Công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL triển khai còn chậm
Theo báo cáo của Tổng cục thủy sản, hiện nay diện tích sản xuất tôm nước lợ ở ĐBSCL hơn 667.000 ha, chiếm 94% cả nước, trong đó tôm sú hơn 596.000 ha, tôm thẻ chân trắng hơn 71.000 ha, tổng sản lượng tôm hơn 455.000 tấn.
Việc triển khai và thực hiện các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tại ĐBSCL còn chậm. Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Hội nghị do Tổng cục thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 23/9.
Theo báo cáo của Tổng cục thủy sản, hiện nay diện tích sản xuất tôm nước lợ ở ĐBSCL hơn 667.000 ha, chiếm 94% cả nước, trong đó tôm sú hơn 596.000 ha, tôm thẻ chân trắng hơn 71.000 ha, tổng sản lượng tôm hơn 455.000 tấn.
Công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL triển khai còn chậm. (Ảnh minh họa)
Thực hiện quy định về đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực đến nay, các địa phương đã tập trung cấp mã số các hộ dân, cơ sở nuôi cá tra và tôm nước lợ. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục đăng ký vẫn còn chậm, nguyên nhân được xác định do người nuôi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không chính chủ và số còn lại thì không có hợp đồng thuê đất dài hạn.
Ngoài ra, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân nuôi trồng thủy sản phần lớn là đất trồng lúa, đất rừng, trồng cây hàng năm, đất ven sông nên chưa phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Thủy sản, vì vậy người dân gặp khó khăn khi thiết lập hồ sơ đăng ký nuôi trồng thủy sản.
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản cho biết, trong thời gian tới sẽ tham mưu cho Bộ NN&PTNT để có kế hoạch lập bản đồ điện tử tất cả mã số cơ sở để việc quản lý thuận lợi, các đối tác nhập khẩu có thể truy xuất được hàng hóa bằng thao tác trên máy tính, đảm bảo tính minh bạch, tin tưởng các nhà xuất khẩu và nhập khẩu, từ đó nâng cao thương hiệu của thủy sản Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Trần Đình Luân (phải), Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản.
“Trong luật đã quy định địa phương có trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn và giúp cho người dân và doanh nghiệp các quy định, các nội dung cần phải tuân thủ và chuẩn bị được tài liệu để đăng ký cấp mã số, từ đó các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản ở địa phương có trách nhiệm cấp mã số và quản lý mã số đấy cùng người dân và doanh nghiệp ở địa phương. Đây là một trong những căn cứ giúp cho kết nối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp có đủ căn cứ để hồ sơ chúng ta liên thông từ cơ sở nuôi, đến nhà máy và xuất khẩu sang thị trường quốc tế, ta truy xuất được nguồn gốc” – ông Trần Đình Luân nêu rõ.
Vấn đề cấp mã số vùng nuôi là mối quan tâm lớn đối với các đối tác nhập khẩu, đây là một trong những tiêu chuẩn mà các đối tác có thể mua hay không mua sản phẩm hiện nay.
Theo Tổng cục thủy sản, từ khi hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực đã có gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở từ 0-22% được giảm về 0%, trong đó các sản phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng đông lạnh được giảm từ mức đang áp dụng là 4,2% về 0%. Hiệp định là cơ hội tốt để đưa hàng hóa vào thị trường tiềm năng với hơn 500 triệu dân, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản của Việt Nam./.
Lần đầu tiên tôm đông lạnh xuất khẩu đi EU theo EVFTA
Hôm nay, 11/9, những lô sản phẩm tôm đông lạnh đầu tiên của Việt Nam đã chính thức "lên đường" đi EU sau hơn 1 tháng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân phát biểu tại Lễ xuât khẩu tôm sáng nay 11/9 tại Ninh Thuận. Ảnh: TCTS
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU.
Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU có mức thuế là 12% đến 20% về 0% ngay như tôm sú đông lạnh.
Sau 5-7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, một số mặt hàng tôm khác sẽ được điều chỉnh về 0%. Hiện nay, hầu hết hệ thống phân phối sản phẩm tôm cao cấp tại EU đều yêu cầu chứng nhận ASC.
Đây là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất áp dụng cho nuôi trồng thủy sản, là bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. Hiện nay, diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận này ở Việt Nam đã và đang được nhân rộng để đáp ứng yêu cầu thị trường EU. Những lô tôm xuất đi hôm nay đều đạt chứng chỉ ASC.
