Công trình Viettel (CTR): Quý III/2020 doanh thu đạt 1.549,8 ty đồng, tăng gần 24%
Tổng công ty cổ phần Công trình Viettel (Mã chứng khoán: CTR – UPCoM) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 1.549,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 69,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,7% và 46,3% so với quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 6,6% lên 7,4%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng tới 39,6% lên 115,2 tỷ đồng, trong khi đó các hoạt động khác biến động không lớn. Như vậy, lợi nhuận tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 4.235,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 168,3 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 15,3% và 35,1% so với 9 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 84,6% kế hoạch lợi nhuận năm.
Được biết, trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu là 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 199 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 10% so với thực hiện năm 2019.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2020 dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 510,7 tỷ đồng, thấp hơn 604,2 tỷ đồng cùng kỳ. Trong khi đó, hoạt động đầu tư khi nhận âm 313,3 tỷ đồng, hoạt động tài chính âm 39,2 tỷ đồng. Như vậy, trong kỳ doanh nghiệp tạo ra tiền, dòng tiền này giúp doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông, phục vụ đầu tư mở rộng và gia tăng tiền mặt cuối kỳ.
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản tăng 41,3% lên 3.460,9 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.406,3 tỷ đồng, chiếm 40,6% tổng tài sản; tiền và các khoản tương đương tiền đạt 967,2 tỷ đồng, chiếm 27,9% tổng tài sản; tồn kho đạt 470,9 tỷ đồng, chiếm 13,6% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 383,4 tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng tài sản.
Trong kỳ, lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 19,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 158,2 tỷ đồng lên 967,2 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/10, cổ phiếu CTR tăng 400 đồng lên 47.100 đồng/cổ phiếu.
Công trình Viettel sẽ mở rộng sang xây biệt thự
Doanh nghiệp tập trung xây dựng biệt thự nhờ tốc độ thu hồi vốn nhanh.
Video đang HOT
Công trình Viettel đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tăng 10%, lên 199 tỷ đồng.
Trong phiên thảo luận tại họp ĐHĐCĐ thường niên ngày 6/6 của Tổng CTCP Công trình Quân đội Viettel (UPCoM: CTR), khi được hỏi về việc mở rộng xây dựng ngoài viễn thông, Tổng giám đốc Phạm Đình Trường cho biết: "Về xây dựng dân dụng, Tổng công ty cũng bắt đầu có uy tín trong lĩnh vực này với các đối tác như FLC. Công ty sẽ tập trung xây dựng biệt thự bởi thu hồi vốn nhanh, dù vẫn có giấy phép xây chung cư nhưng năng lực không thể bằng những doanh nghiệp chuyên ngành như Coteccons và tốc độ thu hồi vốn thì chậm hơn".
Chủ tịch HĐQT Dương Quốc Chính cho biết, trước năm 2019, công ty tập trung nguồn lực để phát triển hạ tầng viễn thông. Còn doanh nghiệp đang tiệm cần hoàn thiện các ngành nghề kinh doanh, chủ trương xây dựng các công trình ngoài các dự án của công ty mẹ là tập đoàn Viettel, với lợi thế là nhân lực có mặt trên toàn quốc.
Năm 2020, HĐQT đề ra kế hoạch doanh thu 6.000 tỷ đồng, tăng 18% so thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế 198,7 tỷ đồng, tăng 10%. Tỷ lệ trả cổ tức dự kiến 10-20%. Còn cổ tức năm 2019 tỷ lệ 26,05%, trong đó, chi trả bằng tiền mặt 10% và bằng cổ phiếu 16,05%.
Trong giai đoạn 2020-2025, HĐQT đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng tối thiểu 14%/năm, đến năm 2025 đạt 11.500 tỷ đồng; lợi nhuận tăng trưởng tối thiểu 10%/năm. Doanh thu từ ngoài tập đoàn chiếm trên 30% tổng doanh thu (năm 2019 chỉ là 6,5%). Cổ tức duy trì 10%-20%/năm.
Tại đại hội, cổ đông cũng xem xét thông qua việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch với Viettel do giá trị hợp đồng ước tính không nhỏ hơn 35% tổng tài sản của công ty (1.732 tỷ đồng).
Ngoài ra, công ty dự kiến phát hành ESOP 1,4 triệu cổ phiếu, tương đương 2% số lượng cổ phiếu lưu hành tại thời điểm phát hành (sau khi chia cổ tức cổ phiếu 2019).
HĐQT xin ý kiến cổ đông về việc miễn nhiệm thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát do kết thúc nhiệm kỳ 2015-2020, bầu bổ sung 5 thành viên HĐQT gồm ông Nguyễn Đình Chiến, ông Phạm Đình Trường, ông Nguyễn Tất Trường, bà Nghiêm Phương Nhi, ông Bùi Thế Hùng và 3 Thành viên Ban Kiểm soát gồm ông Ngô Quang Tuệ, ông Phạm Hồng Quân và bà Mai Thị Anh.
