Công suất các khách sạn Phú Quốc tăng mạnh dịp cuối năm
Sau thời gian dài chịu cảnh ảm đạm, công suất phòng nghỉ tại Phú Quốc được dự báo tăng mạnh vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh 2023 và Tết Dương lịch 2024.
Chia sẻ với phóng viên VOV.VN, ông Trần Trung Hiếu – chủ một cơ sở kinh doanh du lịch tại Phú Quốc cho biết thị trường du lịch tại đảo Ngọc có những chuyển biến mới dịp cuối năm 2023: “Cuối năm nay thị trường Phú Quốc khác những năm gần đây và cả giai đoạn trước Covid-19. Trước đây giai đoạn này Phú Quốc chủ yếu đón khách Âu Mỹ, Australia thì năm nay khách Hàn Quốc lại rất đông. Lượng khách Hàn Quốc tăng mạnh từ tháng 11, sớm hơn cả khách phương Tây. Tại khu vực trung tâm Phú Quốc nhanh chóng mọc lên nhiều hàng quán, dịch vụ và tour du lịch nhắm tới khách Hàn Quốc”.
Các nhà hàng ở trung tâm Phú Quốc đã ghi nhận lượng khách tăng trở lại.
Theo đánh giá sơ bộ Sở Du lịch Kiên Giang, từ nay đến hết kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, công suất phòng nghỉ trên địa bàn Phú Quốc đạt khá cao ở phân khúc 4 – 5 sao. Hiện nay vé bay nội địa đang có xu hướng tăng cao nên khách nội địa đến Phú Quốc còn ít, trong khi khách quốc tế đến Phú Quốc lại đang tăng dần.
“Phân khúc cao cấp tiêu chuẩn 5 sao đạt bình quân từ 60% trở lên, có cơ sở đã được đặt chỗ đến 97%. Phân khúc 4 sao cũng đạt khá, tập trung tại các cơ sở ở vị trí trung tâm, gần khu vui chơi giải trí, trung bình từ 35 – 80%. Các phân khúc lưu trú còn lại công suất đạt thấp, ngoại trừ các cơ sở ở vị trí trung tâm thành phố Phú Quốc”, một lãnh đạo Sở Du lịch Kiên Giang cho biết.
Thống kê trên của Sở Du lịch Kiên Giang tương đối phù hợp với phân tích mới đây của nền tảng du lịch Mustgo. Theo bà Phương Bùi (Phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm Mustgo), khách nội địa chỉ chiếm khoảng 20% lượng khách đến Phú Quốc trong giai đoạn từ 23/12/2023 đến 1/1/2024 do vé máy bay tăng cao, song thị trường được bù đắp bởi khách quốc tế. Tính đến cuối tháng 11/2023, nhiều resort tại Phú Quốc đã thông báo kín phòng trong 3 ngày cao điểm Tết Dương lịch 2024, trong đó khách nội địa chiếm chưa đến 30%. Lượng đặt phòng sẽ tiếp tục tăng, dự báo kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024 các sản phẩm phân khúc 5 sao thì công suất đạt trên 80%.
Du khách quốc tế tham dự một lớp học nấu ăn tại Phú Quốc, vào đầu tháng 12 vừa qua. Nguồn: Trần Hiếu
Video đang HOT
Phía Hiệp hội Du lịch Kiên Giang cũng ghi nhận khách quốc tế đang gia tăng tại Phú Quốc và ngược lại là sự chậm chạp về lượng khách nội địa. Một lãnh đạo Hội Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp Phú Quốc cho biết dịp cuối năm 2023 và đầu năm 2024, các hướng dẫn viên sử dụng ngoại ngữ bận rộn đi tour còn hướng dẫn viên nội địa vẫn còn nhiều lịch trống.
Ông Trần Trung Hiếu cho biết nhiều cơ sở kinh doanh tại Phú Quốc đang thay đổi về thị trường mục tiêu, không còn tập trung hoàn toàn cho khách nội địa nữa. Bên cạnh việc tân trang lại cơ sở hạ tầng, một số nhà hàng đã xây dựng thực đơn và thông tin bằng tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc và đôi khi cả tiếng Trung, tiếng Nga.
“Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ còn ít ngày nữa là Phú Quốc sẽ rất đông khách nước ngoài đến đây “tránh rét” và tận hưởng kỳ nghỉ lễ Giáng sinh khoảng 10 ngày. Không khí ở Phú Quốc những ngày này rất háo hức, mọi người bận rộn hơn, nhiều người có thêm công ăn việc làm sau vài tháng ế ẩm. Đường phố tại khu trung tâm Phú Quốc lại tấp nập, ngay cả những xưởng gỗ, thợ xây, thợ điện hay thợ sơn cũng bận rộn hơn nhiều”, ông Trần Trung Hiếu chia sẻ.
Du lịch Sa Pa: Cuộc chuyển biến thần kỳ từ hệ thống cáp treo kỷ lục
Nếu muốn được tận mắt nhìn thấy phát triển du lịch có thể thay da đổi thịt một vùng đất ngoạn mục ra sao chỉ sau 10 năm, hãy đến Sa Pa.
Sa Pa ngày ấy - bây giờ
Đặt chân đến Sa Pa hiện tại, thấy những con phố tấp nập sáng rực ánh đèn, những khách sạn hạng sang lấp lánh trong sương mây hay hệ thống cáp treo Fansipan vươn mình giữa núi rừng Hoàng Liên hiểm trở, nhiều người sẽ không nghĩ rằng, cách đây chỉ 10 năm, vùng đất này vẫn còn là một thung lũng nghèo nàn, chìm trong sương lạnh.
Sa Pa cách đây 10 năm chỉ là một thung lũng nghèo nàn, chìm trong sương lạnh
Người dân Sa Pa khi ấy gần 43% là hộ nghèo, hơn 14% hộ cận nghèo, kiếm sống chủ yếu nhờ phá rẫy đốt rừng làm nông hoặc đeo bám những đoàn du khách ít ỏi để bán hàng rong. Dịch vụ du lịch gần như "trắng", không có mấy khách sạn nhà hàng, còn trải nghiệm văn hóa địa phương thì thường chỉ là lang thang trong các khu chợ của người dân tộc.
Đỉnh Fansipan hoang sơ của những năm 2010 lại chỉ thích hợp cho khách nước ngoài hoặc thanh niên Việt Nam ưa mạo hiểm, đủ sức khỏe, bởi đường đi quá khó khăn, phải mất tới 2 ngày đêm leo rừng, ngủ núi mới đến được.
Thế nên, mặc dù được ưu ái với thiên nhiên trác tuyệt, khí hậu đặc trưng dễ chịu 4 mùa cùng nền văn hóa bản địa lâu đời, nhưng Sa Pa năm 2013 mới chỉ thu hút chưa đến 500.000 lượt khách.
Bức tranh ảm đạm ấy đã chỉ còn là quá khứ. Năm 2022, mặc dù du lịch vẫn đang trong quá trình hồi phục sau dịch bệnh Covid-19, Sa Pa đã đón 4,48 triệu lượt khách, gấp 9 lần so với những năm 2010s.
Hạ tầng du lịch cũng có bước nhảy vọt. Nếu như năm 2015, Sa Pa có 3.000 phòng khách sạn, với sức chứa tối đa khoảng 6.000 người, thì đến nay, thị xã đã có 9.000 phòng lưu trú với 5 khách sạn 5 sao. Trong đó có Hotel de la Coupole - MGallery được World Travel Awards chọn là "Khách sạn biểu tượng của Thế giới".
Cáp treo Fansipan được xem là công trình mở ra kỷ nguyên mới cho du lịch Sa Pa
Cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới. Điểm nhấn nổi bật nhất phải kể đến hệ thống cáp treo lên đỉnh Fansipan nắm giữ 2 kỷ lục thế giới và KDL Sun World Fansipan Legend, đều do tập đoàn Sun Group đầu tư. Du lịch phát triển đương nhiên kéo theo sự đi lên của nền kinh tế. Giai đoạn 2015 - 2020, Sa Pa đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,42%. Thu nhập bình quân của người dân đạt 42,5 triệu đồng mỗi năm, tổng sản phẩm xã hội (GRDP) bình quân đạt 85,5 triệu đồng một năm, tăng 1,8 lần. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo tại Sa Pa đã giảm 35% so với 10 năm trước.
