Công tác bầu cử tại Mỹ diễn ra thuận lợi
Ngày 5/11 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), hàng chục triệu cử tri New York và các bang ở bờ Đông đã tới các điểm bầu cử để bỏ phiếu bầu trong khuôn khổ cuộc tổng tuyển cử tại nước này.
Cử tri xếp hàng làm thủ tục và lấy phiếu bầu tại Manhattan, New York.
Ban tổ chức bầu cử bang New York bố trí các nhân viên phụ trách bầu cử để hỗ trợ từng cử tri làm thủ tục.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, do lo ngại vấn đề an ninh, nhà chức trách tại các bang như New York, Connecticut, Delaware, New Jersey, Pennsylvania… đã tăng cường nhiều biện pháp an ninh, công tác tổ chức bầu cử cũng được chuẩn bị kỹ lương.
Công tác an ninh bầu cử và xác nhận danh tính cử tri được thực hiện nghiêm túc tại một điểm bầu cử ở quận Bronx, thành phố New York.
Về cơ bản, hoạt động bỏ phiếu của cử tri tại hầu hết các bang đã diễn ra suôn sẻ. Tại bang New York, năm nay có gần 13 triệu cử tri đăng ký, trong đó cử tri đảng Dân chủ chiếm số lượng áp đảo với 5,9 triệu; cử tri Cộng hòa có 2,8 triệu và hơn 3 triệu cử tri độc lập.
Cử tri tại bang New Jersey nhận phiếu và từng người vào cabin cá nhân điền thông tin phiếu bầu để đảm báo tính bảo mật.
Cử tri điền thông tin phiếu bầu tại một điểm bầu cử ở quận Brooklyn, New York.
Thăm dò ngoài vòng bỏ phiếu cho thấy đa số cử tri New York vẫn đặt niềm tin vào ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris và dự kiến nữ Phó Tổng thống Mỹ sẽ giành chiến thắng tại tiểu bang có 28 phiếu đại cử tri với truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ này. New York là “một bang xanh” luôn bầu cho ứng cử viên của đảng Dân chủ trong mọi cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1988.
Năm nay, bang New York cũng tăng cường tối đa các nỗ lực hỗ trợ cử tri đi bầu. Một vài sự cố với máy quét phiếu bầu được ghi nhận ở khu vực bỏ phiếu Flushing ở thành phố New York, nhưng đã được nhân viên ủy ban bầu cử khắc phục nhanh chóng. Gần 3 triệu cử tri New York trước đó đã tham gia bầu cử sớm hồi cuối tháng 10. Theo tờ New York Post, có thể năm nay số lượng cử tri đi bỏ phiếu sẽ cao hơn con số 63,8% của 4 năm trước.
Cử tri bỏ lá phiếu bầu tại một điểm bầu cử ở quận Brooklyn, thành phố New York.
Tại mỗi điểm bỏ phiếu ở New York, ban tổ chức đều bố trí các nhân viên hỗ trợ tại từng máy bỏ phiếu. Nhà chức trách bang cũng cho người lao động nghỉ việc hoàn toàn trong ngày bầu cử để thực hiện nghĩa vụ công dân. Tuy nhiên, nhìn chung các điểm bầu cử vắng hơn thường lệ, một phần do tỷ lệ cử tri đi bầu sớm và bỏ phiếu qua đường bưu điện tăng mạnh.
Nhân viên phụ trách bầu cử tại một điểm bỏ phiếu ở Manhattan có mặt tại từng máy bầu để hỗ trợ cử tri bỏ phiếu và tránh sai sót.
Theo kế hoạch, hầu hết các bang ở bờ Đông của Mỹ bao gồm cả New York sẽ đóng hòm phiếu vào 21h ngày 5/11 theo giờ địa phương. Kết quả sơ bộ dự kiến sẽ có ngay sau đó (trưa 6/11 theo giờ Việt Nam).
Cử tri bỏ lá phiếu bầu tại một điểm bầu cử ở quận Manhattan, thành phố New York.
Tổng thống Biden xếp hàng bỏ phiếu sớm
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đi bỏ phiếu sớm tại bang quê nhà Delaware khi cuộc đua giữa hai ứng cử viên đang diễn ra gay cấn.