Công trình Viettel đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tăng 10%, lên 199 tỷ đồng.
Một số nội dung khác tại phiên thảo luận.
- Trong tài liệu đại hội cổ đông cũ thì kế hoạch cho mảng đầu tư hạ tầng cho thuê thay đổi từ 1.700 tỷ đồng lên 2.550 tỷ đồng, cơ sở nào cho sự thay đổi này? Biên lợi nhuận gộp cho mảng này ước tính bao nhiêu phần trăm?
- Đầu tư hạ tầng cho thuê được xác định là trọng tâm trong mục tiêu 5 năm 2020 - 2025. Trước đây, doanh nghiệp chủ yếu làm dịch vụ nhưng lần đầu tiên chuyển sang đầu tư bởi biên lợi nhuận tốt hơn.
CTR dự kiến mua lại phần hạ tầng từ Tập đoàn Viettel, doanh thu tăng bởi tăng số lượng dự kiến mua. Còn biên lợi nhuận gộp của mảng này ít nhất là gấp đôi so với lãi suất vay ngân hàng.
Doanh thu năm ngoái của mảng đầu tư hạ tầng rất thấp nhưng các năm sau sẽ tăng nhanh vì đầu tư hạ tầng có yếu tố thời gian, thường là từ 6 tháng đến 1 năm.
- Nguồn tiền để nhận hạ tầng từ Tập đoàn?
- Việc mua lại sẽ tiến hành theo lộ trình, dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu, lợi nhuận tích lũy và vốn vay ngân hàng. Công ty sẽ cân đối dòng tiền nhằm đảm bảo ROE và chia cổ tức cho cổ đông. Nếu vay ngân hàng, công ty sẽ vay trung hạn, từ 3-5 năm.
- Tương tự mảng giải pháp tích hợp cũng được đặt kế hoạch tăng thêm, vì sao?
- Mảng giải pháp tích hợp thì doanh nghiệp không đầu tư mà chủ yếu làm dịch vụ, bắt đầu tạo doanh thu từ quý III, IV/2019. Doanh nghiệp tập trung vào mảng năng lượng mặt trời và cơ điện dựa trên kỳ vọng tăng trưởng GDP và Việt Nam trở thành nước phát triển đến năm 2045.
- Thời gian dự kiến chia cổ tức còn lại của năm 2019?
- Công ty dự kiến trả cổ tức nửa đầu quý III.
- Kế hoạch Nhà nước thoái vốn tại doanh nghiệp như thế nào?
- Đây là chủ trương chung của Chính phủ. Tập đoàn Viettel sẽ có lộ trình thực hiện nhưng chưa có thông tin chính thức.
- Công ty dự kiến tần suất phát hành ESOP như thế nào?
- Việc phát hành ESOP căn cứ vào việc sản xuất kinh doanh từng trong giai đoạn, vào những thời điểm cần thiết.
- Chia sẻ về những khó khăn ở thị trường nước ngoài và giải pháp?
- Khó khăn xuất phát từ việc nhận vận hành khai thác của Tập đoàn Viettel ở thị trường nước ngoài dẫn đến những vấn đề pháp lý liên quan đến nhân sự và các tổ chức công đoàn. Điều này khiến hoạt động vận hành chậm hơn lộ trình mong muốn.
- Tại sao công ty không nhận khai thác thị trường TP HCM?
Tập đoàn Viettel muốn nâng cao năng lực xã hội hóa cho các hệ thống hạ tầng viễn thông, tăng tính cạnh tranh thì cần có 2 đơn vị. Còn Tổng công ty vẫn khai thác tốt ở 62 tỉnh thành và cạnh tranh được về giá, chất lượng với công ty kia.
- Lĩnh vực hạ tầng cho thuê có thể thực hiện ở các thị trường như Myanmar được không?
- Công ty vẫn kỳ vọng hướng ra nước ngoài nhưng việc chuyển vốn là rất khó và nhiều rủi ro. CTR tập trung làm tốt ở trong nước, tích lũy kinh nghiệm và nguồn lực. Ở nước ngoài, vận hành khai thác đang hoạt động tốt và là cơ hội để triển khai hạ tầng cho thuê.
Đại hội kết thúc với mọi tờ trình được thông qua.
ĐHCĐ Công trình Viettel (CTR): Tự tin hoàn thành kế hoạch năm 2020, hoạt động quý 2 tăng trưởng tích cực bất chấp Covid-19 TGĐ Phạm Đình Trường cho biết mảng hạ tầng cho thuê mà CTR đang tập trung triển khai có biên lợi nhuận ít nhất cao gấp đôi lãi suất đi vay ngân hàng, tốt hơn nhiều so với việc làm dịch vụ và sẽ tăng mạnh theo từng năm. Ngày 6/6 đã diễn ra ĐHCĐ thường niên năm 2020 của Tổng CTCP Công...