Công thức làm 3 món chay cúng Rằm tháng Giêng vừa đơn giản lại đẹp mắt
Mâm cỗ cúng trong các dịp lễ Tết, ngày rằm vô cùng quan trọng. Vì vậy, chỉ với 3 món ngon dễ làm dưới đây sẽ giúp mâm cúng thêm thịnh soạn và bày biện đẹp mắt hơn.
Nguyên liệu làm chả giò chay
Bánh tráng, cà rốt, đậu đũa, sắn, táo, bắp cải, củ susu, nước sốt, đường, dầu, bột canh, mì chính, hạt nêm, hạt tiêu.
Ảnh minh họa
Các nguyên liệu bạn rửa sạch, cắt miếng cà rốt, sắn, táo, bắp cải, susu rồi thái sợi chỉ. Bỏ nguyên liệu vào trong nồi rồi thêm gia vị vào nêm nếm vừa dùng, trộn lẫn đều tay.
Trải vỏ bánh ra khay lớn rồi cho nhân vào cuộn tròn lại, gói kỹ 2 đầu để khỏi bong ra. Làm hết nguyên liệu thì bắt đầu cho chả giò vào trong chảo dầu sôi rán vàng lên, xong thì bỏ ra rổ bọc giấy báo cho thấm dầu. Sau đó bày ra đĩa, rắc thêm vài cọng rau mùi trang trí bên trên.
Canh nấm đậu phụ rong biển
Nguyên liệu chuẩn bị
Rong biển, đậu phụ, nấm rơm, củ cải trắng, cà rốt, hành lá, ngò. Gia vị gồm hạt nêm, mì chính, bột canh, hạt tiêu.
Ảnh minh họa
Cách làm canh nấm đậu phụ rong biển
Các loại rau củ quả sẽ rửa sạch, gọt vỏ cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Bắc chảo lên bếp cho chút dầu ăn, thái hành củ vào phi thơm. Bỏ rau củ quả vào xào đều tay được một lúc thì cho thêm nước sạch vào đun cho chín mềm. Thêm gia vị nêm nếm vừa miệng.
Video đang HOT
Cho nấm, rong biển vào, tiếp đến đậu phụ thái miếng vuông nấu một lát nữa. Thấy nước sôi sình sịch thì dừng lại tắt bếp bắc ra cho thêm hạt tiêu, hành là rồi đổ vào bát tô to.
Đậu phụ nhồi nấm
Nguyên liệu chuẩn bị
Đậu phụ, nấm mèo, nấm đông cô, cà rốt, hành lá, nước tương, hạt nêm, bột canh, mì chính, bột bắp, đường.
Ảnh minh họa
Cách làm đậu phụ nhồi nấm
Đầu tiên làm nước sốt thì cho hành củ thái lát vào phi thơm trên chảo dầu, cho bột ngô pha nước vào khuấy đều thành nước sền sệt. Cho nước tương, hạt nêm đảo tiếp.
Bạn cắt đậu hũ thành miếng tách phần giữa để nhồi nguyên liệu đã băm nhỏ gồm các loại nấm chuẩn bị sẵn. Chiên vàng đậu hủ nhồi lên 2 mặt rồi dưới nước sốt lên trên nấu cùng một lúc. Nấu chín xong thì bắc ra đổ vào bát rắc chút hành lá lên trên là xong.
Tuyệt chiêu đồ xôi ngũ sắc 1 lần đủ 5 màu đẹp mắt cúng Rằm tháng Giêng
Đĩa xôi ngũ sắc bắt mắt, thơm mùi nếp quyện với nước cốt dừa là món ăn đặc biệt phù hợp thắp hương Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) để cầu mong một năm mới luôn rực rỡ, đủ đầy và may mắn.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc:
- Gạo nếp: 600g
- Hoa đậu biếc: 1 nắm (khoảng 20 bông);
- Bột trà xanh: 1 thìa cà phê (tầm 3-5g)
- Lá cẩm tím: 1 bó;
- Bột hoa dành dành: 1-2 thìa cà phê
- Gấc: 100g (khoảng 10 hạt gấc còn phủ kín cùi đỏ).
- Nước cốt dừa: 150ml
- Muối trắng: 2g
- Dụng cụ: Xửng hấp xôi hoặc nồi cơm điện kèm theo vỉ hấp, bìa cứng hoặc giấy bạc
CÁCH LÀM:
Bước 1: Tạo màu tự nhiên để ngâm xôi
Hoa đậu biếc hãm với khoảng 100ml nước sôi được màu xanh biển.
Bột trà xanh pha với 100ml nước lã được màu xanh lá. Bột trà xanh lên màu xanh lá rất đẹp, không bị mất màu như lá nếp.
Lá cẩm cắt nhỏ, đun kĩ với 200ml nước lã (đun tầm 15-20 phút) lọc lấy nước cốt màu tím;
Bột hoa dành dành hãm với 100ml nước sôi để được màu vàng.
Gấc bóp kĩ bỏ hạt, lấy phần bột gấc để tạo màu đỏ cam.
Bước 2: Ngâm gạo nếp với nước màu
Gạo nếp vo sạch, chia thành 6 phần: 4 phần gạo ngâm riêng rẽ với 4 loại nước màu (đậu biếc, trà xanh, dành dành, cẩm tím), thêm 1 chút xíu muối trong 6-8 tiếng, sau đó vớt ra để ráo.
2 phần gạo khác ngâm 6-8 tiếng, sau đó 1 phần để nguyên màu trắng, 1 phần bóp kĩ với gấc để bột gấc bám đều vào gạo.
Gạo trước khi đồ thành xôi
Bước 3: Đồ xôi
Đổ nước vào nồi, cho vỉ hấp vào, để các tấm bìa cứng (hoặc giấy bạc) chia vỉ hấp thành 6 ngăn, đợi nước sôi thì cho các màu gạo vào từng ngăn riêng rẽ, rưới vào mỗi màu gạo 3 thìa cà phê (15ml) nước cốt dừa. Đảo nhẹ tay để các ngăn không bị xô lệch vào nhau.
Sau khoảng 25-30 phút mở vung nồi, lấy hạt xôi ra bóp nhẹ thấy mềm là xôi đã chín, rưới nốt chỗ nước cốt dừa còn lại vào từng ngăn xôi, đảo nhẹ tay để cốt dừa thấm đều. Đậy vung để thêm 5 phút thì tắp bếp.
Riêng phần xôi gấc các bạn trộn thêm 1 thìa đường (khoảng 20g hoặc hơn nếu thích ăn ngọt) sau đó rưới thêm 1 thìa dầu ăn hoặc mỡ gà để xôi ngậy hơn.
Xôi sau khi đồ chín
Bước 4: Trình bày
Xới xôi ra đĩa riêng từng màu hoặc trộn lẫn các màu với nhau cũng được.
Nếu nhà bạn đang có mít chín, các bạn có thể bày xôi lên trên múi mít đã được cắt đôi, bỏ hạt, rắc ít cơm dừa nạo sợi lên trên là có thêm món xôi mít hấp dẫn.
Chúc các bạn làm món xôi ngũ sắc thành công!
Mẹo luộc gà cúng Rằm tháng Giêng vàng ươm, mềm dai ngọt thịt Gà cúng là một thức đồ không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ của người Việt, đặc biệt lễ Tết và ngày rằm. Muốn làm gà cúng đơn giản mà đẹp mắt thì hãy lưu lại bí quyết dưới đây. Nguyên liệu chuẩn bị luộc gà c Gà trống: 1 con (khoảng 1.5 - 2 kg) mổ sẵn Mỡ gà: 100 gram Gia...