Công thức 5 món kẹo truyền thống Việt Nam ngon xuýt xoa khiến ai cũng phải xin muốn vé về tuổi thơ
Hương vị kẹo của tuổi thơ là đây chứ đâu!
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Kẹo kéo đường – Kẹo dồi Đường cát trắng, đậu phộng rang, nước, nước cốt chanh, dầu chuối
2. Kẹo cà Đường cát trắng, đậu phộng rang, nước, nước cốt chanh, dầu chuối
3. Kẹo gương Đường cát trắng, mè trắng, mạch nha, đậu phộng rang, nước cốt chanh
4. Kẹo dừa Nước ốt dừa, đường, mạch nha, lá dứa5. Kẹo mạch nha Thóc, nếp
Hội chị em hảo ngọt và thích các loại kẹo thì không thể bỏ qua các món kẹo truyền thống của Việt Nam đâu nhé! Cùng thử sức tự làm các loại kẹo của tuổi thơ này xem sao.
Cách làm các loại kẹo truyền thống của Việt Nam
1
Kẹo kéo đường – Kẹo dồi
Nguyên liệu
- 200g đường cát trắng, 80g đậu phộng rang, 120ml nước, 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 xíu dầu chuối (nếu có sẽ thơm, không cũng không sao).
Cách làm
- Nấu nước với đường ở lửa vừa. Đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ cho đường sôi liu riu thật nhỏ (dùng số 2/10 bếp từ để đường không chuyển màu vàng), đậy nắp. Đợi đường keo lại, không cần khuấy. Sau 30 phút, bắt đầu thử đường. Cho đường vào chén nước, nếu đường đọng lại thành hạt cứng là đạt, nếu hạt còn mềm thì tiếp tục đun và thử lại sau mỗi phút.
- Cho nước cốt chanh vào, khuấy đều. Cho đường ra mâm/ giấy nến/ silicon chịu nhiệt đã thoa dầu ăn, nhồi lại cho đường thành 1 khối.
- Đeo găng vải bên trong, bọc găng nilon bên ngoài, gập và kéo đường đến lúc đường trắng, bóng. Thêm dầu chuối vào lúc kéo.
- Dàn mỏng kẹo, cho đậu phộng vào giữa và gói lại, đóng chặt mới đẹp. Bắt đầu kéo ra và ăn thôi.
2
Kẹo cà
Cách làm
- Đơn giản là các bạn chỉ cần cắt kẹo kéo ra thành khúc ngắn, trộn cùng với bột rang chín. Có thể dùng bột mì/ bột nếp/ bột bắp hay bất cứ loại bột gì bạn có, rang chín lên và trộn vào kẹo.
- Kẹo này tùy vùng khác nhau còn được gọi là kẹo ú, kẹo bột. Kẹo có thể có đậu phộng hoặc không các chị em nhé!
3
Nguyên liệu
- 100g thóc, 500g nếp.
Cách làm
- Ngày 1 (ngâm hạt): Rửa sạch thóc, vớt hạt lép nổi trên mặt nước. Ngâm thóc với nước (tỉ lệ nước gấp 3 lần thóc) trong 24 tiếng. Mỗi 6 tiếng rửa nhớt, thay nước mới cho thóc 1 lần (tổng rửa 3 lần).
Video đang HOT
- Ngày 2 (ủ hạt): Sau 24 tiếng, rải thóc ra một cái rổ, đặt rổ trong thau, lấy khăn tối màu đậy lại, ủ thóc 1 ngày.
- Ngày 3 (ủ hạt): Sau 1 ngày, nhúng rổ vào nước tầm 1 phút hoặc tưới nước để cấp ẩm cho thóc, nhấc rổ lên cho ráo, để vào thau, đậy khăn tối, ủ tiếp 1 ngày nữa. Sau 2 ngày ủ, hạt thóc bắt đầu nảy mầm.
