Công Thương gợi ý Tài chính cách tính thuế xăng dầu
Cho rằng thời gian điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu 10 ngày mỗi lần là “dày đặc” ảnh hưởng đến doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyên Bộ Tài chính nên thận trọng trong việc xây dựng barem thuế.
Bộ Công Thương vừa có ý kiến về phương án xây dựng barem thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng xăng dầu. Trước đó, Bộ Tài chính đã soạn thảo một barem thuế nhập khẩu xăng dầu mới theo hướng có 5 bậc thuế tương ứng với 5 khung giá xăng dầu thế giới thành phẩm tại Singapore. Bước giãn cách về giá giữa hai bậc thuế là 20 USD mỗi thùng. Thời gian điều chỉnh thuế giữa 2 lần liên tiếp là 10 ngày.
Bộ Công Thương khuyên Bộ Tài chính thận trọng trong việc xây dựng barem thuế nhập khẩu xăng dầu. Ảnh: Anh Quân.
Video đang HOT
Đồng tình với Bộ Tài chính về việc xây dựng barem dựa vào giá xăng dầu thành phẩm thay vì vào giá dầu thô, song Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc bước giãn cách về giá giữa hai bậc thuế 20 USD. Bộ Tài chính không nên đồng nhất bước giãn cách đó cho tất cả 4 mặt hàng xăng dầu, vì giá thế giới và đơn vị đo lượng, tính giá của từng mặt hàng là khác nhau.
Bộ Công Thương giải thích, xu hướng giá sản phẩm xăng dầu thế giới sẽ ngày càng tăng cao, do đó, bước giãn cách về giá xăng dầu thế giới giữa 2 bậc thuế chỉ ở mức 20 USD là ngắn. Cụ thể, so với giá xăng dầu ngày 10/1/2010, thời điểm barem thuế nhập khẩu xăng dầu có hiệu lực thì đến nay, giá bình quân xăng thành phẩm A92 trên thế giới đã tăng tới 34,5 USD mỗi thùng. Nếu so với năm 2009 giá xăng A92 thế giới cũng đã tăng tới 52,7 USD mỗi thùng.
Ngoài ra, nếu điều hành thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu với tần suất 10 ngàymỗi lần như dự thảo thì doanh nghiệp hoàn toàn bị động trong khâu chuẩn bị nguồn hàng, tính toán hiệu quả kinh doanh. Giá trong nước bị tác động mạnh không chỉ vì sự biến động giá rẻ thế giới mà cả vào tần suất điều chỉnh thuế nhập khẩu. Do đó, việc điều chỉnh thuế liên tục, tần suất dày như vậy cũng sẽ làm giảm tính ổn định của chính sách trong điều hành thị trường xăng dầu.
Bộ Công Thương cho rằng, do biến động khó lường của giá xăng dầu thế giới cùng với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc nên việc áp dụng tính thuế nhập khẩu xăng dầu theo barem không đạt như kết quả mong muốn. Do đó, Bộ Công Thương khuyên Bộ Tài chính nên cân nhắc thận trọng khi ban hành áp dụng thuế nhập khẩu xăng dầu theo barem.
Trong trường hợp Bộ Tài chính thấy cần thiết áp dụng và xây dựng khung barem mới, Bộ Công Thương đề xuất, việc xây dựng barem nên căn cứ vào dự toán ngân sách hằng năm được Quốc hội giao, căn cứ vào dự báo giá xăng dầu thế giới và xây dựng các mức thuế suất cần áp dụng.
Theo VNE
Thí điểm cho DN tự kê khai trước tiền thuế nhập khẩu
Ngày 26.12, ông Nguyễn Hữu Nghiệp - Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho biết Bộ Tài chính vừa giao cho đơn vị này thí điểm việc doanh nghiệp tự phân loại và xác định trước giá trị thuế phải đóng đối với hàng hóa nhập khẩu. Dự kiến việc thí điểm này sẽ áp dụng vào đầu năm 2013.
Theo ông Nghiệp, việc xác định giá trị thuế trước khi nhập khẩu hàng đã được nhiều quốc gia áp dụng, nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.
Công đoạn này sẽ tiết kiệm thời gian và giúp doanh nghiệp ít phải dây dưa nợ thuế. Ngoài ra, ngân hàng cũng dễ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp hơn.
Xác định trước tiền thuế sẽ tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp - Ảnh: T.Hằng
Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc xác định trước tiền thuế đòi hỏi doanh nghiệp phải khai báo trung thực số hàng nhập khẩu và số tiền thuế phải đóng.
Theo TNO
Thuế nhập khẩu xăng dầu có thể lên mức 40% Đối với mặt hàng xăng, khi giá lên 130 USD/thùng thì Nhà nước sẽ áp mức thuế 7%, còn nếu giá ở mức dưới 70 USD thì sẽ chịu thuế ở mức tối đa là 40%. Thời gian giữa hai lần điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu tối thiểu là 10 ngày. Bộ Tài chính đang lấy ý...