Cổng trời Pù Luông: Khám phá điểm ‘check-in,’ săn mây siêu hot
Không chỉ nhờ rừng nguyên sinh mà Pù Luông mới có bầu không khí trong lành, mát mẻ như Sapa, mà nơi đây hấp dẫn hơn bởi cảnh quan bốn mùa như 4 bức tranh thiên nhiên quyến rũ và đầy màu sắc.
Du khách thả diều giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Đến Pù Luông (tỉnh Thanh Hóa) để tận hưởng bầu không khí dễ chịu, mát mẻ như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo. Đặc biệt, nơi đây đẹp quanh năm vì mùa nào đến đây cũng là một trải nghiệm đầy mới mẻ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, Thanh Hóa có diện tích hơn 17.600 ha cùng hệ động, thực vật phong phú. Với vẻ đẹp hoang sơ của rừng nhiệt đới, điểm đến này thời gian gần đây là một trong những điểm du lịch Tây Bắc thu hút đông giới trẻ.
Pù Luông nổi tiếng hơn một phần cũng nhờ những hình ảnh thiên nhiên và nhiều khu nghỉ dưỡng được chia sẻ trên mạng, đặc biệt là sự xuất hiện “ Cổng trời Pù Luông” (thôn Báng, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước).
Với tầm nhìn đẹp từ trên cao, bạn có thể bao quát toàn bộ khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; từ điểm “săn mây” cao nhất, chiêm ngưỡng “bức tranh” ruộng bậc thang, ngắm những guồng nước tự nhiên, khu rừng hoa nhiều màu sắc và tiểu cảnh độc đáo.
Mùa đổ nước, ruộng bậc thang lấp loáng như mặt gương soi cả mây trời xanh ngắt. Mùa lúa mới, ruộng bậc thang lại “khoác áo” xanh mướt, đẹp và bình yên. Đến mùa lúa chín, Pù Luông sẽ vàng rực những sườn đồi, đẹp trù phú và thơ mộng. Ngoài ra, nơi đây còn các làng bản tuyệt đẹp của người dân tộc Thái nằm núp bóng dưới các dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất thấp, rừng rậm nhiệt đới…
Một điểm ‘Check-in’ ở Pù Luông. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Video đang HOT
Khám phá, “check-in” cổng trời Pù Luông xong nếu còn sức khỏe khách du lịch có thể leo đỉnh Pù Luông cao trên 1.700m để chiêm ngưỡng trọn vẹn phong cảnh nên thơ của núi rừng, đồng ruộng, thung lũng dưới chân núi và tận hưởng cảm giác chinh phục đỉnh cao.
Đi bộ xuyên Pù Luông từ làng Báng (xã Thành Sơn) đến bản Kho Mường, phần thưởng cho bạn là cảnh quan, địa thế hùng vỹ, hang động với những nhũ đá huyền bí; tiếp đến là bản Kịt, bản Ươi, phố Đoàn, bản Hiêu và có thể thưởng thức dòng nước tươi mát tại thác Hiêu… Bản Đôn (xã Thành Lâm, huyện Bá Thước) cũng là nơi có nhiều ruộng bậc thang với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ.
Đặc biệt, thung lũng rất đỗi nguyên sơ Kho Mường là một trong những bản khó khăn nhất xã Thành Sơn, huyện Bá Thước nhưng lại có tiềm năng lớn về điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng.
Đã ghé bản Kho Mường nhất định không nên bỏ qua hang Kho Mường hay còn gọi là hang Dơi – một nơi bí hiểm dường như bị lãng quên với lối vào hang cheo leo, cây rừng phủ kín. Lối vào hang Dơi chỉ dài hơn 100m nhưng lòng hang rộng tới hơn 2,5 km, nhiều ngóc ngách ăn sâu vào lòng đất và những khối đá vôi sừng sững lâu đời.Quanh Pù Luông còn có những điểm du lịch nổi tiếng như hồ Hòa Bình, bản Lác (Mai Châu), suối Cá Thần Cẩm Lương, Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)… tạo thành tuyến hành trình du lịch hấp dẫn.