- Ngày 4 – ngày 9 (ủ mầm): Mang thóc đã nảy mầm, dàn đều ra khay nhựa có thành cao. Phủ khăn tối để mầm thóc tiếp tục phát triển trong 5 – 6 ngày. Mỗi ngày vẩy nước hoặc dùng bình phun nước đều mặt thóc sáng 1 lần, tối 1 lần. Đến khi mầm thóc cao 5 – 7cm, có màu vàng (tránh ánh sáng thì mầm có màu vàng, nếu để lọt sáng vào sẽ thành màu xanh, làm mạch nha dùng mầm vàng nhé). Không vẩy quá nhiều nước, nếu nghiêng khay kiểm tra, thấy nước còn đọng trong khay thì không tưới thêm.
- Đem mầm xé tơi nhỏ, dàn đều mâm, đem phơi nắng cho khô trong 2 – 3 ngày. Lấy 50g mầm thóc khô, giã nhỏ. Vo sạch và nấu 500g nếp với 0,5 lít nước. Cơm chín, cho sang nồi sạch để ủ, không lấy phần cơm cháy. Cho vào nồi thêm 0,5 lít nước sôi, chia làm 2 lần, trộn đều.
- Cho mầm thóc giã nhỏ, trộn đều, dàn phẳng mặt nếp. Đem ủ trong chăn kín/ nồi ủ/ thùng xốp/ nồi cơm điện trong 13 – 15 tiếng. Nhiệt độ ủ trung bình là 60 độ C. Sau khi ủ, lấy từng phần hỗn hợp vắt trong khăn sạch để lấy nước.
- Lược nước qua rây lỗ nhỏ để loại bỏ tạp chất. Cho nước lên bếp đun sôi, nước sôi thì hạ lửa vừa. Vớt bọt liên tục. Đun khoảng 1h, thấy hơi nước không còn bốc lên, khuấy nhẹ thấy hỗn hợp bắt đầu sánh dẻo. Tiếp tục đun lửa nhỏ thêm khoảng 1 giờ nữa để mạch nha đạt được độ sánh dẻo mong muốn.
- Dùng chén nước và nhỏ giọt vào để thử mạch nha, nếu giọt mạch nha đọng lại, không tan ra thì đã đạt, không cần đun thêm. Để nguội, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn.
- Làm kẹo kéo: Dùng đũa kéo và xoắn liên tục để mạch nha chuyển sang màu trắng, bóng và mềm, dẻo hơn. Thưởng thức cùng bánh tráng, dừa sợi, đậu phộng.
4
Kẹo gương
Nguyên liệu
- 200g đường cát trắng, 20g mè trắng rang vàng, 20g mạch nha, 20g đậu phộng rang, 12ml nước, 6ml nước cốt chanh.
Cách làm
- Đun sôi đường, mạch nha, nướng đến khi ngả vàng. Tắt bếp, vắt nước cốt chanh, cho đậu phộng vào đảo đều.
- Rắc mè lên bề mặt giấy nến. Đổ hỗn hợp đường lên lớp mè, dàn đều thành lớp đường mỏng. Để nguội, bẻ thành miếng nhỏ, thưởng thức.
5
Kẹo dừa
Nguyên liệu
- 220ml cốt dừa, 40g đường, 40g mạch nha, 10ml tinh chất lá dứa lắng từ lá dứa xay với nước.
Cách làm
- Đun sôi hỗn hợp nước cốt dừa, đường, mạch nha với lửa vừa. Hạ lửa liu riu, khuấy đều liên tục trong khoảng 45 – 60 phút đến khi cô đặc.
- Đổ một nửa hỗn hợp ra giấy nến/ khay kim loại/ silicon chịu nhiệt đã bôi dầu chống dính (tốt nhất là dầu dừa), để nguội 20 phút. Một nửa còn lại tiếp tục cho thêm 10ml tinh chất lá dứa (lá dứa xay với nước, để tủ lạnh 1 ngày cho lắng, bỏ phần nước, lấy phần tinh chất lắng dưới đáy). Tiếp tục đảo kẹo cho cô đặc như một nửa trước đó. Đổ hỗn hợp lá dứa ra khay, để nguội 20 phút.
