Công thức chuẩn cho món chả mực
Chả mực thơm ngon ăn với bánh cuốn hay với xôi cũng đều ngon tuyệt. Nếu bạn không yên tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm của chả mực bán sãn thì hãy tự làm nhé, công thức làm chả mực cũng khá đơn giản, bắt tay vào làm luôn bạn nhé.
Nguyên liệu
2 con mực cỡ trung bình
Video đang HOT
Hạt tiêu xay vỡ
Cách làm:
Tách rời phần râu và ruột ra khỏi thân mực. Làm sạch bên trong bụng mực.
Ở phần đuôi mực, bạn dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái giữ lấy thân mực, ngón trỏ và ngón cái của tay phải kẹp lấy đuôi mực để tách nó ra khỏi thân. Nhẹ nhàng kéo đuôi dọc thân để lột da mực.
Một tay giữ thân mực, một tay vừa kéo đuôi dọc thân, vừa nhẹ nhàng kéo vòng quanh thân mực, cố gắng không làm rách da mực thì làm sẽ nhanh hơn.
Bỏ mắt mực, răng mực, dùng khăn vuốt cho sạch lớp da mỏng ở râu. Da ở phần đuôi cũng rất mỏng, khó tách nên bạn có thể dùng khăn vuốt vài lần cho sạch da.
Băm nhỏ mực hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn. Nếu thích ăn chả mực còn cảm giác giòn sần sật thì chỉ băm nhỏ chứ không xay nhuyễn. Ướp mực với các loại gia vị và một thìa bột năng trong khoảng 15 phút cho ngấm.
Nặn chả mực thành các miếng vừa ăn, cho lên chảo có láng chút dầu ăn, rán vàng đều hai mặt là được.
Bản đồ ẩm thực: Chả mực Hạ Long, đậm đà hương vị vùng biển vịnh Bắc bộ
Tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có một món ăn mà hầu như khách du lịch nào ghé thăm cũng đều được giới thiệu. Đó chính là chả mực, một món ăn thơm giòn, phảng phất hương vị của biển cả.
Theo đó, chả mực Hạ Long có nhiều sự khác biệt so với chả mực của một số địa phương ven biển. Đầu tiên, mực để làm chả nhất định phải là mực mai sinh sống trong vùng biển Hạ Long. Loài mực này có kích thước to (khoảng 1,5-2kg/con), thịt dày, giòn giòn và hương thơm đặc trưng khó lẫn. Đặc biệt, chỉ ở loài mực này khi làm chả mới có độ kết dính cao, nếu dùng mực khác, miếng chả mực dễ bị bở.
Tiếp đến, công đoạn giã mực cũng phải thực hiện thủ công, đó là dùng tay giã từng miếng mực trong cối đá lớn. Rồi trong khi giã thịt cũng không được quá nhuyễn, sao cho thịt còn giữ được độ kết dính, phần thịt nào giã ít sẽ tạo độ giòn cho miếng chả. Còn phần vây mực cắt ngắn, giã nhuyễn cùng thịt mực chứ không bỏ đi.
Đây là công đoạn quan trọng quyết định đến độ ngon của miếng chả. Dưới bàn tay khéo léo của người thợ, thịt mực từ nguyên miếng bắt đầu tơi sợi rồi kẹo sệt lại và tạo thành một hỗn hợp thịt. Không phải quá khi yếu tố tay nghề lâu năm sẽ quyết định ai làm tốt công đoạn này hơn.
Sau đó, thịt mực sẽ đem ướp với một số gia vị riêng tùy thuộc vào các cơ sở sản xuất định lượng rồi nắn thành miếng, chiên trong chảo ngập dầu. Cứ thế, từng miếng chả mực trở nên căng phồng, vàng ươm khiến thực khách đứng quan sát không ngừng trầm trồ.
Đối với người dân Hạ Long, chả mực thường dùng kèm với bánh cuốn hoặc xôi nếp. Ví von cho vui như là bánh cuốn Hà Nội không thể thiếu chả quế hay bánh cuốn Sài Gòn nhất định phải có vài miếng chả lụa. Còn xôi ăn kèm chả mực phải được đồ từ nếp ngỗng với hạt nếp mềm dẻo, to tròn, gắp đũa rồi cứ muốn gắp mãi. Với những người thích sự gọn nhẹ hơn thì chỉ cần chiên giòn chả mực, chấm cùng tương ớt, ít dưa leo, sau sống ăn kèm.
Tuy ngày nay, chả mực đã được công nghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất chả mực Hạ Long còn đem chúng bán trên các trang thương mại điện tử phục vụ cho bà con cả nước. Thế nhưng, chỉ có thưởng thức tại Hạ Long, dùng kèm với bánh cuốn và xôi nơi đây thì mọi người mới cảm nhận được trọn vẹn hương vị của biển cả nơi đây.
Cứ nhắc đến Hạ Long là nghĩ đến món đặc sản giòn sật, đậm đà vị biển này Nhắc đến đặc sản Hạ Long (Quảng Ninh) là nhắc đến chả mực. Chả mực Hạ Long là món chả được làm từ mực tươi và điều đặc biệt của món ăn này là nguyên liệu để làm món chả mực này chắc chắn phải là mực mai. Chả mực là một trong những món ăn đã có từ rất lâu đời khoảng...