Công Phượng trở thành siêu dự bị của tuyển Việt Nam như thế nào?
Điều gì đã đẩy Công Phượng – người từng ghi 2 bàn sau 3 trận mở màn, lên băng ghế dự bị tuyển Việt Nam trong hành trình vô địch AFF Cup 2018?
Năm trận cuối cùng của tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2018, Công Phượng dự bị cả 5. Từng được “quy hoạch” để đá chính tại AFF Cup, từng ghi 2 bàn sau 3 trận mở màn, điều gì đã đẩy Công Phượng lên băng ghế dự bị trong phần còn lại của hành trình vô địch?
Công Phượng từng ghi 2 bàn sau 3 trận mở màn tại AFF Cup 2018.
Từ suất đá chính tới băng ghế dự bị
Công Phượng là trường hợp rất thú vị trên hàng công tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018.
Ba trận đầu trước Lào, Malaysia và Myanmar, số 14 đều đá chính. Anh chơi gần như trọn vẹn, ghi 2 bàn (đều là bàn mở tỷ số) và thể hiện phong độ đỉnh cao.
Đây vừa là giai đoạn thăng hoa của Công Phượng ở giải năm nay, vừa là khoảng thời gian đẹp nhất Phượng từng có ở tuyển quốc gia. Ba trận ấy, Phượng không hề kém cạnh Quang Hải – người sau này sẽ giành Giải cầu thủ hay nhất AFF Cup 2018.
Nhưng giữa lúc đang đạt phong độ cao, Phượng bỗng bị đẩy về ghế dự bị.
Năm trận kế tiếp (1 trận Campuchia, 4 trận knock-out), Công Phượng không một lần đá chính. Số phút thi đấu của anh liên tục giảm đi qua từng trận đấu: 25 phút trước Campuchia, 10 phút tại bán kết lượt đi, 7 phút tại bán kết lượt về, thêm 14 phút nữa ở chung kết lượt đi trước khi ngồi ngoài hoàn toàn trong trận cầu vô địch tại Mỹ Đình.
Tại sao HLV Park Hang-seo bất ngờ thay đổi như vậy? Điều gì đã đẩy cầu thủ từng ghi 2 bàn sau 3 trận đầu tiên lên ghế dự bị?
Video đang HOT
Điều gì đã đẩy Công Phượng – người từng ghi 2 bàn sau 3 trận mở màn, lên băng ghế dự bị tuyển Việt Nam trong hành trình vô địch AFF Cup 2018?
Công Phượng dự bị vì Văn Toàn?
Phong độ không phải là nguyên nhân khiến Công Phượng ngồi ngoài. Có những lý do chuyên môn rất rõ ràng khiến Phượng phải trở thành vật “hy sinh” cho chiến thắng của tuyển Việt Nam.
Với Công Phượng, trận gặp Campuchia là bước ngoặt quan trọng hơn cả. Trận đấu ấy là thời điểm Văn Toàn chính thức vắng mặt trong toàn bộ phần còn lại của giải đấu vì chấn thương.
Phan Văn Đức (số 20) và Anh Đức là cặp song sát mà rất lâu rồi, bóng đá Việt Nam mới sở hữu.
Chấn thương của Văn Toàn cùng sự vắng mặt của Minh Vương khiến HLV Park Hang-seo không còn phương án đột biến đáng kể nào từ băng ghế dự bị. Ông thầy người Hàn Quốc cần một người thay thế Văn Toàn, một nhân tố sẵn sàng bùng nổ mỗi khi vào sân. Công Phượng là người được chọn.
Campuchia là vận đen với Công Phượng
Chấn thương của Văn Toàn trước trận gặp Campuchia tại AFF Cup 2018 được xem là bước ngoặt đẩy Công Phượng lên ghế dự. Campuchia rõ ràng không phải là cái tên may mắn với Phượng bởi ở AFF Cup 2016, số 14 cũng đánh mất vị trí trong trận đấu này.
AFF Cup năm ấy, tuyển Việt Nam đã giành trọn 6 điểm sau 2 trận đầu và chắc chắn đi tiếp. HLV Nguyễn Hữu Thắng liền trao cơ hội đá chính cho Công Phượng thay Văn Quyết. Nhưng chỉ 7 phút sau khi trận đấu diễn ra, Trương Đình Luật bất ngờ dính thẻ đỏ, đẩy tuyển Việt Nam vào thế chỉ còn 10 người. Ông Thắng buộc phải thay Công Phượng, đưa trung vệ Bùi Tiến Dũng vào sân để tạo cân bằng cho đội hình.
Không may cho Phượng vì hôm đó là trận đầu tiên, cũng là cuối cùng anh được đá chính tại AFF Cup 2016. Năm ấy, chân sút của HAGL chỉ được chơi vẻn vẹn 96 phút, không để lại bất kỳ dấu ấn nào.
Sau vòng bảng, HLV Park Hang-seo cũng kéo Quang Hải, đưa Văn Đức trở lại hàng công. Người đầu tiên là Cầu thủ hay nhất giải, người thứ hai chính là đối thủ cạnh tranh vị trí của Công Phượng. Tại giải U23 châu Á, Công Phượng và Văn Đức cũng thay nhau đá chính trên hành trình giành HCB.