- Cho kẹo vào khuôn vuông cỡ 15 x 7cm, lớp màu vàng nâu bên dưới, lớp màu xanh bên trên. Dùng dao bén thoa dầu hoặc bọc màng thực phẩm, cắt kẹo dọc theo chiều dài, bề dày 0,7cm. Lật cho thanh kẹo nằm ngang ngay sau khi cắt. Tiếp tục cắt thanh kẹo thành viên, chiều dài khoảng 3cm. Bọc kẹo trong giấy nến hoặc nylon.
Tác giả của loạt món kẹo này là chị Linh Kandy, 31 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM.
Đặc sản Quảng Ngãi làm quà toàn những món "độc, lạ" mà siêu ngon
Tuy là mảnh đất đã phải chịu rất nhiều đau thương trong chiến tranh nhưng Quảng Ngãi ngày nay kiên cường đứng lên phát triển nổi bật cả về kinh tế, văn hóa cùng với du lịch.
Nếu có dịp nào đó về đây, mọi người đừng quên mua những đặc sản Quảng Ngãi hấp dẫn nhất và thưởng thức vô số món ngon độc đáo, mới lạ. Giờ thì hãy để chúng tôi dẫn bạn đi 1 tour với những thông tin kì thú dưới đây nhé!
"Anh đưa em về thăm Quảng Ngãi
Thăm bờ xe nước bến sông Trà
Thăm đồng lúa mới quê Mộ Đức
Chiều về Thiên Ấn ngắm chân mây"...
Đặc sản Quảng Ngãi làm quà
Nếu đang băn khoăn không biết đến Quãng Ngãi có đặc sản gì hay muốn mua đặc sản Quảng Ngãi làm quà thì những gợi ý dưới đây là cực hay nha.
Kẹo gương
Nghe cái tên chắc hẳn bạn đã hình dung được phần nào đặc điểm của loại kẹo này. Vì là vùng đất của những vườn mía rộng bao la nên Quảng Ngãi cũng nổi tiếng với các loại bánh kẹo, đường phèn khác nhau, trong đó có kẹo gương. Đây cũng là đặc sản Quảng Ngãi mà ai tới đây cũng phải làm 1 gói mang về.
Kẹo gương trong suốt như tấm gương, có màu đường thắng pha lẫn với màu vàng ươm của lạc và màu trắng của mè. Để làm món này, ban đầu họ cho mè và lạc vào sau đó thắng đường đến khi có màu vàng nhạt rồi đổ vào khay đã để sẵn.
Bánh tráng Quảng Ngãi
Nếu hỏi Quảng Ngãi có đặc sản gì nổi bật thì chắc hẳn cái tên bánh tráng cũng không thua kém bất kì sản phẩm nào. Bánh tráng là thức quà quen thuộc gắn liên với đời sống của người dân và không thể thiếu trong dịp Lễ Tết quan trọng. Ngoài ra, bánh tráng có thể coi là món khai vị quen thuộc khi người ta ngồi xuống trò chuyện cùng nhau và bẻ từng miếng bánh tráng uống chung với chút trà nữa thì càng tuyệt.
Món bánh này có thể ăn ngay hoặc cho vào tô don, ăn kèm với bánh đập hoặc xúc thìa hến cho vào miệng sẽ cảm nhận rõ chút bùi bùi, ngọt ngọt hơi béo béo.
Đường phèn Quảng Ngãi
Chị em nào mà hay nấu chè thì có thể mua ít đường phèn về thi thoảng làm cho cả nhà cùng thưởng thức. Đường phèn cũng là đặc sản Quảng Ngãi làm quà trong sạch, tinh khiết khi được nấu bằng cách cho thêm chút vôi bột với trứng gà để dễ vớt các chất bọt bẩn nếu có, làm cho viên đường trở nên thơm ngon hơn. Vậy nên rất dễ phân biệt giữa đường phèn Quảng Ngãi với TP.HCM hay nơi khác.
