Công thức đóng “phế” và những cuộc “thư hùng” giành… địa bàn
Ít ai biết rằng, thế giới ngầm của các hàng quán đang tồn tại hàng ngày trong các khu đô thị luôn nóng và đầy biến động. Muốn tồn tại, các “ông chủ” phải tuân thủ “luật chơi” do giới bảo kê đưa ra.
Có được chỗ “ngon” không dễ!
Để có cái nhìn toàn cảnh nhất về cuộc xâm chiếm các khu đô thị, PV bản báo đã phải cất công tìm hiểu và thâm nhập vào tận cùng của nó.
Trong vai một “ông chủ” đang cần tìm một vị trí “đẹp” để bán thịt xiên nướng, khi tiếp cận từ các chủ quán cùng chủng loại, PV không khỏi ngỡ ngàng khi biết rằng, để có được một “chỗ ngồi yên thân”, nhiều người đã phải đánh đổi không chỉ là tiền mà còn là máu.
Quán nước chiếm dụng vỉa hè ở khu đô thị Văn Quán (Hà Đông).
Có mặt tại quán bán trà đá ở khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính (Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội), bà chủ nom vẻ béo tốt, nhưng nước da đen nhẻm, đôi tay thoăn thoắt khoắng mấy cái cốc trong chậu nước, thì thào kể cho chúng tôi nghe về địa điểm mà bà giành giật mãi mới có được.
Bà cho biết: “Khu này mới mở nên khách vào ra nườm nượp. Rồi công nhân làm ở mấy khu gần đó đi về thường phải ghé qua đây, nên chỗ này đắt khách lắm. Tôi cũng có “quen biết” và tranh giành với mấy tay chủ trước đến sứt đầu, mẻ trán mới được ngồi đây. Nhưng cũng chỉ trong phạm vi 5 – 10m2, ngoài chỗ đó là của hàng khác rồi”.
Chỗ bà “được” ngồi, theo quan sát của PV chỉ khoảng 5m2, đủ kê 1 cái bàn và 4 cái ghế nhựa con con.
Chúng tôi thắc mắc về đoạn vỉa hè trống trải, muốn nhờ bà “kiếm giùm” cho một suất thì bà này khoát tay, nói: “Chú nhầm rồi, nhìn trống trơn thế đấy nhưng đã có chủ hết, chưa đến giờ nên họ chưa dọn hàng ra thôi. Chú cứ ngồi đây khoảng nửa tiếng nữa, khu này gần như kín bưng. Bây giờ kiếm một chỗ để bán ở đây là không thể”, bà chủ quán vừa nói vừa tỏ vẻ kiêu căng ra mặt.
Quá trình tìm hiểu, PV được biết thêm, trong các tòa chung cư thường được các chủ đầu tư bố trí các tầng thấp thành những ki-ốt nhỏ cho thuê. Tuy nhiên, có một điểm chung là những cửa hàng ở tầng 1, ngoài không gian được thuê, còn có thể lấn thêm những khoảng sân trước đó để trưng bày bàn, ghế, ô dù, thậm chí là căng cả biển quảng cáo.
Chủ quán cà phê ở khu đô thị Mễ Trì Hạ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bật mí: “Ban đầu em thuê chỗ này để bán cà phê nên dùng đoạn vỉa hè ngay trước cửa hàng làm chỗ để xe cho khách. Hai hôm sau dân phường đi qua, bắt bọn em phải đem xe đi gửi. Bọn em định cứng đầu nhưng rồi họ dọa sẽ phạt tiền nên mỗi khi khách đến, bọn em lại phải cho nhân viên dắt xe đi.
Video đang HOT
Lâu dần, bọn em mất hết khách. Đang loay hoay không biết làm sao thì hôm sau có một chị trung tuổi đem kê hẳn cái bàn bán trà đá án ngữ ngay trước cửa. Hỏi ra mới biết là mình chưa nộp “phế” nên bị đuổi là điều đương nhiên”.
Đóng “phế”, hay còn gọi là nộp “thuế”, “phí làng” – là việc chi tiền cho “người trên phường” hoặc “đội bảo kê” theo cách gọi của đám dân buôn. Nếu người mở quán có mối quen biết với “người trên phường” thì có thể làm việc này trực tiếp để có được chỗ ngồi.