Đánh thức, phát triển và bảo tồn
Sự chuyển biến thần kỳ của Sa Pa không tự nhiên mà có. Yếu tố tiên quyết tạo nên những đổi thay ngoạn mục này, đầu tiên nằm ở tầm nhìn và sự quyết liệt của chính quyền địa phương. Trong 10 năm qua, với khẩu hiệu "doanh nghiệp phát tài thì Lào Cai phát triển, doanh nhân đồng lòng thì chính quyền sẽ đồng hành", chính quyền Lào Cai và Sa Pa đã liên tục mời gọi các nhà đầu tư đến với Sa Pa, đồng thời đưa ra những quyết sách linh hoạt, hấp dẫn, tạo điều kiện tối đa để các "đại bàng" có thể "xây tổ" tại mảnh đất này.
Và một trong những "đại bàng" đầu tiên đặt chân đến Sa Pa từ lời mời gọi đó là tập đoàn Sun Group.
Năm 2013, Sun Group khởi công xây dựng tuyến cáp treo Fansipan. Sau 7 tháng khảo sát và hơn 2 năm thi công, công trình chính thức đi vào hoạt động. Và đây được xem là công trình mở ra kỷ nguyên mới cho du lịch Sa Pa.
Sa Pa từ điểm đến "trắng" dịch vụ đã thành điểm đến yêu thích của thế giới
"Năm 2015 Lào Cai chỉ đón được số lượng rất ít du khách. Nhưng từ năm 2016 đến năm 2019, sau khi cáp treo Fansipan khánh thành, địa phương đã cán mốc trên 5 triệu du khách, đạt được mức doanh thu 19 nghìn tỷ đồng. Như vậy chúng tôi tính ra là gấp khoảng 4 lần so với thời điểm năm 2015," ông Trịnh Xuân Trường- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhớ lại.
Du khách đổ về, kéo theo làn sóng các nhà đầu tư hào hứng đến kiến thiết Sa Pa. Trong chưa đến 10 năm từ khi Sun Group xây cáp treo Fansipan, "thành phố trong sương" từ một điểm đến "trắng" dịch vụ, đã trở thành Khu du lịch Quốc gia, top 10 điểm đến được yêu thích nhất trong nước và top 28 điểm đến hấp dẫn của thế giới. Giờ đây chính quyền Lào Cai và Sa Pa đã phải cân nhắc để lựa chọn ra các nhà đầu tư xứng tầm, có khả năng cung cấp các sản phẩm du lịch đẳng cấp, phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của du khách.
Sau tuyến cáp treo, những trải nghiệm, sản phẩm mới liên tục ra mắt, từ khu du lịch (KDL) Sun World Fansipan Legend với quần thể các công trình tâm linh trên đỉnh núi, hệ thống tàu hỏa leo núi hiện đại nhất Việt Nam và những mùa hoa rực rỡ nở trên triền đá, tới khách sạn 5 sao quốc tế đầu tiên của Sa Pa- Hotel de la Coupole Mgallery Sa Pa sở hữu kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm nghỉ dưỡng thượng lưu.
Ghi nhận những đóng góp của Sun Group và tuyến cáp treo Fansipan với du lịch Sa Pa, ông Trịnh Xuân Trường nhận định: "Trong 10 năm qua, tập đoàn Sun Group làm được rất nhiều việc giúp cho địa phương, đánh thức được tiềm năng, thế mạnh của du lịch Sa Pa. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tâm huyết và trách nhiệm của tập đoàn đối với việc phát triển kinh tế, du lịch của địa phương cũng như là của cả nước."
Cũng theo ông Trường, thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp như Sun Group để kiến thiết du lịch Sa Pa và Lào Cai theo hướng phát triển du lịch xanh, thông minh, khác biệt, bản sắc và mang đẳng cấp quốc tế.
Du lịch Phú Quốc 'thất sủng': Truy tìm 'gốc rễ' để đảo ngọc hồi sinh Tăng trưởng nóng, giá máy bay cao, dịch vụ đắt đỏ... cùng sự thiếu bản sắc văn hóa bản địa cùng những 'mảng màu ngoại lai' chắp vá đang 'ăn mòn' đảo ngọc đã khiến du lịch Phú Quốc 'thất sủng.' Hoàng hôn Phú Quốc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam ) Sau nhiều năm liên tục lọt top danh sách các điểm đến được yêu...