Từ góc độ doanh nghiệp, Công ty TNHH Thông Thuận (Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) là một trong những doanh nghiệp điển hình trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm, sẵn sàng tận dụng cơ hội từ EVFTA.
Doanh nghiệp này có 2 nhà máy, 1 đặt tại khu công nghiệp Thành Hải (Ninh Thuận) và 1 tại khu công nghiệp Suối Dầu (Khánh Hòa). Doanh số xuất khẩu của 2 nhà máy hàng năm đạt 100-120 triệu USD. Cơ cấu thị trường là: Nhật Bản chiếm 35%; châu Âu chiếm 45%; Mỹ chiếm từ 10-15%, còn lại các thị trường khác.
Quy trình sản xuất của Công ty Thông Thuận là một chuỗi sản xuất khép kín từ con giống đến nuôi và chế biến xuất khẩu. Toàn bộ các xí nghiệp nuôi và nhà máy của Thông Thuận đều đạt tiêu chuẩn quốc tế như: BRC, Global GAP, ASC, BAP....
Dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU từ nay đến hết năm dự kiến sẽ tiếp tuc tăng. Ảnh: N.Thanh
Đại diện lãnh đạo Công ty cho hay, khi Việt Nam tham gia EVFTA, các đơn hàng của Công ty tại thị trường EU cũng tăng mạnh và có sự dịch chuyển cơ cấu nhóm thị trường xuất hàng của toàn hệ thống.
Tính tới ngày 31/8/2020, doanh thu hoạt động xuất khẩu của toàn hệ thống đạt gần 70 triệu USD. Tháng 9/2020, Công ty dự kiến xuất khẩu 9,5 triệu USD, trong đó xuất vào EU khoảng 4,5 triệu USD. Dự kiến trong năm 2020, doanh số xuất khẩu vào EU của Công ty Thông Thuận đạt khoảng 45 triệu USD.
Đề cập chung tới xuất khẩu tôm của toàn ngành, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, xuất khẩu tôm sang EU tháng 8/2020 tăng khoảng 20% so với tháng 8/2019.
Dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU từ nay đến hết năm sẽ tiếp tuc tăng mặc dù tốc độ tăng chưa cao do vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19. Nhờ lợi thế về thuế của tôm Việt Nam tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh nên nhà xuất khẩu của EU cũng tìm tới nguồn cung từ Việt Nam nhiều hơn.
Tại EU, dịch bệnh Covid-19 đã có tác động nhiều tới xu hướng của các nhà nhập khẩu EU và thói quen tiêu thu tôm của người dân. Nhu cầu tôm tại lĩnh vực dịch vu nhà hàng giảm mạnh trong khi nhu cầu tôm tại các hệ thống bán lẻ tăng do người dân mua về chế biến tại nhà.
Tiêu thu các sản phẩm tôm tươi ít hơn trong khi các sản phẩm đông lạnh, đóng gói ăn liền, sản phẩm đóng gói tăng.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản phân tích: "Những năm gần đây người tiêu dùng EU ngày càng chủ động quan tâm đến sản phẩm bền vững. Khi dịch Covid-19 xảy ra, xu hướng này lại càng rõ nét. Người EU ưu tiên sản phẩm được chứng nhận, đảm bảo không chỉ tính bền vững mà còn phải truy xuất được nguồn gốc, lành mạnh, được sản xuất an toàn và vệ sinh".
Việt Nam có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản còn EU lại có nhu cầu lớn các mặt hàng này với trị giá nhập khẩu chiếm 8,4% tổng trị giá nhập khẩu hàng năm. Điều đó cho thấy, dư địa tăng trưởng xuất khẩu nông sản vào thị trường EU vô cùng lớn.
Theo đánh giá bước đầu, sau hơn 1 tháng EVFTA có hiệu lực và được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU. Điển hình, từ đầu tháng 8/2020 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020. Trong đó mặt hàng tăng tập trung nhiều vào tôm và mực...
Đơn hàng xuất khẩu thủy sản bật tăng sau khi EVFTA có hiệu lực Sau hơn 1 tháng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực (ngày 1/8/2020-PV), đơn hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU ghi nhận tăng rõ rệt so với tháng trước đó. Chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: T.H Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), EVFTA đã tạo cơ hội để hàng hóa Việt Nam...