Tuy nhiên, với những vị trí “đắc địa” thì không chỉ mất tiền mà còn phải tranh giành với các chủ quán khác. Việc này được một chủ quán trà đá ở khu đô thị Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) khẳng định như đinh đóng cột với PV: “Địa bàn sẽ thuộc về người nào mạnh về tiền và có nhiều “mối quan hệ”".
Theo lời của hầu hết các chủ quán mà PV đã tiếp xúc thì để biết được chỗ nào có thể buôn bán là điều rất khó nếu không có đầu mối quen biết thông tin. Sau khi nghe ngóng được tình hình, các chủ quán có nhu cầu sẽ tìm đến để ngã giá với đối tượng rao bán. Tuy nhiên, họ cho biết rất khó để biết được chỗ đó đã có bao nhiêu chủ đang bỏ tiền ra giống như mình vì việc này phía cho thuê thường rất kín tiếng.
Do vậy, những thương vụ như thế này, các chủ quán thường ví von như một cuộc đấu giá. Nếu không nộp tiền kịp thời để nắm nguồn tin thì coi như mất không chỗ “ngon”. Trong những cuộc tranh giành này thường xảy ra ẩu đả, xô xát, thậm chí là đâm chém nhau nếu địa bàn ấy không có sự phân định rõ ràng.
Đóng “phế” để được yên thân
Quay trở lại với vai nhập ông chủ quán thịt xiên nướng, trao đổi với chủ xe bán bánh mỳ ở khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) PV liền được chị chủ hàng này cảnh báo: “Chị đẩy xe bánh mỳ này đã mấy năm, nếu quên đóng “phế” còn bị hành cho tơi tả. Nhìn chú mày không “đủ tuổi” ngồi bán ở đây đâu. Nếu không tin thì em cứ thử đến khu này ngồi đi, mấy phút sau sẽ có năm bảy người đến dọn hàng em đi ngay”.
Chị chủ này cũng không quên nhắc nhở, nếu khu nào được xem là “dễ làm ăn”, khu đó sẽ bị tăng giá “phế”. Việc muốn bán những mặt hàng nặng, khó di chuyển như xe bánh mỳ, quán nướng… ắt người bán phải nộp thêm tiền để tránh bị hốt khi có chiến dịch.
Để làm rõ về nguồn tin rằng, các chủ quán hàng nếu không bị dân phường hàng ngày đi kiểm tra và có thể “dọn” hàng hóa của mình về đồn bất cứ lúc nào, PV đã lân la tại nhiều hàng quán trong đô thị để xác minh.
Thông tin đáng chú ý, một số nơi việc nộp “phế” này chỉ cần làm trực tiếp với “người trên phường”, nhưng cũng có nơi ngoài “phường” các chủ quán còn phải chi thêm tiền cho “đội bảo kê”.
Tiếp tục ghi nhận thêm, chúng tôi được biết, việc đóng “phế” không có mức giá chung mà tùy theo mối quan hệ và đặc biệt là địa bàn để hét giá. Thông thường mức giá này dao động vào khoảng 1 – 3 triệu đồng/quán/tháng.
Ngoài ra, những địa bàn có chung chi với “đội bảo kê” thì số tiền này được tính theo tỉ lệ 7 – 3 (tức là “người trên phường” 7 phần, còn “đội bảo kê” 3 phần). Việc đóng “phế” sẽ do hai bên tự thống nhất với nhau về ngày, giờ và địa điểm nộp.
Điều này được thực hiện một cách kín đáo và tuân theo quy tắc không được chậm ngày, sai ngày. Tuy vậy, các chủ quán hàng này khẳng định: “Tiền như thế chứ cao hơn nữa vẫn chấp nhận để được yên thân bán vì vẫn có lãi”.
(Còn nữa)
Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường có thể bị phạt tới 6 triệu đồng Theo luật sư Lâm Văn Quang, đoàn Luật sư TP.Hà Nội, thì căn cứ theo Điều 12, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 – 6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ hoặc họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông.
