Công trường Nhổn-ga Hà Nội: ‘Không thi công nên trả đường cho dân’
Sau khi nhà thầu tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội mở rộng hàng rào thi công, phần đường dành cho lưu thông chỉ còn 4,5m. Cảnh ùn tắc thường xuyên diễn ra từ sáng đến tối.
Sở GTVT Hà Nội vừa đồng ý cho Công ty Posco E&C (nhà thầu thi công tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội) thí điểm mở rộng diện tích hàng rào thi công từ 19m lên 26m.
Phương án này sẽ khiến phần lòng đường dành cho phương tiện lưu thông chỉ còn 4,5m. Trong ảnh là đoạn rào chắn mới mở rộng thí điểm thuộc Ga số 2 trên đường Nhổn.
Phần hàng rào chắn cũ đến hàng rào chắn mới được mở rộng thêm 7m (mỗi bên 3,5m, phần vạch kẻ đỏ).
Trong lúc thi công, đơn vị căng dây cảnh báo thêm khoảng hơn 1m nữa để đảm bảo an toàn cho người đi đường.
Theo phản ánh của người dân, từ ngày thi công tuyến đường sắt, nhiều đoạn đường bị thu hẹp lại. Vào giờ cao điểm, hàng ngàn phương tiện chen chúc nhau trên lòng đường.
Video đang HOT
Trên đường Cầu Giấy, nhiều người điều khiển phương tiện phải leo vỉa hè để “thoát thân”.
Trong khi đó, trên tuyến đường này, nhiều nơi được quây rào tôn nhưng bên trong bỏ hoang.
Ông Trần Quang Điềm (nhân viên bảo vệ tòa nhà số 239 Cầu Giấy) cho biết, từ ngày hàng rào được lập, tắc đường liên tục xảy ra từ sáng đến 22h đêm. Ban ngày, công trường nghỉ; đến đêm thì thi công; máy khoan, máy nhồi… ồn ào, ảnh hưởng đến người dân.
Hàng rào tôn được dựng lên ở công trường đầu đường Hồ Tùng Mậu đã vài tháng qua nhưng không hoạt động.
Phía bên trong không có máy móc hay bất cứ nguyên vật liệu nào.
“Đoạn nào không thi công thì nên tháo dỡ hàng rào để trả lại lòng đường cho người dân. Khi nào thi công tiếp thì rào lại. Ngày nào tôi cũng mất cả tiếng đồng hồ để đi hết đoạn đường này”, anh Trần Kháng, một người thường xuyên lưu thông trên đoạn đường Hồ Từng Mậu- Xuân Thủy- Cầu Giấy cho biết.
Đại diện nhà thầu phân tích, việc quây rộng hàng rào từ 19m lên 26m sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia giao thông, đồng thời rút ngắn thời gian thi công từ 24 tháng còn 18 tháng.
Trên đường Cầu Giấy, Xuân Thủy, một vài điểm xây dựng cũng ngừng hoạt động. Phần hàng rào tôn chiếm phần lớn lòng đường khiến các phương tiện phải vất vả khi lưu thông qua đây.
Nút giao thông Cầu Giấy- Xuân Thủy- Nguyễn Phong Sắc- Trần Thái Tông thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc do các phương tiện bị dồn ứ.
Phần dành cho công trường rộng nhưng vắng vẻ. Phía bên ngoài, người dân chen chúc lưu thông.
Tuyến metro thí điểm Nhổn – ga Hà Nội (UBND thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư) khởi công năm 2006, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Toàn tuyến dài 12,5km, gồm 12 nhà ga. Phần đường sắt trên cao dài 8,5km và phần đi ngầm dài 4km.
Dự án này liên tiếp bị gián đoạn do vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng và vốn đầu tư. Cả chủ đầu tư và Tư vấn Systra (Pháp) dự tính công trình sẽ phải kéo dài đến tháng 11.2018 mới hoàn thành. Năm 2019 chạy thử và đưa vào sử dụng.
Tổng mức đầu tư của tuyến metro Nhổn-ga Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2009 là 783 triệu Euro (khoảng 18.408 tỷ đồng). Tuy nhiên, tháng 6.2013, thành phố duyệt tổng mức đầu tư mới tăng 393 triệu Euro lên 1,176 tỷ Euro (khoảng 32.910 tỷ đồng).
Cũng trên tuyến đường sắt trên cao này, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra. Ngày 10.5.2015, một thanh sắt dài hơn 10 mét rơi xuống đường Hồ Tùng Mậu. Sau đó 2 ngày, một cần cầu đã đổ sập vào nhà dân trên đường Cầu Giấy khiến một phụ nữ mang bầu bị thương phải đi bệnh viện cấp cứu.
Theo Dân Việt
Sau tai nạn, đình chỉ thi công toàn tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Hà Nội đã đình chỉ thi công khoảng 1,5 tháng để kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan.
Gần đây xảy ra nhiều sự cố tại các công trình đường sắt đô thị ở Hà Nội cho thấy công tác giám sát thi công, đảm bảo an toàn lao động chưa được coi trọng.
Về công tác đảm bảo an toàn thi công cho các công trình này, tại họp báo Chính phủ chiều 27/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho biết: Đối với sự cố tại dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo giải quyết, đồng thời kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan; rút kinh nghiệm trong triển khai dự án, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã bị đình chỉ thi công toàn tuyến trong khoảng 1,5 tháng để kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan và đã 2 lần thay thế lãnh đạo chủ đầu tư dự án.
Dự án đường sắt đô thị, tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, đã chỉ đạo dừng thi công, điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường thi công và trật tự an toàn giao thông,..
Các Bộ, địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác này để bảo đảm an toàn hơn.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết thêm: Để đảm bảo an toàn lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động; Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn QCVN 18:2014/BXD về an toàn trong xây dựng. Theo chức năng nhiệm vụ được giao, ngành LĐTB&XH cùng các cơ quan quản lý nhà nước liên quan thực hiện việc kiểm tra an toàn lao động trên công trường.
Để tăng cường quản lý về chất lượng, hạn chế các sự cố, Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng; đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động, chất lượng công trình./.
PV
Theo_VOV
Dân khổ vì dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thi công ì ạch Một số nhà ga của công trình đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang bị tạm dừng vì thi công ẩu gây tai nạn, hoặc không bảo đảm an toàn cho người dân. Công trường xây dựng ga La Thành (Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa) đang "đắp chiếu" vì chưa được Sở GTVT cấp phép tiếp. Nhà ga Vành...