Công tác quản lý Quỹ BHXH bảo đảm an toàn, bền vững
Bước sang năm 2022, dự báo dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) triển khai các giải pháp hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bên cạnh nâng cao công tác quản lý Quỹ BHXH đảm bảo an toàn, bền vững.
Nhân dịp này, ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí về những kết quả nổi bật của ngành trong năm qua và định hướng giải pháp trong năm 2022.
Tại cuộc làm việc với BHXH Việt Nam vào tháng 12/2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương những kết quả mà toàn ngành BHXH Việt Nam đã đạt được trong năm 2020 và năm 2021. Những kết quả đó cụ thể là gì, thưa ông?
Ngày 8/12/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với BHXH Việt Nam. Tại cuộc làm việc, ngành BHXH Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ biểu dương những kết quả đạt được trong năm 2020 và năm 2021, thể hiện qua một số mặt công tác nổi bật như: Bám sát chủ trương, đường lối, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện chính sách về BHXH, BHYT, BHTN; đặc biệt đã phối hợp trình cấp có thẩm quyền ban hành và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
Tích cực triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, đạt được nhiều mục tiêu đề ra; độ bao phủ BHXH, BHYT ngày càng được mở rộng, trong đó người tham gia BHXH tự nguyện đạt vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, BHYT cơ bản hoàn thành mục tiêu bao phủ toàn dân.
Công tác quản lý Quỹ BHXH bảo đảm an toàn, bền vững, hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô.
Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, đổi mới phương thức, cách thức thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao tính tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
BHXH đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương, giảm đầu mối cấp Vụ, cấp phòng, các chức danh lãnh đạo các cấp ở cả Trung ương và địa phương (giảm 2.168 biên chế, 10% so với biên chế được giao năm 2016) theo mục tiêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Là một trong những cơ quan đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai kịp thời, hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, liên thông, giải quyết thủ tục hành chính trên Trục dữ liệu quốc gia, triển khai ứng dụng VssID- BHXH số. Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử của BHXH Việt Nam đã hỗ trợ hiệu quả trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh thời gian qua.
Những kết quả đó có được từ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc, phối hợp của các bộ, ngành và địa phương trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Là cơ quan được giao thực hiện các chính sách này, ngành BHXH Việt Nam đã tập trung, quyết liệt, sáng tạo trong việc triển khai, cụ thể hóa chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; kịp thời xây dựng kế hoạch, kịch bản điều hành chi tiết, linh hoạt, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh, thiên tai nhất là trong tình hình đại dịch COVID-19 hai năm qua.
Toàn ngành cũng đã phát huy tối đa nền tảng, sức mạnh nội tại về nguồn lực cán bộ, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thụ hưởng kịp thời, đầy đủ các quyền lợi an sinh; phát huy, tăng cường sự đoàn kết, trách nhiệm, quyết tâm, cố gắng, nỗ lực khắc phục, vượt qua khó khăn, thử thách của công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành.
Video đang HOT
Năm 2021, bên cạnh những công việc thường xuyên, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ “chưa có tiền lệ” đến người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19. Ông có thể cho biết kết quả và đánh giá như thế nào về những chính sách này?
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, đặc biệt là đợt dịch lần thứ tư, với vai trò là cơ quan thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN, trong năm 2021, BHXH Việt Nam đã tiếp tục chủ động, tích cực đề xuất, tham gia phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch gồm:
Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021, Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021; đặc biệt là Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 về chính sách hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)…
Hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn.
Ngay sau khi các văn bản trên được ban hành, BHXH Việt Nam đã tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các chính sách hỗ trợ, với phương châm đưa chính sách đến với doanh nghiệp và NLĐ nhanh nhất, thuận tiện nhất. Kết quả trong thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, chỉ sau 7 ngày, toàn ngành đã hoàn thành việc điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 375 nghìn đơn vị, tương ứng 11,238 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 5 ngày còn 1 ngày làm việc; thành lập các Đoàn công tác để trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn tại Hà Nội và 19 tỉnh, thành phố phía Nam.
