Công thức Kiatisuk cho tuyển Việt Nam?
Những công thức Kiatisuk Senamuang áp dụng ở HAGL có thể cung cấp cho tuyển Việt Nam của ông Park Hang-seo các giải pháp chiến thuật mới tại vòng loại World Cup.
Thành công rực rỡ của HAGL, sự sa sút của CLB Hà Nội cùng chấn thương của hàng loạt tuyển thủ quốc gia sẽ tác động không nhỏ tới tình hình nhân sự của tuyển Việt Nam. Đó là cơ hội cho những cầu thủ HAGL xác lập vị trí mới, cũng là cơ hội cho những chiến thuật của đội bóng này xuất hiện tại đội tuyển Việt Nam.
Cách Kiatisuk bố trí Công Phượng chơi lùi sâu có thể là lời gợi ý cho ông Park tại tuyển Việt Nam. Ảnh: Minh Chiến.
Bắt đầu từ năm 2015 với tuyển U23, từ năm 2016 với tuyển quốc gia, quân HAGL đã xác lập ảnh hưởng đậm nét. Họ tiếp tục để lại nhiều dấu ấn lớn trong giai đoạn đầu của HLV Park Hang-seo ở tuyển Việt Nam. Điều đó nhiều khả năng lặp lại tại vòng loại World Cup vào tháng 6.
Trước thềm cuộc đối đầu Indonesia, tuyển Việt Nam chắc chắn mất Đỗ Hùng Dũng, Đoàn Văn Hậu (chấn thương) và Nguyễn Trọng Hoàng (thẻ phạt). 3 vị trí ấy tương ứng với những ngôi sao HAGL đang tỏa sáng tại V.League là Lương Xuân Trường, Nguyễn Phong Hồng Duy và Vũ Văn Thanh.
HAGL mới lọt lưới 6 bàn, thua một trận, đã đứng vững trước những hàng công mạnh của CLB Viettel, TP.HCM hay Hà Nội. Điều thú vị là HAGL làm điều đó chỉ với cặp tiền vệ trung tâm có xu hướng tấn công Xuân Trường, Trần Minh Vương. Nhiều trận đã qua, đội bóng phố núi không có một tiền vệ thủ thực thụ trong đội hình xuất phát. Họ vẫn sở hữu Triệu Việt Hưng nhưng anh chỉ là phương án dự bị.
Cách bố trí đó của Kiatisuk có thể mang tới giải pháp mới cho HLV Park Hang-seo, nhất là khi tuyển Việt Nam ra sân với mục tiêu phải thắng như trước Indonesia tháng 6 tới.
Ở tuyến trên, cách Kiatisuk sử dụng Công Phượng cũng là một gợi ý khác. Nhân sự trên hàng công đội tuyển đang tương đối dồi dào, hầu hết đạt phong độ cao như Nguyễn Tiến Linh, Phan Văn Đức, Văn Toàn… Cách Kiatisuk kéo Công Phượng lùi sâu xuống hàng tiền vệ sẽ giúp ông Park tăng thêm số cầu thủ tấn công trong trường hợp cần thiết.
Video đang HOT
HLV Park Hang-seo theo dõi một trận đấu của HAGL tại Pleiku. Ảnh: Quang Thịnh.
Trong quá khứ, luôn xuất hiện sự giao thoa chiến thuật giữa đội tuyển Việt Nam và cấp CLB. Ví dụ đáng chú ý gần đây là việc Đỗ Duy Mạnh được thử nghiệm đá trung vệ tại AFC Cup tháng 3/2017 trước khi đảm nhận vai trò tương tự ở U23 trong chiến dịch Thường Châu. Một số thay đổi tương tự như Phạm Đức Huy ở trung tâm hàng tiền vệ hay Nguyễn Quang Hải dạt biên phải cũng đã được tuyển Việt Nam và đội Hà Nội cùng nhau áp dụng.
Tiền đề cho HLV Park càng rõ ràng hơn bởi HAGL cũng vận hành sơ đồ 3 trung vệ giống tuyển Việt Nam. Cách sắp xếp 3 trung vệ, cách lên xuống của 2 hậu vệ biên, bố trí đôi tiền vệ trung tâm, hàng công 3 người với một trung phong cắm, mọi thứ ở HAGL đang vận hành khá giống tuyển Việt Nam. Điều đó sẽ giúp cầu thủ HAGL dễ thích ứng ở đội tuyển, giúp chiến thuật của Kiatisuk dễ ứng dụng với ông Park.