Quế Trà Bồng
Được đánh giá là một trong tám đặc sản của Việt Nam lập kỉ lục châu Á, quế Trà Bồng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng với du khách. Quế có lượng tinh dầu lớn và là loại dược phẩm quý giá. Không chỉ bổ dưỡng cho sức khỏe mà quế Trà Bồng còn là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ngon khác. Đặc sản Quảng Ngãi ngon như quế Trà Bồng đã được xuất khẩu sang cả Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ...
Bánh nổ
Ngoài bánh tráng thì bánh nổ cũng là món ăn truyền thống đặc sản Quảng Ngãi không thể thiếu trong dịp Lễ Tết. Bánh nổ làm đơn giản lắm nhé, chủ yếu từ bỏng ngô trộn với đường gừng giã nhuyễn rồi nén chặt vào khuôn gỗ. Vì những hạt nếp rang trên bếp lửa tạo thành tiếng nổ giống như làm bỏng ngô nên có tên là bánh nổ. Ăn một miếng bánh nổ, uống với chút trà sẽ cảm nhận được cái giòn rụm của nếp quyện với chút cay cay của gừng quá hấp dẫn.
Mạch nha
Mạch nha cũng là đặc sản Quảng Ngãi làm quà được nhiều người yêu thích. Mạch nha được làm từ đường trắng, lúa mạch, gừng với mè trắng hòa quyện với nhau tạo nên hương vị đặc trưng ngon không gì sánh bằng. Bạn có thể ăn chung mạch nha với bánh tráng đều là thức quà rẻ tiền gắn với tuổi thơ của bao người.
Bánh thuẩn
Bánh thuẩn tuy nhỏ xinh nhưng khiến bao người nhìn vào mà muốn chảy nước miếng. Đặc sản này cũng được bày biện vô cùng đẹp mắt trong những ngày Lễ Tết của người miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng. Món bánh này được du khách lựa chọn bởi hình dáng đẹp, vị thơm ngon, béo ngậy đảm bảo cả nhà ai cũng mê.
Món ngon Quãng Ngãi
Đến với vùng đất anh hùng thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua các món ngon Quảng Ngãi siêu hấp dẫn. Hương vị nơi đây có thể hơi khác một chút nhưng đảm bảo vẫn khiến nhiều người say mê nhé.
Don
Trong hành trình khám phá ẩm thực Quảng Ngãi thì don là món ăn độc đáo hàng đầu. Don thực ra cùng họ với nhà hến nhưng chỉ trú ở sông Trà và sông Vệ. Để đánh bắt don cũng không dễ dàng khi chúng sống vùi sâu trong cát. Thường người ta sẽ đi cào don vào những ngày tháng 4, tháng 5 khi Quảng Ngãi chuyển vào mùa khô. Vậy nên để thưởng thức món don ngon nhất, bạn nên chọn đúng thời điểm trên nhé.
Don sau khi bắt về thì rửa sạch, dùng nước sôi trần qua cho há miệng, sau đó lọc thịt để riêng, nêm gia vị vừa ăn. Tiếp đến, don được phi với hành tỏi tạo nên hương vị béo béo thơm thơm ngon khó cưỡng. Để thưởng thức món này trọn vẹn nhất, bạn ăn cùng với bánh tráng, thêm chút ớt và hạt tiêu nữa nếu thích ăn cay thì quá tuyệt.
Cá bống sông Trà
Một món ngon Quảng Ngãi tiếp theo mà người ta không thể quên, đó là nồi cá bống kho tiêu ở sông Trà. Cá bống kho mặn mà ăn kèm với cơm trắng thì ngon hết ý, đâu cần cầu kỳ gì nhiều. Thậm chí món ăn này còn được đóng hộp sạch sẽ để tặng cho khách du lịch mang về làm quà nữa.
