Công tác cải cách hành chính ở xã Vạn Hưng: Chuyển biến tích cực
Từ năm 2020, UBND xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh ( Khánh Hòa) đã triển khai hệ thống phần mềm đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức khi đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận “một cửa” của xã. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân tại địa phương.
Những năm qua, UBND xã Vạn Hưng đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn. Ông Trần Trung Thông – Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Hưng cho biết, địa phương tập trung thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; quán triệt cán bộ, công chức nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; xây dựng cơ sở vật chất cho bộ phận “một cửa” đạt chuẩn, trong đó triển khai phần mềm đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức.
Người dân đánh giá sự hài lòng qua hệ thống tự động khi đến thực hiện thủ tục hành chính.
Ông Nguyễn Văn Minh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ: Thời gian qua, huyện Vạn Ninh có nhiều mô hình, sáng kiến về CCHC, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của địa phương cũng như nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Trong số đó có việc triển khai hệ thống phần mềm đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức của UBND xã Vạn Hưng. Đây là mô hình hay cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Trước đây, địa phương thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng qua điều tra xã hội học; kết quả, mức độ hài lòng của khách hàng khi đến thực hiện các TTHC chưa cao. Từ tháng 7-2020, xã Vạn Hưng đã triển khai hệ thống phần mềm đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức. Hệ thống gồm 1 màn hình cảm ứng trong đó tích hợp dữ liệu thông tin về cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa”. Sau khi hoàn thành việc giải quyết TTHC, người dân sẽ thể hiện mức độ hài lòng qua việc lựa chọn đánh giá “hài lòng” hoặc “không hài lòng” về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức cũng như quá trình giải quyết TTHC. Ông Nguyễn Văn Nhung (thôn Xuân Đông) cho biết: “Tôi thường xuyên đến bộ phận “một cửa” của xã để giải quyết TTHC. Tôi nhận thấy cán bộ, công chức làm việc có tinh thần trách nhiệm, vui vẻ, nhiệt tình hướng dẫn người dân khi đến làm thủ tục; cơ sở vật chất được đầu tư khang trang; thiết bị giúp việc đánh giá mức độ hài lòng người dân thuận lợi, chính xác hơn”.
Video đang HOT
Hàng tháng, UBND xã Vạn Hưng thực hiện trích xuất dữ liệu phần mềm để đánh giá cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết TTHC và giao tiếp với người dân để kịp thời chấn chỉnh. Qua tổng hợp cho thấy, chỉ số mức độ hài lòng của người dân đối với cán bộ, công chức tăng lên, tạo chuyển biến tích cực trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Năm 2020, bộ phận “một cửa” của xã đã tiếp nhận, giải quyết 3.224 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn là 0,4%.
Ông Trần Ngọc Khiêm – Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, năm 2020, xã Vạn Hưng là đơn vị dẫn đầu về công tác CCHC khối UBND các xã, thị trấn của huyện. Trong đó, điều rất đáng ghi nhận là địa phương đã mạnh dạn triển khai hệ thống phần mềm đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức và đạt được hiệu quả, bước đầu góp phần nâng cao công tác CCHC của địa phương trong năm qua.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đại hóa cải cách hành chính
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hiện đại hóa hành chính là một trong những yếu tố tiên quyết trong công tác cải cách hành chính.
Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: mpi.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hiện đại hóa hành chính là một trong những yếu tố tiên quyết trong công tác cải cách hành chính. Theo đó, Bộ luôn chú trọng thực hiện chuyển đổi số.
Cụ thể, Bộ đã xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là hệ thống cốt lõi trong xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần minh bạch hóa thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua 17 dự án Luật, với nhiều cơ chế, chính sách then chốt có tính chất tiên phong, định hướng.
Về cải cách thủ tục hành chính, hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều ban hành phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh và các hoạt động kiểm tra chuyên ngành, tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết tốt các hồ sơ thủ tục hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Đặc biệt, năm 2020, Bộ đã tham mưu xây dựng, soạn thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Dầu tư với nhiều cải cách mạnh mẽ.
Luật Đầu tư năm 2020 đã bãi bỏ 16 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, khoảng 400 điều kiện kinh doanh tương ứng với 23 ngành, nghề này đã được cắt giảm.
Căn cứ danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được điều chỉnh tại Luật Đầu tư năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, rà soát và trình Chính phủ danh mục các điều kiện kinh doanh cần tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa.
Trong đó có các điều kiện kinh doanh liên quan tới một số ngành nghề như: kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; kinh doanh dịch vụ bưu chính; hoạt động của nhà xuất bản; kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền; các quy định về chứng chỉ...
Không những thế, Luật Doanh nghiệp năm 2020 bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn cần thiết, gồm: thủ tục thông báo mẫu dấu; đồng thời, quy định doanh nghiệp có thể sử dụng dấu "số" thay cho dấu "truyền thống", thủ tục báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, thủ tục xin phép cơ quan đăng ký kinh doanh để ra hạn họp đại hội đồng cổ đông thường niên...
Bên cạnh đó, để tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, hướng tới một dịch vụ hành chính công hiện đại, Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã được triển khai xây dựng và đưa vào vận hành.
Hệ thống này đáp ứng yêu cầu dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, giúp giảm thời gian, chi phí thành lập doanh nghiệp, đồng thời góp phần xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh minh bạch, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt cải cách hành chính trong thời tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đổi mới thể chế về sở hữu; rà soát hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, các quyền, nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật...
Bên cạnh đó, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.../.
3 cục hải quan dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính Cục Hải quan Đà Nẵng, Đồng Nai và TP. Hồ Chính Minh cùng đạt số điểm 89/90, dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan theo Quyết định 3751/QĐ-TCHQ. Cán bộ Hải quan Đà Nẵng hướng dẫn DN hoàn thiện thủ tục nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Sơn Tổng cục...