Tính đến ngày 28/12/2021, toàn Ngành đã giải quyết cho 846 đơn vị với 160.218 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền hơn 1.113 tỷ đồng; xác nhận danh sách cho 3.012.864 NLĐ của 70.804 đơn vị SDLĐ để hưởng các chính sách hỗ trợ.
Trong thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, trong vòng 5 ngày (đến 5/10/2021), toàn Ngành đã hoàn thành việc gửi thông báo giảm mức đóng (1% xuống 0%) vào quỹ BHTN đến 363,6 nghìn đơn vị SDLĐ, với số tiền điều chỉnh giảm khoảng 7.594,6 tỷ đồng. Hiện đã có hơn 12,7 triệu người lao động được nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN với tổng số tiền khoảng 30,11 nghìn tỷ đồng.
Các gói hỗ trợ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã kịp thời hỗ trợ, chia sẻ khó khăn đối với NLĐ và đơn vị SDLĐ đang gặp khó khăn do đại dịch COVIDd-19; đồng thời, thể hiện rõ tính nhân văn của chính sách BHXH, BHTN, đảm bảo hài hòa nguyên tắc chia sẻ, nguyên tắc đóng – hưởng được kết hợp với nguyên tắc công bằng.
Trong triển khai các chính sách, lãnh đạo BHXH Việt Nam đã liên tục có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt trong toàn hệ thống; đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm, sự chủ động với phương châm lấy người dân, NLĐ, NSDLĐ làm trung tâm phục vụ; đồng thời cắt giảm tối đa thời gian giải quyết hồ sơ (thậm chí có những thủ tục cắt giảm từ 5 ngày xuống còn không quá 1 ngày làm việc)… để chính sách hỗ trợ đến được với NLĐ, NSDLĐ một cách sớm nhất, hiệu quả nhất.
Việc ngành BHXH Việt Nam triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho NLĐ, giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, đẩy lùi dịch COVID-19, sớm ổn định kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân.
Theo dự báo, dịch COVID-19 trong năm 2022 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; đồng thời, ngành BHXH Việt Nam cũng cần thực hiện rất nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ mới trong năm tới. Xin ông cho biết về những mục tiêu và giải pháp của ngành trong năm 2022?
Có thể thấy, dịch COVID-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy hiểm, khó lường; nguy cơ lan rộng, bùng phát của đại dịch vẫn còn hiện hữu; hoạt động của các trung tâm kinh tế, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp, tỉnh, thành phố lớn gặp nhiều khó khăn; chuỗi cung ứng lao động bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của đại dịch; đời sống NLĐ, người dân gặp khó khăn, đặc biệt là nhóm lao động phi chính thức, do tạm dừng việc, nghỉ việc, thậm chí mất việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện nhiệm vụ của ngành khi thực hiện các chính sách an sinh…
Những vấn đề đó đòi hỏi, yêu cầu ngành BHXH Việt Nam phải có kế hoạch thích ứng linh hoạt, phù hợp; tiếp tục đổi mới phương thức, cách thức hoạt động của hệ thống, đặc biệt là việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng, sử dụng công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT, BHTN trong tình hình mới, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và các chủ thể tham gia.
Trong năm 2022, BHXH Việt Nam xác định, tập trung cao độ, nỗ lực cao nhất, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao; thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19 (đảm bảo theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ).
Theo đó, BHXH thường xuyên rà soát, xây dựng, kịp thời phát hiện, đề xuất, kiến nghị sửa đổi những điểm bất cập, hoàn thiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; tăng cường phân cấp, phân quyền, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, cá thể hóa trách nhiệm và tăng cường giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành hỗ trợ kịp thời, tốt nhất cho công tác phòng chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tích cực, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với người yếu thế, người dân, NLĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; thống nhất quan điểm chỉ đạo xuyên suốt “lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ”.
Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, phát huy tối đa nền tảng, nguồn lực về cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ của ngành BHXH Việt Nam để phục vụ doanh nghiệp, người dân.
Đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm, đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm từng vùng miền, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tâm lý từng nhóm dân cư; chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên môi trường Internet, mạng xã hội; bảo đảm người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách BHXH, BHYT…
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên nhân vụ cầu vượt cao tốc Trung Quốc lật nghiêng, hất văng xe tải
Theo đánh giá ban đầu, vụ cầu cao tốc ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc lật nghiêng cuối tuần qua khiến 4 người thiệt mạng do nhiều yếu tố, trong đó có thiết kế của cây cầu.