Cá được bắt từ sông lên còn tươi, làm sạch sẽ, cho vào nồi đất và kho cùng với gia vị, hạt tiêu, tỏi, ớt...Thời gian đun cả tiếng đồng hồ thì bắc ra. Bạn sẽ cảm nhận rõ vị ngọt của cá, vị cay cay của các loại gia vị, thêm màu nâu đẹp mắt nữa ăn hoài với cơm cũng không ngán.
Mắm Nhum
Nhiều người chắc chưa nghe đến tên Mắm Nhum bao giờ. Tuy nhiên khi được thưởng thức bạn sẽ phải bất ngờ đó nhé. Món ngon Quảng Ngãi này đã đi vào trong ca dao:
"Anh than cha mẹ anh nghèo
Đũa tre yếu ớt chờ quèo mắm nhum"
Tưởng chỉ là loại đồ ăn bình thường nhưng mắm nhum đã từng dâng lên cho vua chúa vào đời vua Minh Mạng. Thay vì làm từ cá, mắm nhum lại được chế biến từ nhím biển. Biển Quảng Ngãi cũng có nhiều loại nhum khác nhau mà chỉ có nhum ta với màu đỏ thẫm là làm ra sản phẩm chất lượng nhất. Những con nhum này sau khi bắt về sẽ được làm sạch, lấy thịt nhum ra khỏi vỏ rồi cho vào 1 cái vại lớn, rắc muối theo tỉ lệ rồi vùi vào bếp tro hoặc đem phơi ngoài nắng. Sau khi phơi khoảng 20 ngày là có thể thưởng thức ngay rồi nhé.
Cá niên nướng
Nếu được hỏi món ngon Quảng Ngãi nào ấn tượng nhất với các anh chị thì nhiều người sẽ "vote" nga cho cá niên nướng. Cá niên đặc biệt với những vảy cá sáng lấp lánh. Tuy có nhiều cách chế biến nhưng cá niên nướng vẫn là hấp dẫn hơn cả. Cá được bắt tại sông suối nước trong, đem về rửa sạch, không cần nêm gia vị gì mà chỉ cho xiên que vào nướng trên than hồng. Khi ăn bạn cảm nhận rõ vị thơm ngon bùi bùi, thêm chút vị mặn mòi, chấm với nước mắm pha chanh tỏi ớt nữa thì quá tuyệt.
Cá cơm
Vì là tỉnh ven biển nên món ngon Quảng Ngãi không thể thiếu những con cá cơm hấp dẫn. Người dân nơi đây có vô số những cách chế biến khác nhau. Nếu thích ăn kèm với cơm thì bạn rim cá cơm cùng tiêu ớt cay cay hay chiên trong chảo ngập dầu giòn tan...Còn có nhiều gia đình dùng cá cơm để làm mắm. Mắm cá cơm đẹp mắt với màu đỏ, ăn vào với vị mặn mặn, thơm thơm.
Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức thêm món gỏi cá cơm bằng cách lọc lấy thịt cá, ngâm với chanh khoảng 1 tiếng. Đợi khi cá chuyển sang màu trắng là cá đã chín. Khi ăn thì kèm với các nguyên liệu khác như lạc, ớt, rau...
Chim mía
Nghe đến tên chim mía chắc hẳn phần nào bạn cũng đoán ra đặc tính của chúng là chuyên cư ngụ trong những cánh đồng mía bao la ở Quảng Ngãi. Nếu về đúng dịp khi người dân thu hoạch mía thì bạn sẽ gặp chim mía được bày bán tại các quán ăn nhỏ ven đường. Hương vị của chúng thơm ngon, xương lại mềm mà còn bổ dưỡng, giá thành rẻ nên nhiều người rất yêu thích. Tuy là món ngon Quảng Ngãi nhưng người ta bắt chim mía một phần để bán, một phần để phóng sinh vì sợ ăn rồi sẽ mang tội.
Sò điệp
Ở vùng biển Quảng Ngãi cũng có nhiều loại hải sản tươi ngon mà một trong số đó phải kể đến sò điệp. Còn gì hấp dẫn bằng khi bạn ngồi trên bãi biển đầy nắng và gió, nghe tiếng sóng vỗ rì rào và thưởng thức những chú sò béo ngậy, thơm ngon, bổ dưỡng.
