Để giảm bớt khó, những dự án mới giải phóng mặt bằng thì tạm thời có thể dừng lại, các dự án thương mại không đảm bảo có thể chuyển đổi thành dự án nhà ở xã hội”.
Theo VNE
Nhan nhản nhà thu nhập thấp rao cho thuê
Mặc dù quy định không được chuyển nhượng, cho thuê lại, nhưng tại nhà thu nhập thấp CT1 Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) vẫn có nhiều chủ căn hộ không ở, cho người khác thuê lại.
Gõ cụm từ "Thuê nhà CT1 Ngô Thì Nhậm" trên trang Google.com.vn, vẫn hiện ra một số thông tin cho thuê nhà thu nhập thấp với khoảng thời gian đăng là 10/2012.
Theo số điện thoại 0976615xxx của một "cò" môi giới tên H., tự xưng là nhân viên của công ty bất động sản Đông Á, chúng tôi được biết, căn hộ mà anh này mời chào trên web là một căn ở tầng 15 của chung cư dành cho người thu nhập thấp CT1 Ngô Thì Nhậm.
Rao vặt cho thuê chung cư C1 Ngô Thì Nhậm.
Đây là căn hộ có diện tich 115m2 gồm 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, nóng lạnh, sàn gỗ, nhà đẹp. Giá dự kiến là 6,5 triệu đồng/tháng, ký hợp đồng dài hạn với chủ nhà.
Cũng theo anh này, người mua vừa mới ký hợp đồng với chủ nhà và vẫn chưa dọn đến ở.
Tiếp tục liên hệ với một "cò" đất khác có số điện thoại 0978715xxx, chị này cho biết, căn chị giới thiệu ở tầng 12 và cũng đã có người thuê rồi.
Khi được hỏi về việc thuê nhà thu nhập thấp có lo bị phát hiện không, một "cò" đất cho biết, nhiều chủ nhà không ở vẫn đang cho thuê lại. Hơn nữa, việc ở nhà chung cư khá kín đáo, nếu không nói là đi thuê thì khó ai có thể biết được. Nếu ai hỏi thì nói là họ hàng đến ở nhờ, trông nhà hộ mấy hôm vì chủ nhà đi công tác xa.
"Không ai cấm việc đi ở nhờ nhà người thân. Nhiều chủ nhà thu nhập thấp để có thêm thu nhập còn sẵn sàng cho thuê 1 phòng, ở chung với chủ. Dù vẫn là cho thuê, nhưng ở chung như vậy, ai mà biết được. Ngay cả khi có đoàn kiểm tra cũng không thể xử phạt được vì ở nhờ luật không quy định là cấm", cò đất này cho biết.
Quầy tạp hóa ở ngay chung cư.
Trong vai người đi hỏi thuê nhà, chúng tôi lên tầng 15 của chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm. Chị T., một hộ dân sống tại tầng 15 cho biết, đa số các hộ gia đình ở tầng này đều là chính chủ, chỉ có 3 phòng là không phải chính chủ đang ở. Cụ thể, 2 phòng đã cho thuê, còn 1 phòng vẫn bỏ trống.
2 phòng hiện đang cho thuê là phòng 1501 đã cho một số sinh viên thuê từ khá lâu, còn phòng 1514 thì mới cho 1 cặp vợ chồng thuê cách đây khoảng 2 tháng. Riêng phòng 1503 (ngay sát phòng 1501) thì chủ nhà vẫn bỏ trống, không có ai ở.
Để kiểm chứng cụ thể, chúng tôi rẽ sang phòng 1501 để tìm hiểu. Theo một sinh viên nam thì căn phòng này em ở cùng với anh trai của mình cũng lâu rồi, ít nhất là hơn 1 năm. Do mẹ của ông anh ở cùng phòng thuê lại căn phòng này nên em không biết được giá cụ thể là bao nhiêu.
"Nhà này em thuê ở cũng lâu lâu rồi, em ở cùng anh nên cũng không biết giá thuê là bao nhiêu", bạn sinh viên khẳng định.
Tiếp tục sang tìm hiểu phòng 1514, theo một nhà hàng xóm ở phòng đối diện thì căn nhà này mới được một cặp vợ chồng thuê cách đây khoảng gần 2 tháng.
Căn phòng nhỏ được quây tạm bợ ở tầng 4.
"Nhà này phải bỏ trống đến mấy tháng mới có người thuê. Tìm người thuê nhà khó nên chủ nhà có nhờ chị N. hàng xóm cho thuê hộ. Giờ thì có người ở rồi", một bác hàng xóm chừng 60 tuổi cho hay.
Còn theo chị N., người giúp chủ nhà cho thuê thì cho biết, căn hộ 1514 cũng giống như phòng chị, 2 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh, sạch sẽ, giá thuê lại khá "mềm", khoảng 4 triệu đồng/tháng.
"Chị cho thuê hộ nên biết giá rõ lắm, em cần gì phải hỏi chính chủ. Ở dãy này cũng có 1 phòng nữa cho sinh viên thuê. Nhà số lẻ nên mát hơn nhà số chẵn, có thể giá cao hơn. Em đến sớm trước mấy tháng có phải hay không, vì đợt trước tìm mãi không có người thuê, giờ thì họ thuê mất rồi", chị N. cho biết.
Cũng theo nhiều người dân ở đây, nếu thuê cả căn hộ thì khó, nhưng nếu thuê phòng, ở chung với chủ thì có mấy nhà đang cho thuê. Chỉ có điều ở chung thì hơi bất tiện.
Không chỉ cho thuê lại, ngay tại tầng 15 có hộ mở một cửa hàng tạp hóa ngay tại nhà. Trong khi đó, theo điều 23 của quyết định sô 08 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, quy định về "Những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư" có nêu rõ: "Cấm kinh doanh các ngành nghề và các loại hàng hoá dễ gây cháy, nổ (kinh doanh hàn, ga, vật liệu nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm khác)".
Đặc biệt, tại khu vực hành lang của tầng 4, ngay sát khu vực bếp ăn, được quây kín thành một căn phòng nhỏ với diện tích khoảng 10m2, gây mất mỹ quan cho tòa nhà. Tầng 4 là nơi có phòng sinh hoạt cộng đồng chung của tòa nhà và có phòng tập thể dục thể thao.
Theo Dantri
Sinh viên sẽ được thuê nhà của Nhà nước Công nhân làm việc tại khu công nghiệp, người thu nhập thấp, hộ nghèo; sinh viên, người khuyết tật, người già cô đơn, gia đình có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị đều thuộc diện được thuê, mua nhà sở hữu Nhà nước. Bộ Xây dựng vừa hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quản lý sử dụng nhà ở...