Công trường cây cầu hơn 7.000 tỷ nối Quảng Ninh và Hải Phòng
Việc xây cầu Bạch Đằng giúp quãng đường từ TP. Hạ Long đi Hà Nội rút ngắn 50km, xuống còn 130km.
Sau 3 năm khởi công, xây dựng, dự án đường cao tốc dài khoảng 25km nối TP.Hạ Long (Quảng Ninh) với Hải Phòng đã cơ bản hoàn thành. Trong đó dự án cầu Bạch Đằng đang được nhà thầu gấp rút thi công để đưa vào hoạt động trong năm 2018. Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng gồm 2 dự án thành phần: Dự án đường từ TP.Hạ Long đến cầu Bạch Đằng (sử dụng vốn ngân sách tỉnh); dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT với tổng vốn 7.760 tỷ đồng.
Cầu Bạch Đằng được thiết kế 3 trụ tháp là 3 chữ H, biểu tượng kết nối 3 thành phố kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh).
Cầu bắc qua sông Bạch Đằng từ khu vực phường Đông Hải 2, quận Hải An (Hải Phòng) đến xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên ( Quảng Ninh), có tổng chiều dài 5,4km (bao gồm cả đường dẫn), rộng 25m, được thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h; trong đó riêng chiều dài của cầu là 3,5km.
Với chiều dài 3,5km, cầu có kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với tĩnh không thông thuyền rộng 250m, cao 48,4m, chịu được động đất cấp 8. Trụ giữa cầu cao 99,74m, 2 trụ bên cao 94,5m với 4 nhịp dây văng làm bằng thép đặc biệt được nhập khẩu từ Italy.
Việc xây dựng cầu giúp hoàn thiện tuyến cao tốc theo trục ven biển vùng duyên hải Bắc Bộ, hoàn chỉnh tuyến đường kết nối tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Quãng đường từ TP.Hạ Long đi Hà Nội được rút ngắn 50km, xuống còn 130km; từ Hạ Long đi Hải Phòng chỉ còn 25km thay vì 75km.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Long – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của địa phương, khi kết nối giao thông thuận tiện với Hải Phòng và Hà Nội, giúp thời gian di chuyển từ TP.Hạ Long đi Hà Nội chỉ còn 90 phút xe ôtô chạy, thay vì phải hơn 200 phút như hiện nay.
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, quá trình thi công, chủ đầu tư và nhà thầu cũng như đơn vị giám sát đã tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo cầu đạt chất lượng tốt nhất.
Ông Nguyễn Duy Hưng – Phó giám đốc Ban điều hành nhà thầu Trung Nam E-C, đơn vị thi công cầu Bạch Đằng cho biết, để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc thi công 3 ca một ngày.
Đêm 11.12, công trường cầu Bạch Đằng rực sáng ánh đèn.
Trên độ cao 50m so với mực nước biển, khoảng 60 cán bộ, công nhân phía đầu cầu Hải Phòng miệt mài làm việc.
Phút giải lao ngắn ngủi trên đỉnh cầu của những người thợ.
Theo Giang Chinh (VNE)
Cao tốc Bắc - Nam: Cần tính tới phương án 10 làn xe
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có ý kiến đề xuất triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam cần giải phóng mặt bằng quy mô 8-10 làn xe để đảm bảo tầm nhìn dài hạn.
Sáng 3.11, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020.
Theo báo cáo, Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành với sự cần thiết đầu tư dự án như lý do đã nêu trong tờ trình của Chính phủ và cho rằng đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước, kết nối trung tâm chính trị thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TP.HCM, đi qua 32 tỉnh, thành.
Kiến nghị đề xuất cặc giải pháp tổng thể đầu tư BOT
Về quy mô đầu tư dự án, nhiều ý kiến đồng ý với đề xuất của Chính phủ theo phương án đầu tư giai đoạn phân kỳ có quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường là 17-25m.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị dự án cần thực hiện theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt có quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường là 24,75m và 6 làn xe với bề rộng nền đường là 32,25m theo mô hình đường cao tốc hoàn chỉnh có làn dừng xe khẩn cấp.
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn
"Ngoài ra, có ý kiến cho rằng cần phải giải phóng mặt bằng theo quy mô 8-10 làn xe để bảo đảm tầm nhìn dài hạn và hiệu quả đầu tư trong tương lai" ông Vũ Hồng Thanh nói và đề nghị Chính phủ làm rõ các vấn đề này.
Về phương án đầu tư, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần thuyết minh chi tiết hơn về căn cứ phân chia các dự án thành phần, khi có dự án chiều dài 115km, nhưng có dự án chỉ 15km hoặc 29km sẽ khó bảo đảm sự đồng bộ về tiến độ hoàn thành đưa vào khai thác.
Mặt khác, các dự án thành phần yêu cầu phải bảo đảm tiêu chí rõ ràng, công khai, minh bạch và phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của dự án, nhất là nguyên tắc xác định giá sử dụng dịch vụ và phương án đặt trạm thu giá sử dụng dịch vụ.
Về hình thức đầu tư, theo tờ trình của Chính phủ, có 11 dự án thành phần được đầu tư trong giai đoạn 2017-2020, trong đó, có 8 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT).
Nhiều đoạn tuyến năm trên cao tốc Bắc - Nam đã đưa vào khai thác. Ảnh: Lê Hiếu.
Tuy nhiên, báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy hình thức đầu tư này còn nhiều hạn chế, bất cập.
Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đề xuất các giải pháp tổng thể xử lý đối với những hạn chế, bất cập đã nêu trong đáo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có phương án hợp lý khi quyết định áp dụng đầu tư hình thức hợp đồng BOT.
Làm rõ việc phân bổ gần 41.000 tỷ nhà nước hỗ trợ
Về nguồn vốn nhà nước bố trí cho dự án, Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội đã bố trí 80.000 tỷ đồng cho dự án quan trọng quốc gia (trong đó bố trí cho dự án chống ngập TP.HCM 10.000 tỷ đồng).
Chính phủ chỉ đề nghị bố trí 55.000 tỷ đồng cho đự án này và 15.000 tỷ đồng còn lại sẽ trình Quốc hội phân bổ cho một số dự án quan trọng, cấp bách khác để duy trì năng lực tối thiểu của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.
Chiều dài các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam: Đồ họa: Văn Chương
Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần làm rõ tiêu chí lựa chọn các dự án sử dụng 15.000 tỷ đồng tại tờ trình và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước, đáp ứng tiêu chí vốn phân bổ cho dự án quan trọng quốc gia.
Về nguồn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng, khoảng 40.850 tỷ đồng, trong đó dự kiến bố trí cho các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT khoảng 27.700 tỷ đồng. Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên tắc phân bổ vốn đối với các dự án thành phần để bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Theo tờ trình của Chính phủ, cao tốc Bắc - Nam dài hơn 2.100 km được đầu tư trong 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư trên 310.000 tỷ đồng.
Theo Thắng Quang (Zing)
Không chỉ định thầu với dự án đường cao tốc Bắc Nam Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trong thông báo kết luận tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành. Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, một trong những đoạn đường thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam...