Công thức chẳm chéo chuẩn hương vị Tây bắc
Đi đến Tây Bắc là đi đến vùng đất đầy những món ăn thơm ngon hấp dẫn. Cái lạ của vùng đất này là dù ăn món gì thì cũng phải có thứ nước chấm riêng là chẳm chéo mới ngon.
Hay nhất là chẳm chéo có rất nhiều loại cho phù hợp với nhiều loại món ăn, nhưng loại nào cũng được làm từ một loại chéo cơ bản gồm ớt, tỏi, muối và mắc khén.
Với người dân tộc Thái, chẳm chéo là thứ gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Dù có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng chẳm chéo luôn có hương vị đặc trưng là vị cay cay của ớt, thơm của tỏi và mắc khén. Tên chẳm chéo là tiếng Thái, và thường bị đọc lệch đi là chẳm chéo. Đây không chỉ giúp món ăn ngon hơn, đậm đà hơn mà còn có tác dụng như một loại thuốc. Các món ăn với chẩm chéo dù là món sống cũng không bao giờ bị đau bụng. Hương vị chẩm chéo không phải phù hợp ngay lúc mới ăn nhưng càng ăn càng ngấm, càng thích thú với thứ gia vị đặc biệt này.
Các nguyên liệu cơ bản làm chẩm chéo bao gồm tỏi, ớt, muối và mắc khén. Để có một bát chẩm chéo thơm ngon thì ớt phải được nướng lên cho thơm và có vị thật cay. Tỏi phải là loại tỏi Tây Bắc mới thơm đúng mùi. Sau đó đem trộn với muối và mắc khén cho dậy mùi. Khi trộn xong 4 nguyên liệu cơ bản với nhau người ta đem giã nhỏ là đã có một bát chẩm chéo cơ bản. Công thức làm chẩm chéo cơ bản chi tiết như sau.
Nguyên liệu:
3 – 5 nhánh tỏi Tây bắc1 – 2 thìa canh muối hột
1 quả ớt sừng tươi
1 dúm hạt mắc khén rang thơm
Mì chính
Video đang HOT
Cách làm:
Bước 1:
Bóc vỏ tỏi, rửa sạch.
Bước 2:
Ớt quả đem nướng trên than cho đến khi ớt thơm và giòn.
Bước 3:
Chuẩn bị một chiếc bát, cho tất cả các nguyên liệu vào bát, lấy chày giã cho đến khi các nguyên liệu bị đập dập và hòa quyện vào nhau.
Cảm nhận:
Chẩm chéo Tây Bắc có hương vị đặc trưng không thể nhầm lẫn với bất kỳ đồ chấm nào khác: tê tê của mắc kén, mặn vừa phải của muối, ngọn sâu của mì chính và cay thơm của ớt nướng.
Ảnh: Mít Tít
Các công thức chẩm chéo “biến tấu” khác:
Từ loại chẩm chéo cơ bản này, có thể tạo ra nhiều loại chéo khác để phù hợp cho từng món ăn và tạo nên vị đặc trưng riêng cho mỗi món. Cách làm chéo này có phần khác nhau, với mỗi món ăn thì chẩm chéo sẽ được pha chế với nguyên liệu phù hợp như:
Chéo cá : Dùng để chấm măng tre, măng vầu và các loại rau luộc. Cách làm chéo cá bằng cách đem cá suối nhỏ nướng vàng rồi trộn với chéo cơ bản.
Chéo nước chua : Dùng chéo cơ bản trộn với bột vừng trắng rang vàng, cá nướng giã nhỏ và nước măng chua để chấm với rau cải non. Chéo khá : Dùng riềng giã nhỏ trộn với là chanh và chéo cơ bản để chấm măng đắng
Chéo gan gà : Đem gan gà hoặc gan vịt đã luộc chín, nướng qua cho thơm, thái thêm chút lá chanh rồi đem giã với chéo cơ bản, sau đó cho thêm nước luộc gà, hoặc vịt, đánh lên cho nhuyễn.
Chéo thúa nâu : Đây là loại chéo khá phức tạp, phải đem ngâm đỗ, rửa sạch rồi luộc mềm, đãi vỏ và để ráo lên men, treo lên gác bếp. Khi đỗ đã có mùi đặc trưng thì giã chung với muối, ớt rồi nặn thành từng bánh đem phơi. Khi ăn, những bánh đỗ này được đem nướng trên than cho vàng thơm rồi giã nhuyễn với chéo cơ bản. Chéo này thường được dùng để chấm với thịt gà, lợn sữa và măng non.
Chéo rau mùi : Rau mùi giã nhỏ rồi trộn với chéo cơ bản, dùng để chấm rau cải đồ và thịt lợn ba chỉ luộc.
Mỗi loại chẳm chéo có một hương vị riêng, phù hợp với từng món ăn nhưng bát chẳm chéo của người Thái bao giờ cũng có vị chung là hương thơm của các loại lá, vị cay cay của ớt và vị thơm ngọt của mắc khén. Vì vậy mà người Thái có rất nhiều cách chế biến chẳm chéo để phù hợp với từng món ăn trên mâm cơm và các món ăn vặt từ cơm lam, khẩu háng, nhót, mận, xoài, các loại thịt, cá và quả chua địa phương.
Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền khác nhau ở Tây Bắc, chẩm chéo lại có những công thức pha chế riêng. Ở khu vực Lai Châu thì cách pha châm chéo đơn giản, chỉ gồm ớt bột/ớt tươi, mắc khén rang thơm giã nhỏ, và muối. Trộn đều tất cả 3 nguyên liệu lại với nhau rồi hoà thêm chút nước vào và dùng để chấm. Cách pha này không cần định lượng cụ thể, miễn là đạt được tiêu chí: tê của mắc khén, cay của ớt, mặn vừa miệng.
Ảnh: Mít Tít
Còn khu vực Điện Biên và Sơn La thì thay nước bằng nước mắm. Đây là sự pha trộn giữa cách ăn của người đồng bằng với người Tây Bắc để mùi vị phong phú hơn. Vì đồng bào dân tộc thiểu số trước kia họ không có nước mắm và họ chỉ ăn muối thôi. Ở Tuyên Quang thì mọi người lại pha nước chấm gồm gừng giã nhỏ cùng muối/bột canh với chút mì chính.
Tùy khẩu vị của mỗi người bạn có thể lựa chọn cách pha nước chấm phù hợp.
Tuy nhiên, với sự pha trộn của các nguyên liệu kể trên, các bạn ăn kiểu nào thì cũng “vào” và ngon “xuýt xoa” như nhau!
Thịt gác bếp: Đậm đà khói bếp núi rừng
Nhắc đến những món đặc sản vùng núi phía Bắc chắc hẳn ai cũng mê mẩn món thịt gác bếp độc đáo, thơm vị củi bếp núi rừng vùng cao Tây Bắc.
Cứ mỗi lần có dịp ghé thăm vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực khách phương xa lại bị quyến rũ bởi mùi thơm nức mũi bay ra từ những ngôi nhà gỗ đặc trưng. Đó chính là mùi vị riêng đặc trưng của thịt trâu gác bếp, món ăn chỉ có tại vùng đất ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn này. Từ món ăn truyền thống của người vùng núi, thịt gác bếp giờ đây đã trở thành món ăn chơi "vui miệng" của mọi người và hơn thế còn để lại cho thực khách phương xa ấn tượng khó phai về nền ẩm thực Tây Bắc.
Thịt gác bếp truyền thống có thể làm từ đủ loại nguyên liệu như thịt trâu, bò hay lợn. Từ thời xa xưa, người dân vùng cao đã quen dần với phương thức phơi khô rồi treo thực phẩm lên gác bếp - nơi được coi như chiếc tủ lạnh của người dân tộc để lưu trữ đồ ăn lâu ngày. Chính bởi thói quen thường ngày đó, món thịt gác bếp đã ra đời và trở thành đặc sản độc đáo, mang đậm hương vị của riêng vùng cao Tây Bắc.
Thông thường để làm nên món ăn "mỹ vị" này người dân thường chọn những miếng thịt nạc, cắt thành từng thớ rồi ngay lập tức đem ướp gia vị gồm gừng, riềng, ớt khô, tiêu, bột ngọt và muối. Sau thời gian để ngấm gia vị, thịt được xiên vào các que nứa vót nhọn gác lên bếp củi, treo cách bếp khoảng 50cm theo từng tầng. Cứ như vậy trong vài ngày, xiên thịt nào khô trước lại đổi vị trí cho xiên chưa kịp chín để rồi trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây.
Từng miếng thịt gác bếp khô cứng được xé nhỏ thành sợi chấm thêm tương ớt cay, nhâm nhi cùng chút rượu cần nồng thơm vị quyến rũ chính là trải nghiệm tuyệt vời nhất với tất cả mọi người mỗi khi ghé Tây Bắc. Cách chế biến bất đắc dĩ của người vùng núi xưa đã vô tình, một sự vô tình tuyệt vời tạo nên món thịt gác bếp hấp dẫn khó cưỡng. Lai rai miếng thịt khô ta có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị phóng khoáng, quyến rũ cũng có chút man dại chỉ riêng núi rừng có được.
Vào một ngày trời lành lạnh, mưa lất phất rơi ướt con đường được ngồi bên bếp lửa ấm cúng, lắng nghe âm thanh của tự nhiên, thưởng thức rượu cần cùng chút thịt gác bếp mới xé còn vương mùi củi bếp, chỉ nghe thôi đã khiến ta thèm thuồng hương vị Tây Bắc đến nhường nào. Dù giờ đây bạn dễ dàng mua được những miếng thịt gác bếp ở thành phố xa núi rừng nhưng chẳng thể phủ nhận, chỉ khi hòa mình vào bầu không khí của đại ngàn, món ăn ấy mới được trọn vẹn vị ngon.
Top 5 món ngon nhất định phải thử khi đến Điện Biên Tây Bắc luôn là địa điểm được yêu thích bởi thiên nhiên rừng núi hùng vĩ. Nhưng du khách đến với Tây Bắc còn thích thú bởi văn hóa ẩm thực đa dạng, đặc trưng của người vùng cao. Điện Biên là một địa điểm mang nhiều chiến tích lịch sử, cũng không ngoại lệ. Người ta nhắc tới Điện Biên không chỉ...