Công trình đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại bị vạch hàng loạt lỗi
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng vừa chỉ ra hàng loạt các tồn tại về tiến độ dự án, thi công, chất lượng công trình và công tác đảm bảo an toàn lao động tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông.
Theo kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, đến nay, các nhà thầu đã thi công hoàn thành 419/419 trụ cầu thuộc các khu gian và 122/122 trụ cầu tại các nhà ga; 12 nhà ga đang được thi công trong đó 05 nhà ga đang thi công các hạng mục kết cấu khung thép; hoàn thành đúc 806 phiến dầm hộp giản đơn và tổ chức thi công lắp dựng 758 phiến.
Ngoài ra, công tác xử lý nền đất yếu tại khu vực Depot đã cơ bản hoàn thành, hiện tại các nhà thầu đang tập trung triển khai thi công nhà điều hành, xưởng vận dụng, trung tâm duy tu… Công tác mua sắm, cung cấp thiết bị và đảo tạo nhân lực quản lý vận hành đang được thực hiện.
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước vừa chỉ ra hàng loạt bất cập tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông
“Nhìn chung, tiến độ thi công các hạng mục công trình đã có chuyển biến. Tuy nhiên, tiến độ tổng thể vẫn còn chậm, nhất là các hạng mục công trình nhà ga trên tuyến, khu Depot, công tác đấu thầu mua sắm thiết bị”, đại diện Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nhìn nhận.
Video đang HOT
Ngoài ra, cũng qua kiểm tra hiện trường cho thấy, các hạng mục công trình đang được thi công như các trụ cầu, kết cấu bê tông, kết cấu khung dầm thép của các nhà ga trên tuyến, hệ nhà điều hành trung tâm cơ bản đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế và các quy định kỹ thuật.
Song, phía Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng chỉ ra một số tồn như tại nhà ga Cát Linh việc chống gỉ cho cốt thép chưa được chú trọng, khu vực để cốt thép chưa gia công tại một số vị trí chưa được che phủ và đã có hiện tượng gỉ sét.
Chất lượng ván khuôn tại một số vị trí mép cột, mép dầm chưa tốt nên bê tông bị rỗ do mất nước. Một số nhà ga khác trên tuyến do thời gian thi công kéo dài nên nhiều cốt thép chờ bị gỉ do biện pháp bảo vệ chưa tốt…
Bên cạnh đó, hồ sơ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động lần đầu của một số đơn vị nhà thầu được lập chưa tuân thủ; chưa đầy đủ hồ sơ theo dõi nhân lực, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định.
Đặc biệt, tại ga Cát Linh, nhà thầu còn bố trí công nhân sinh hoạt tạm trú dưới tầng hầm và đi lại dưới khu vực chưa có mái cứng che chắn; phế thải tại ga Thanh Xuân 3 chưa được thanh thải; thiếu biển cảnh báo, rào ngăn, biện pháp đảm bảo an toàn điện và lối đi lại cho người lao động tại khi vực Depot.
Tại công trường các nhà ga trên tuyến còn bố trí thiếu các thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công xây dựng theo quy định…
Theo_An ninh thủ đô
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc chậm trễ trong dàn xếp 250 triệu USD
Cho đến thời điểm này, việc bổ sung 250 triệu USD cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa được phía Trung Quốc thu xếp.
Trong nhiều tháng nay, các nhà thầu phụ Việt Nam đã phải tự ứng vốn để thi công các hạng mục nằm trong tổng thể dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Số tiền này đúng ra tổng thầu EPC Trung Quốc phải thu xếp, nhưng có những thời điểm họ đã nợ tới hơn 400 tỷ đồng.
Dự án đang đứng trước nguy cơ còn khó khăn hơn nếu như phía tổng thầu Trung Quốc chậm trễ trong dàn xếp nguồn vốn bổ sung 250 triệu USD cho dự án.
Hiện Bộ GTVT đã trình Chính phủ và thống nhất với tổng thầu trong điều kiện nguồn vốn bổ sung cho dự án bị chậm thì sẽ cho phép các nhà thầu trong nước vay vốn của các ngân hàng thương mại với điều kiện tổng thầu sẽ chịu lãi suất. Tất cả những biện pháp này nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
Cho đến thời điểm này, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành được trên 85% khối lượng tổng thể. Theo kế hoạch đã công bố, đến cuối năm nay, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành việc xây lắp và đưa vào khai thác từ giữa năm 2017. Và để đạt được mục tiêu này, Bộ GTVT đã đẩy mạnh việc sớm ký kết hợp đồng chính thức để sớm hoàn tất việc vay nguồn vốn bổ sung.
Việc phải bổ sung 250 triệu USD cho tổng thầu EPC Trung Quốc bắt nguồn phần lớn từ việc tăng giá trị xây lắp, chuyển giao công nghệ, điều chỉnh vật liệu tàu và công tác đào tạo vận hành.
Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, mức vốn bổ sung lẽ ra sẽ không tăng nhiều nếu việc khi ký hợp đồng EPC không quá chú trọng vào việc đấu giá. Tức là chủ đầu tư quá ưu tiên mức giá rẻ nhất mà thiếu quan tâm đến các phát sinh kỹ thuật.
Cho đến thời điểm này, tổng mức đầu tư của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã tăng thêm hơn 300 triệu USD. Tuy nhiên, đây chưa chắc đã là con số phát sinh cuối cùng.
Trước thực tế của dự án này, Bộ Tài chính mới đây đã kiến nghị Bộ GTVT rà soát và tính toán lại kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi có ràng buộc của Trung Quốc cho các dự án như cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Trà Lĩnh - Đồng Đăng, nhằm tránh xảy ra những tình trạng đội vốn tương tự.
Theo_VTV
Lo ngại an toàn trên hai tuyến đường sắt đô thị Hà Nội Không có biển cảnh báo, rào dựng ẩu, công nhân hàn xì để rơi tàn lửa xuống đường... là những vấn đề trên công trường thi công hai dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Trong buổi tọa đàm về tiến độ các công trình đường sắt đô thị ngày 31/3, thượng tá Nguyễn Văn Tòng - Phó Phòng CSGT Hà Nội,...