Chơi rồi, vậy đến Pù Luông thì ăn gì? Đến đây bạn có thể đặt ăn tại các homestay, nhà nghỉ hoặc nhà dân để thưởng thức các món ăn truyền thống của người Thái và nhiều sản vật đặc biệt chỉ có ở Pù Luông như cá Rốc, vịt Cổ Lũng (Vịt tiến vua), gà ngủ trên cây, lợn rừng, cá suối, rau rừng, cơm lam, rượu cần…
Những guồng nước trên núi. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Để khám phá hết Pù Luông bạn có thể thuê xe máy trải nghiệm những con đường quanh co uốn lượn với hai bên là làng bản, ruộng bậc thang, suối thác, rừng cọ.
Để đến Phù Luông từ Hà Nội, du khách đi theo đường quốc lộ 6 đi Hòa Bình, chọn một trong hai đường qua Lũng Vân hoặc qua bản Lác Mai Châu là tới. Khi về bạn đi theo quốc lộ 15C và quốc lộ 217 về suối cá thần Cẩm Lương, từ đây chạy men theo đường Hồ Chí Minh về đến ngã tư Xuân Mai (quốc lộ 6) về lại Hà Nội hoặc có thể khám phá nơi đây theo lịch trình ngược lại.
Vùng lõi Pù Luông không có nhiều chỗ nghỉ, vào mùa cao điểm du lịch thường hết phòng, nên du khách sớm đặt phòng để có nhiều lựa chọn và giá tốt./.
Lên đại ngàn khám phá thác Bạc Sông Lẫm
Nằm cách trung tâm xã Tả Củ Tỷ gần 6km đường bộ, bản Sông Lẫm là nơi định cư của đồng bào dân tộc Nùng, nằm ven bìa rừng nguyên sinh rộng lớn của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và Sín Mần, Hà Giang. Nơi đây nổi tiếng với dòng thác bạc tựa như 'mái tóc suối' cùng với nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Nùng, bản Sông Lẫm đã và đang trở thành điểm đến mới hấp dẫn.
Thác Sông Lẫm đẹp nhất buổi ban mai, hoàng hôn, đẹp huyền ảo tựa chốn bồng lai tiên cảnh ngắm chị Hằng nga xõa tóc nhân gian.
Trời chạng vạng tối, chúng tôi mới đến được thôn Sông Lẫm (xã Tả Củ Tỷ, Bắc Hà), chỉ có mấy chục nóc nhà nằm chênh vênh giữa lưng chừng núi quanh năm mây phủ. Đồng bào dân tộc Nùng ở bản Sông Lẫm sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng lúa ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ và hái lượm thảo quả trên rừng già. Mới nghe tên thôn Sông Lẫm, ai chưa từng đến ngỡ là làng ven sông nhưng có đến mới biết đây là bản trên đồi núi rừng cao vút. Già làng Lù Văn Quang, 74 tuổi, Bí thư Chi bộ thôn Sông Lẫm cho biết, Sông Lẫm là tiếng gọi địa phương, dịch ra là vùng đất thụt ven núi.
Bản Sông Lẫm quanh năm mờ sương khói, bồng bềnh nơi đỉnh núi đại ngàn.
Người Nùng đã đến đây định cư bao đời nay không ai trong bản còn nhớ chính xác nữa. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa người Nùng đi tìm miền đất mới, khu ở mới, đi mãi chỉ thây thảo nguyên, núi cao không sống được.
Đến một hôm đi đến gần vùng đất này (Tả Củ Tỷ) gặp trời mưa to, nghe một tiếng sấm nổ to trên đỉnh đồi núi, mọi người nhìn lên thấy một thác nước lớn trên trời đổ xuống trắng xóa làm thụt cả một khu đồi, tạo thành một bãi khá bằng phẳng và còn lại một phần thác nước lớn vẫn còn chảy gọi là thác Sông Lẫm hiện nay. Sau đó, người Nùng rủ nhau lên đây định cư.