Lịch sử V.League đã nhiều lần chứng kiến cấp CLB tạo ảnh hưởng lên đội tuyển cả về phương diện chiến thuật và con người như Thể Công cuối thế kỷ trước, Đồng Tâm Long An trong thời kỳ Henrique Calisto, CLB Hà Nội dưới thời Phan Thanh Hùng… HAGL có thể trở thành đội bóng kế tiếp làm được điều đó.
Công Phượng cứu sự nghiệp Hữu Tuấn
Công Phượng mở ra cho Hữu Tuấn cánh cửa khác trong sự nghiệp của trung vệ người Đà Nẵng khi anh phải rời CLB TP.HCM.
Nguyễn Hữu Tuấn bây giờ là chốt chặn đáng tin cậy trên con đường chinh phục V.League 2021 của thầy trò Kiatisuk Senamuang. Trung vệ sinh năm 1992 đang có những tháng đẹp đẽ ở phố núi, giống như giai đoạn anh từng thể hiện ở CLB TP.HCM cách đây 2 năm để được ông Park Hang-seo gọi lên tuyển Việt Nam.
Và cũng chính ở CLB TP.HCM, mọi thứ thay đổi với Hữu Tuấn. Từ một trụ cột, tuyển thủ quốc gia cho đến cầu thủ bị thanh lý sớm khi vừa gia hạn hợp đồng. Bước ngoặt tưởng chừng như đẩy chàng trai Đà Nẵng vào đường cùng, nhưng lại mở ra cho Tuấn cánh cửa khác.
Cú sốc sự nghiệp
Hữu Tuấn cũng không nghĩ được rằng vì 2 trận đi đá phủi mà mình bị thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, HLV Chung Hae-seong vốn coi kỷ luật là sức mạnh. Ông cho cậu học trò cưng cơ hội sửa sai, nhưng không thể để tình trạng tự ý đá phủi tái diễn trong nội bộ đội bóng.
Sau sự việc đó, CLB TP.HCM có hẳn phụ lục về việc đá phủi được đính kèm trong các hợp đồng cầu thủ. Hữu Tuấn là bài học điển hình. Anh từng là công thần trong con đường trở thành á quân của CLB TP.HCM, nhưng cũng không thể là ngoại lệ. Đội bóng chấp nhận thiệt thòi khi bỏ một tuyển thủ quốc gia.
Hữu Tuấn (trái) từng là trụ cột ở CLB TP.HCM trước khi gia nhập CLB HAGL theo cách không thể ngờ. Ảnh: Quang Thịnh.
Hữu Tuấn được lãnh đạo đội bóng cơ cấu trở thành hạt nhân của CLB TP.HCM cho tương lai. Anh gia hạn hợp đồng thêm 2 năm vào tháng 7/2020. Những đãi ngộ về tài chính ở đội bóng đại gia của V.League là không cần bàn cãi, nhưng vấp ngã đó là bài học khó quên với cầu thủ 29 tuổi.
CLB TP.HCM là nơi mà Hữu Tuấn gắn bó đến 9 năm trong sự nghiệp quần đùi áo số. Anh trưởng thành với CLB Đà Nẵng, nhưng rời đi vào năm 2011 sau 7 mùa giải. Những năm lăn lộn cùng đội bóng TP.HCM tại giải hạng Nhất của Hữu Tuấn được đền đáp khi họ lên hạng ở mùa giải 2016.
Anh là một trong số ít cầu thủ được giữ lại khi V.League 2017 khai cuộc. Trong 3 mùa đầu tiên, Hữu Tuấn chơi gần như trọn vẹn với trung bình 23 trận. Anh luôn là lựa chọn trong đội hình của 4 đợi HLV ngoại ở CLB TP.HCM, từ Alian Fiard, Toshiya Miura cho đến Chung Hae-seong, nhưng tất cả là quá khứ.
Tháng 11/2020, không ai nghĩ Hữu Tuấn rời đi lúc đó. Mùa giải 2021 sẽ bắt đầu sớm, các đội đều đang ráo riết chuẩn bị nhân sự. Hơn nữa, việc đội bóng thanh lý một tuyển thủ chất lượng lúc đó là cú sốc. Bản thân Hữu Tuấn cũng không biết mình sẽ đi đâu, về đâu.
Khi thấy Hữu Tuấn tỏa sáng trong màu áo HAGL ở mùa giải này, nhiều người vẫn tự hỏi vì sao anh lại chơi hay như vậy. Kiatitusk đã "hồi sinh" một trung vệ thép của bóng đá Việt Nam trong sơ đồ 3 trung vệ. Hữu Tuấn đá lệch trái, Kim Dong-su ở giữa và Damir Memovic thi đấu lệch phải. HAGL có bức tường kiên cố.
