Cổng thanh toán PayGov: Giải pháp giúp người dân và doanh nghiệp thanh toán dịch vụ công
Với sự ra đời của cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov, người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu, tìm kiếm, thực hiện thanh toán mọi lúc, mọi nơi, trên mọi kênh và đảm bảo thân thiện.
Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov chính thức ra mắt.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ ra mắt cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (PayGov) với sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thuế, các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cùng nhiều cơ quan và doanh nghiệp.
PayGov là cổng hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến quốc gia, thực hiện chức năng tạo lập nền tảng hỗ trợ cho các cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương. Chức năng thanh toán do NAPAS và các trung gian thanh toán khác cung cấp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí với các cơ quan chính phủ.
Video đang HOT
Thông qua kết nối đến cổng thanh toán điện tử NAPAS, PayGov cho phép hơn 100 triệu khách hàng sử dụng thẻ nội địa và tài khoản thanh toán của tất cả các ngân hàng Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 trên phạm vi 63 tỉnh thành trên toàn quốc một cách an toàn, nhanh chóng, hỗ trợ đa thiết bị, đa kênh thanh toán với các tính năng như thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí, tự động trả phí định kỳ, tra soát – khiếu nại, quản lý rủi ro, gian lận giả mạo.
PayGov còn cho phép các đơn vị cung cấp dịch công quản lý chi tiết từng khoản thanh toán, theo dõi các luồng tiền được chuyển trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trước mắt, PayGov triển khai dịch vụ thanh toán hành chính công, tiến tới là thanh toán dịch vụ thiết yếu như thanh toán hóa đơn điện, nước, nộp phạt vi phạm hành chính.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, việc phát triển và đưa vào sử dụng PayGov là một giải pháp để tháo gỡ nút thắt trong việc thúc đẩy triển khai và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối, sử dụng PayGov sẽ hoàn thành chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020 và đặc biệt là người dân, doanh nghiệp có thể thanh toán dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng dịch vụ công.
Hệ thống thông tin một cửa điện tử kết nối với các hệ thống thanh toán trung gian; từ đó tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, tìm kiếm, thực hiện thanh toán, mọi lúc, mọi nơi, mọi kênh. Đồng thời, hệ thống giúp các cơ quan cung cấp dịch vụ công có thể kết nối với mọi hệ thống thanh toán trung gian, thực hiện tra soát, đối soát và quyết toán thống nhất trên toàn quốc.
Hệ thống PayGov được thiết kế để giải quyết 3 vấn đề chính, trong đó có việc kết nối. Cổng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành địa phương chỉ cần kết nối với Cổng PayGov với một giao điện thống nhất là có thể sử dụng các tiện ích của tất cả trung gian thanh toán. Các trung gian thanh toán cũng chỉ cần kết nối đến Cổng PayGov là có thể tiếp cận, cung cấp dịch vụ cho tất cả bộ, ngành, địa phương.
Cổng PayGov còn cung cấp công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề tra soát, đối soát, quyết toán giữa các bên liên quan; đặc biệt là hỗ trợ đối soát, quyết toán một cách tự động với kho bạc. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho dịch vụ công trực tuyến, cổng này còn có thể mở rộng đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dân đối với dịch vụ, tiện ích khác như y tế, giáo dục, điện, nước…
Không chỉ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp công cụ hỗ trợ thanh toán dịch vụ công thuận lợi, minh bạch và đáng tin cậy, cổng PayGov được coi là tiền đề để thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Chính thức vận hành Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia
Ngày 24/7, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ ra mắt Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (PayGov).
Các đại biểu bấm nút ra mắt PayGov.
Hệ thống này được thiết kế để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng. Trong đó, về kết nối, Cổng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành địa phương chỉ cần kết nối với Cổng PayGov với một giao diện thống nhất là có thể sử dụng các tiện ích của tất cả các trung gian thanh toán.
Đồng thời, các trung gian thanh toán chỉ cần kết nối đến Cổng PayGov là có thể tiếp cận, cung cấp dịch vụ cho tất cả các bộ, ngành, địa phương. Về tra soát, đối soát, quyết toán, Cổng PayGov cung cấp công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề về tra soát, đối soát, quyết toán giữa các bên liên quan; đặc biệt là hỗ trợ đối soát, quyết toán một cách tự động với Kho bạc.
Về một địa chỉ thanh toán thống nhất, Cổng PayGov không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho dịch vụ công trực tuyến mà còn có thể mở rộng đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dân đối với dịch vụ, tiện ích khác như y tế, giáo dục, điện, nước...
Google sẽ trả tiền khi sử dụng tin tức của doanh nghiệp truyền thông Trên trang blog của mình, Google cho biết sẽ bắt đầu chương trình thanh toán cho các hãng truyền thông những nội dung chất lượng cao dự kiến vào cuối năm nay. Ảnh minh họa. (Nguồn: PA) Tập đoàn công nghệ Google ngày 25/6 thông báo sẽ thanh toán cho các hãng truyền thông đối tác tại 3 quốc gia và đề xuất...