Với sò điệp có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng phổ biến, được du khách yêu thích vẫn là sò nướng. Những con sò còn tươi nguyên mới được bắt lên và nướng ngay trên bếp than đỏ lửa. Ôi mới ngửi thấy mùi thơm đã thèm quá rồi nè. Khi ăn, bạn rắc thêm chút hạt tiêu, ớt với lạc rang là quá hoàn hảo.
Bún cá ngừ um
Một trong những món ngon Quảng Ngãi tiếp theo mang đậm hương vị của miền Trung đó là bún cá ngừ um. "Um" hay "kho" nhưng theo tiếng miền Nam thì thời gian um kéo dài tận 4 tiếng đồng hồ. Do vậy khi ăn bún cá ngừ um, bạn sẽ cảm nhận đúng hương vị và chất lượng với chút cay cay của ớt, vị thanh mát từ hành lá, rau thơm và nhất là từng miếng cá ngừ độc đáo.
Ngoài ra, cá ngừ um còn kết hợp thêm với các nguyên liệu khác như thịt ba chỉ rồi kho với lửa để miếng cá được săn lại. Một bát bún bao gồm những sợi bún trong beo, ăn với bắp chuối thái mỏng với giá chỉ khoảng 25.000 đồng quá rẻ đúng không nào.
Bún riêu cua
Bún riêu cua có lẽ quá quen thuộc với người dân ở cả 3 miền đất nước. Tuy nhiên đến với Quảng Ngãi, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Nơi có món ăn ngon nhất là sông Vệ- Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi.
Vào những ngày mùa đông se lạnh mà bưng trên tay bát bún riêu nóng hổi đảm bảo ai cũng xiêu lòng. Bát bún có đủ màu sắc với tone đỏ của miếng cá chua, tone xanh của hành lá, thêm màu vàng của miếng riêu cua đến miếng chả, miếng trứng cút nhỏ xinh đặt lên trên. Tất cả tạo nên hương vị quá hấp dẫn. Bún riêu cua ở đây ngon là bởi cách người ta nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, cách chế biến cua sao cho không tanh và vẫn giữ được gạch cua ngon mắt.
Cúm núm Sa Huỳnh
Ở bãi biển Sa Huỳnh cứ tầm chiều là người dân lại túm tụm lại đi săn cúm núm. Nghe quá lạ tai đúng không nào. Cúm núm là loại hải sản biển có hình dáng giống với con cua, con ghẹ và thường được nướng. Khi ăn bạn thấy vị tươi ngon, hấp dẫn vừa dính chút ngọt lại vừa có vị mặn mòi của biển. Chiều tới mà rủ bạn bè ra biển bắt cúm núm, dựng 1 bếp lửa ngay trên bờ biển rồi nướng thì còn gì hấp dẫn bằng.
Vùng đất Quảng Ngãi anh hùng có vô số những điểm hấp dẫn đủ khiến bạn phải xao xuyến. Đặc biệt các đặc sản Quảng Ngãi làm quà hay món ngon Quảng Ngãi ăn một lần vẫn chưa thấy đủ. Vậy nên hãy ghé thăm nơi đây thường xuyên hơn nữa nhé. Gợi ý những món ăn ngon sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian nấu nướng. Bạn không phải vắt óc căng thẳng nghĩ xem "Hôm nay ăn gì" hay "Tối nay ăn gì".
Đến miền Tây đừng quên mua 7 đặc sản nổi tiếng Mỗi tỉnh miền Tây đều có những đặc sản riêng nhưng có những món đã phổ biến khắp cả vùng vì nhiều người đi đây đi đó, ưa chuộng và mua về. 1. Mắm cá 2. Quả mây gai Tiếp tục là một đặc sản của An Giang, quả này có xuất xứ ở Thái Lan rồi du nhập về đây, sau đó...