Trang phục phụ nữ Nùng Dín Sông Lẫm
Ở Sông Lẫm bốn mùa có nước và nhiều nguồn nước, làm ruộng lúa nước tốt hơn trồng ngô nên người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Muốn lên đến được đỉnh thác Sông Lẫm phải có người dẫn đường vì đường lên rất nguy hiểm. Ông Lù Xuân Quang, cho biết thêm ở thôn Sông Lẫm có 4 thác là thác Nậm Khẳm, thác Sông Lẫm, thác Sáp Ong và thác Con Khỉ. Trong đó đẹp và hùng vĩ nhất là thác Sông Lẫm.
Thác Sông Lẫm đẹp nhất vào mùa nước đổ, tức mùa Hạ và mùa Thu, khi có mưa, dòng thác no nước gầm lên vang trời. Thác Sông Lẫm cựa mình trong lòng núi, xuyên qua các cánh rừng già mù sương rồi như lao vụt từ trên trời xuống tạo thành 3 tầng thác, 4 mùa tung bọt trắng xóa. Dưới chân thác có những phiến đá với nhiều hình thù kỳ lạ như các bức tượng điêu khắc, người dân bản trước đây cho rằng đó là các báu vật của trời ban tặng.
Sông Lẫm nổi tiếng là xứa sở chè shan tuyết cổ thụ gần trăm năm tuổi tiếp giáp vùng chè Bản Liền... sản phẩm chè nơi đây đã được HTX Bản Liền liên kết, tiêu thụ, xuất sang thị trường châu Âu...
Trong ánh vàng mùa Hạ, chúng tôi đặt chân đến đỉnh thác Sông Lẫm. Ngọn thác hùng vĩ, đổ thẳng từ trên cao rồi hòa mình vào dòng dòng Nậm Khẳm hiền hòa, uốn lượn giữa đại ngàn. Già làng Lù Văn Quang còn cho biết, trong rừng già Sông Lẫm vẫn còn lợn rừng, khỉ, gấu, nai, gà rừng và nhiều loại chim thú khác, đặc biệt có nhiều cây thảo quả rừng mọc tự nhiên.
Cây thảo quả rừng mọc cả ở bìa rừng, ngay thôn song nhiều ở trong rừng, nhất là khu vực rừng giáp ranh huyện Xín Mần, Hà Giang. Thảo quả rừng giống như thảo quả trồng song, có mùi thơm hơn, vị cay hơn và được giá. Không chỉ có vậy, Sông Lẫm nổi tiếng có chè Shan thơm ngon, còn nhiều cây chè cổ thụ có chất lượng cao. Hiện Sông Lẫm có 25 ha cây chè, trong đó có 10ha cây chè cổ thụ và 15 ha cây chè shan trồng mới đem lại nguồn thu ổn định, xóa nghèo, nâng cao đời sống bà con người dân tộc Nùng địa phương.
Thác Sông Lẫm điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ...
Với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, mấy năm qua vào mùa Hạ và mùa Thu, thác Sông Lẫm đã trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế đến khám phá, trải nghiệm. Hiện nay, chính quyền địa phương đang khảo sát, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thiện tuyến đường du lịch từ trung tâm xã lên Sông Lẫm, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, kêu gọi đầu tư khai thác phục vụ du lịch nhằm đánh thức tiềm năng nơi đại ngàn Sông Lẫm.
Khám phá nét nguyên sơ của hang động Xá Nhè, Tủa Chùa Di tích danh lam thắng cảnh hang động Xá Nhè thuộc Bản Bằng Dề B, xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Nằm cách trung tâm xã Xá Nhè hơn 1km, hang động Xá Nhè ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, được bao bọc giữa khu rừng nguyên sinh và đa dạng sinh học đặc trưng của...