Cầu vượt cao tốc ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bất ngờ bị lật nghiêng hôm 18/12 (Ảnh: Reuters).
Global Times đưa tin, ít nhất 4 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương sau khi một đoạn cầu vượt cao tốc ở thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bất ngờ lật nghiêng và sập xuống chiều 18/12. Đây là cây cầu nối giữa đường cao tốc Thượng Hải - Trùng Khánh và Đại Khánh - Quảng Châu.
Đoạn cầu bị lật nghiêng gần 90 độ, hất văng 3 chiếc xe tải trên cầu, và đè một ô tô khác ở bên dưới. Một ô tô tải bị gãy làm đôi.
Wang, chủ nhân chiếc ô tô bị đè bên dưới cho biết, ông và hai người bạn đã phải phá cửa sau ô tô để thoát ra ngoài trước khi đoạn cầu sập hẳn xuống. "Chỉ 3 phút sau, đoạn cầu bị nghiêng sập xuống và đè bẹp chiếc xe. Tôi và hai người bạn suýt chết", ông Wang kể lại.
Cầu vượt cao tốc Trung Quốc bất ngờ lật nghiêng, 4 người chết
Cơ quan chức năng trung ương và địa phương đã ngay lập tức vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ sập cầu.
Song Jianjun, một người làm trong ngành xây dựng, nhận định trọng tải vượt quá quy định có thể là nguyên nhân chính. Ông Song nói, một trong các xe tải bị hất văng có trọng tải 198 tấn, gấp gần 4 lần trọng tải tối đa cho phép là 49 tấn.
Trong khi đó, ông Li Faxiong, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu đường cao tốc thuộc Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, nhận định thảm kịch này do cả trọng tải của xe và bản thân thiết kế của cây cầu.
Ba chiếc xe tải bị hất văng, trong đó có một ô tô trọng tải 198 tấn (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Vụ việc khiến 4 người thiệt mạng và 8 người bị thương (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Cây cầu bị sập là dạng cầu trụ đơn. Giới chuyên gia tin rằng, kiểu thiết kế này khiến cho cầu dễ bị sập hơn, đặc biệt khi có nhiều phương tiện di chuyển cùng một phía và ở đoạn đường dốc.
Xu Xiangyu, một người khác trong ngành xây dựng của Trung Quốc, cho biết, những năm gần đây, nhiều vụ lật xe đã xảy ra ở các cầu trụ đơn. Do vậy, nhiều cây cầu trụ đơn được xây dựng từ những ngày đầu đang được gia cố hoặc tu sửa.
Hiện chưa rõ vì sao chiếc xe tải quá tải trọng có thể vượt các chốt kiểm soát để lên cầu, song một số quan chức địa phương cho biết, tài xế của xe tải có thể đã tìm cách lách chốt. Sở giao thông Hồ Bắc và Thiểm Tây đang phối hợp để điều tra vụ việc. Vượt tải trọng và tốc độ là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn ở Trung Quốc những năm gần đây, trong đó có các vụ sập cầu, sập đường hay tai nạn ô tô.
Cây cầu bị lật nghiêng được đưa vào khai thác từ tháng 9/2010. Cây cầu có độ dài hơn 731 m, rộng 13 m. Cầu vượt này là một phần của tuyến đường cao tốc dài 1.900 km nối Thượng Hải với Trùng Khánh - trung tâm công nghiệp lớn phía tây Trung Quốc.
Đăng ảnh người lạ lên mạng nhận là bạn trai, cô gái suýt hại một gia đình Cô gái không ngờ sự vô ý của mình lại gây ra một chuyện nghiêm trọng khiến cô phải lãnh hậu quả. Cô gái họ Hoàng (Thiệu Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc) mới đây chụp bức ảnh người đàn ông lạ đi qua đường, rồi đăng lên trang cá nhân của mình với dòng trạng thái mùi mẫn. Bức ảnh anh Sử qua...