Tổng thống Joe Biden đẩy xe lăn giúp một phụ nữ trong lúc xếp hàng chờ vào bỏ phiếu ở Delaware hôm 28/10 (Ảnh: Reuters).
Ông Joe Biden, 81 tuổ.i, đã đi bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ tại một điểm bỏ phiếu ở New Castle, ngoại ô thành phố quê nhà Wilmington, bang Delaware hôm 28/10.
Đeo kính râm và mặc bộ vest tối màu, vị tổng tư lệnh sắp mãn nhiệm đã xếp hàng trong khoảng 30 phút. Ông trò chuyện với những cử tri khác, nói chuyện qua điện thoại và đẩy xe lăn giúp một cử tri tại điểm bỏ phiếu.
Khi đến lượt mình, ông Biden đã ký tên lên màn hình, nhận phiếu, sau đó được hướng dẫn đến một khu vực bỏ phiếu kín có rèm che.
Ông Biden bước ra ngoài sau khi bỏ phiếu kín (Ảnh: Reuters).
Các phóng viên đã hỏi Tổng thống Biden rằng liệu đây có phải khoảnh khắc buồn vui lẫn lộn đối với ông, khi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử mà ông từng hy vọng sẽ giành chiến thắng hay không. Ông Biden cho biết: "Thật ngọt ngào".
Sau đó, ông Biden đã ch.ỉ tríc.h ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump về sự kiện vận động tranh cử tại New York, nơi một loạt diễn giả đã đưa ra những bình luận phân biệt chủng tộc.
"Thật đáng xấu hổ. Đối với một tổng thống", ông Biden nói với các phóng viên.
Tổng thống Biden xếp hàng bỏ phiếu sớm (Nguồn: AP).
Ông Biden cũng ch.ỉ tríc.h việc tỷ phú Elon Musk, ông trùm công nghệ ủng hộ cựu Tổng thống Trump, tặng 1 triệu USD cho những cử tri đã đăng ký là "hoàn toàn không phù hợp".
Ông Biden đã rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng sau cuộc tranh luận được đán.h giá là lép vế hơn so với ông Trump. Đương kim tổng thống Mỹ nói rằng ông muốn "truyền ngọn đuốc" cho Phó Tổng thống Kamala Harris.
Sau khi dừng chiến dịch tranh cử, ông Biden đã tích cực ủng hộ bà Harris trở thành ứng viên tổng thống đảng Dân chủ. Ông nỗ lực thuyết phục cử tri rằng bà Harris sẽ mang đến sự thay đổi cho nước Mỹ.
"Phó Tổng thống Harris đã chứng minh bà là lựa chọn tốt nhất để dẫn dắt đất nước chúng ta tiến lên. Chúng ta sẽ không lùi bước", Tổng thống Biden bình luận sau cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Kamala Harris hôm 10/9.
Trong cuộc tranh luận, bà Harris tập trung vào những thành tựu của chính quyền Tổng thống Biden, nêu bật những thành công trong việc chống lạm phát và xây dựng lại quan hệ ngoại giao.
Khi được hỏi về vai trò khiêm tốn của mình tại các sự kiện vận động tranh cử, ông Biden cho biết: "Tôi đã đến tất cả các tiểu bang chiến trường, nhưng tôi cũng phải tiếp tục công việc của mình".
Các chuyên gia nhận định thành tựu đáng kể của Phó Tổng thống Harris đã giúp bà củng cố vị thế trên chính trường, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu vào tháng 11. Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ ông Trump vẫn trung thành với nhà lãnh đạo của họ, nhấn mạnh vào kinh nghiệm và khả năng giải quyết các vấn đề trong và ngoài nước Mỹ.
Chiến dịch tranh cử của 2 ứng viên đang ở giai đoạn cao trào khi cả 2 đều đang tập trung nỗ lực để giành được các cử tri ở những bang chiến trường. Hiện cả 2 ứng viên đều bám đuổi sít sao trong các cuộc khảo sát trước thềm bầu cử vào ngày 5/11.
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải Ngày 21/9, các nhà lãnh đạo của nhóm Bộ tứ (Quad) - gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, đã nhất trí mở rộng hợp tác về an ninh hàng hải, tập trung vào việc nâng cao khả năng tương tác giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của các nước thành viên. (Từ trái sang) Thủ tướng Australia Anthony Albanese,...