Hữu Tuấn và Công Phượng có tình bạn đặc biệt mà nó giúp trung vệ người Đà Nẵng vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Ảnh: Quang Thịnh.
Công Phượng lên tiếng
Hữu Tuấn gia nhập HAGL trước khi Kiatisuk đến Việt Nam. Người mở ra cơ hội cho bước đi ấy chính là Công Phượng, đồng đội cũ của Hữu Tuấn ở CLB TP.HCM trong nửa mùa giải 2020. Định mệnh giúp cả hai bén duyên và cũng chính nó tạo ra bước ngoặt của trung vệ sinh năm 1992.
4 ngày sau khi nhận giấy thanh lý, Hữu Tuấn nhanh chóng đạt được thỏa thuận với HAGL. Trong khoảnh khắc bơ vơ nhất sự nghiệp, lời tư vấn của Công Phượng giúp Hữu Tuấn quyết định mà không cần suy nghĩ. Đúng người, đúng thời điểm khi HAGL muốn xây hàng phòng ngự trước khi Kiatisuk tiếp quản CLB.
Hữu Tuấn lớn tuổi hơn Công Phượng, nhưng có nhiều thứ mà anh phải học ở đàn em. Công Phượng thi đấu ở nước ngoài nhiều và có những chia sẻ hữu ích khi trở về. Quãng thời gian nửa năm chơi bóng cùng nhau giúp cả hai hiểu điểm mạnh, điểm yếu của nhau như thế nào, đủ hiểu để giúp đỡ nhau.
Vẻ ngoài bặm trợn, nhiều hình xăm, chơi máu lửa trong sân, nhưng Hữu Tuấn lại khá khờ khạo. Còn Công Phượng nhiều lúc vào bóng quá non, dễ ăn đòn của các hậu vệ, nhưng bên ngoài sân cỏ, anh lại là con người nhanh nhạy. Không dễ cho HAGL có thể bổ sung hậu vệ chất lượng như Tuấn mà không vấp phải rào cản nào.
Công Phượng còn làm nhiều hơn thế, anh như chiếc cầu nối khi Tuấn dọn đồ lên Pleiku. Tình bạn xuất phát từ CLB TP.HCM được cả hai duy trì khi tái ngộ ở HAGL. Có sự hòa nhập nhanh một cách ngạc nhiên trong lối chơi và sinh hoạt ở đội bóng như vậy là nhờ Công Phượng. Anh cũng giúp Kiatisuk hiểu hơn về con người của Hữu Tuấn.
Hữu Tuấn bây giờ tập trung cho sự nghiệp và gia đình ở Pleiku. Ảnh: Lê Minh.
Hữu Tuấn vẫn có sai lầm. Đó là sai lầm "chết người" trong ngày Kiatisuk ra mắt V.League trên sân Thống Nhất trước CLB Sài Gòn. Pha xử lý hỏng của anh giúp Đỗ Merlo biến thành bàn thắng duy nhất của trận đấu. Đó cũng là thất bại duy nhất của HAGL sau 10 vòng, và Hữu Tuấn chơi không thiếu phút nào trong 900 phút.
Tân binh HAGL có chuyên môn tốt, nhưng không phải lúc nào anh cũng duy trì được điều đó, để giữ đôi chân một cá nhân dưới mặt đất cần tập thể đồng lòng. Điều này không chỉ cần một mình Công Phượng mà là cả một tập thể HAGL. Hữu Tuấn từng có năm 2019 bùng nổ, nhưng cũng đánh mất mình một năm sau đó bằng màn trình diễn kém dần.
Đó là lý do vì sao anh mất suất tập trung đội tuyển vào tháng 12/2020. Và bây giờ dù chơi rất hay trong sơ đồ sở trường của HLV Park Hang-seo ở HAGL, Tuấn vẫn không có tên. Tuy nhiên, những người hiểu Tuấn cho rằng như vậy sẽ tốt hơn cho trung vệ người Đà Nẵng, còn Tuấn nghĩ sao thì chỉ anh mới hiểu.
'Ở thời của tôi, HAGL không phải CLB đáng sợ' Viết cho Zing, cựu trung vệ Alvaro Silva của CLB Hà Nội nhận định giá trị của những cầu thủ giàu kinh nghiệm như Văn Quyết, Thành Lương sẽ quan trọng ở cuộc đối đầu với HAGL. HAGL là đội bóng đặc biệt. Tôi nhớ đó là tập thể gồm nhiều cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Đội bóng này còn sở hữu...