Bỏ mạng vì tranh giành địa bàn Mới đây, tại chợ Mậu Lương (Hà Đông, Hà Nội) đã xảy ra một vụ án mạng xuất phát từ việc tranh giành chỗ bán ngô. Hung thủ gây án là Lê Văn Cường (Hà Đông, Hà Nội) đã lao vào đấm đá khiến ông Hoàng Văn Công (Chương Mỹ, Hà Nội) gục tại chỗ. Mặc dù được mọi người ở chợ nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong tại bệnh viện. Trước đó, tại phường Tân Phong (Biên Hòa, Đồng Nai) xảy ra vụ ẩu đả làm chết người cũng vì lý do tương tự. Thủ phạm tên là Phạm Hữu Tùng (quê Thanh Hóa) đã cầm dao dâm 2 nhát vào bụng ông Nguyễn Văn Đ. (quê Kiên Giang) khiến ông này tử vong do đứt động mạch. Được biết, cả hai đều hành nghề bán vé số trên địa bàn phường Tân Phong, do xích mích về chỗ bán nên đã xảy ra vụ việc trên.
Trung Dũng – Trần Quyết
Theo_Người Đưa Tin
Tranh giành bãi thả trâu, cháu ra tay chém chú trọng thương
Tranh giành bãi thả trâu với chú không được, cháu cầm dao quay sang chém chú ruột trọng thương.
Khoảng 10h sáng 09/01/2015, tại thôn Kim Long Thượng, xã Hoàng Long, Phú Xuyên, có hai chú cháulà anh Đào Văn Ánh (SN 1982) và cháu ruột là Đào Văn Tạo (SN 1988) cùng lùa trâu của hai gia đình đến bãi cỏ Đê Sông Nhuệ để chăn thả.
Do đàn trâu nhà Tạo đi lẫn vào đàn trâu nhà chú nên hai bên tranh giành nhau bãi thả trâu, dẫn đến xảy ra xô xát.
Tạo bốc cát ném nhưng không trúng nên đã lao vào đánh anh Ánh. Cùng lúc đó có một người nam giới khoảng 28 tuổi (mặt đeo khẩu trang kín mít, không rõ tên và địa chỉ) tay cầm 1 đoạn gậy gỗ xông vào vụt anh Ánh.
Bị cáo Đào Văn Tạo trước vành móng ngựa.
Không cần hỏi, thấy có người vào hùa giúp sức, Tạo càng quyết liệt, lao vào đấm đá người chú tội nghiệp.
Không dừng lại ở việc dùng tay chân, ngay khi thấy người thanh niên lạ mặt kia dùng hai tay cầm gậy gỗ chẹn vào cổ anh Ánh, Tạo nhân cơ hội rút 1 con dao chuẩn bị trước đó chém nhiều nhát vào chân trái và gò má trái anh Ánh.
Thấy hành vi của Tạo lao vào chém anh Ánh quá dã man nên người đàn ông kia đã buông tay, không chèn cổ anh nữa và bỏ đi.
Thoát khỏi sự khống chế của người lạ mặt, anh Ánh liền lao vào ôm Tạo làm cả hai cùng lăn xuống triền đê sông Nhuệ. Ngay khi phát hiện sự việc trên, anh Nguyễn Xuân Bình (người cùng xã) đã lập tức lao vào căn ngăn rồi giằng lấy con dao vứt xuống đất.
Đồng thời anh Bình đã gọi người dân đến đưa anh Ánh đi cấp cứu, đồng thời trình báo sự việc tới cơ quan công an.
Anh Ánh đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu và chỉ bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 20%. Tạo ngay lập tức đã bị cơ quan công an bắt giữ.
Còn về phía người thanh niên lạ mặt, Cơ quan cảnh sát điều tra, công an huyện Phú xuyên đã điều tra, nhưng đến nay chưa làm rõ người thanh niên này là ai, nên tách ra để khi nào điều tra làm rõ đối tượng sẽ xử lý sau.
Tại phiên tòa xét xử ngày hôm nay, tạo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và một mực khẳng định không hề quen biết với người đàn ông lạ mặt kia.
Xét thấy hành vi của Tạo là hết sức côn đồ, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ nhặt mà rat ay hành hung ngay chính chủ ruột của mình.
Do đó, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Đào Văn Tạo 24 tháng tù về tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.
Thúy An
Theo_Người Đưa Tin
Chạy "xe ôm" không đủ, tranh thủ cướp giật tài sản các thiếu nữ Sau một thời gian hành nghề ở Cầu Giấy, Hà Nội, Tùy nhanh chóng thông thạo địa bàn. Cơ hội đến, gã "xe ôm" này lập tức ra tay cướp giật tài sản, rồi "biến mất" vào các ngõ ngách trước sự ngỡ ngàng của bị hại. Chiều 27-11, xét thấy mức án mà cấp tòa sơ thẩm áp dụng là phù hợp,...