Nhưng lần này, Văn Đức có một lợi thế rất lớn so với Phượng. Lợi thế ấy là sự ăn ý cao độ với Nguyễn Anh Đức – người lúc đó đang là chân sút số một của tuyển Việt Nam. Trận bán kết lượt đi trên sân Bacolod là một ví dụ khi Văn Đức và Anh Đức liên tục kiến tạo cho nhau cùng ghi bàn nhấn chìm đối thủ.
So với Công Phượng, Văn Đức cũng tỏ ra phù hợp hơn hẳn với lối đá phòng ngự phản công của ông Park. Đức đã quen với lối chơi ấy ở SLNA. Anh cũng đa năng hơn, đá được nhiều vị trí hơn và do đó lợi thế hơn hẳn Công Phượng.
Ở chiều ngược lại, Công Phượng tỏ ra phù hợp để ngồi… dự bị bằng tốc độ, khả năng đột phá cá nhân. HLV Park Hang-seo cũng nghĩ như vậy. Bằng chứng là Công Phượng đã liên tục được thay vào sân trong những trận đấu cuối.
Bàn thắng của Công Phượng khi vào sân thay người cuối trận bán kết lượt về với Philippines càng củng cố tính toán của ông Park. Khi cả hệ thống đã vào guồng, ông thầy người Hàn Quốc không muốn thay đổi những chi tiết chiến thắng.
Công Phượng ghi bàn khi vào sân từ ghế dự bị trong trận gặp Philippines ở bán kết lượt về.
Cách ông Park Hang-seo dùng Công Phượng có nhiều điểm tương đồng với cách HLV Toshiya Miura từng áp dụng trong quá khứ. Đương nhiên, sau 3 năm, Công Phượng của 2018 đã sắc sảo hơn, hiệu quả hơn.
Cứ như vậy, băng ghế dự bị sẽ lại là người bạn thân của Công Phượng ở Asian Cup 2019.
Theo Zing.vn
CLB TP.HCM được tài trợ trang phục thi đấu nhờ... HLV Park Hang Seo
Tại buổi ký kết hợp đồng tài trợ trang phục cho CLB TP.HCM, người đại diện của tập đoàn Zaicro đã tiết lộ, họ biết đến bóng đá Việt Nam và ký kết tài trợ với CLB TP.HCM là nhờ HLV Park Hang Seo.
Sáng nay 8/1, tại TP.HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tài trợ trang phục thi đấu giữa tập đoàn Zaicro (Hàn Quốc) với CLB bóng đá TP.HCM. Năm nay, HLV trưởng của CLB TP.HCM là ông Chung Hae Seong - một người Hàn Quốc - nên nhiều người đã phỏng đoán chính điều này đã kéo theo nhà tài trợ trang phục thi đấu của xứ Kim chi đến đồng hành cùng CLB TP.HCM ở mùa giải 2019.
Điều này tương tự như mùa giải 2018 lúc HLV Toshiya Miura nắm đội bóng TP.HCM thì tài trợ trang phục thi đấu của đội bóng này là Mizuno của Nhật Bản. Tuy nhiên, trả lời giới truyền thông, người đại diện của tập đoàn Zaicro đã cho biết: "Chúng tôi biết đến bóng đá Việt Nam và chính thức quyết định tài trợ trang phục thi đấu cho CLB TP.HCM là thông qua HLV Park Hang Heo, người đang là HLV trưởng của đội tuyển Việt Nam".
Chủ tịch CLB TP.HCM cùng đại diện tập đoàn Zaicro ký kết tài trợ - Ảnh: Anh Tài
Các cầu thủ CLB TP.HCM cùng trang phục thi đấu của nhà tài trợ Zaicro - Ảnh: Anh Tài
Zaicro là một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ và sản phẩm thể thao chuyên nghiệp của Hàn Quốc. Nhãn hiệu này dù còn khá mới mẻ với thị trường Việt Nam, nhưng thực tế đã khá quen thuộc tại Hàn Quốc. Họ hiện là nhà tài trợ trang phục cho CLB Suwon Samsung Bluewings tại K-League.
Tại lễ ký kết, Chủ tịch CLB TP.HCM Nguyễn Hữu Thắng đã từ chối tiết lộ giá trị của hợp đồng tài trợ này và cho biết đây là hợp đồng tài trợ vô thời hạn. Đồng thời ông Thắng cũng bày tỏ: "Sau mùa giải 2018 không thành công như mong đợi, tôi và lãnh đạo CLB TP.HCM tin tưởng HLV trưởng Chung Hae Seong cùng các gương mặt vừa được mang về chuẩn bị cho mùa giải 2019 sẽ mang đến một luồng gió và giúp cho thành tích của CLB tốt hơn".
Theo báo bongdaplus.vn
CHÍNH THỨC: Trò cưng Miura chia tay TP.HCM đầu quân cho CLB Hạng Nhất Sau khi nói lời chia tay với CLB TP.HCM, trung vệ thép một thời của bóng đá Việt Nam đã quyết định chọn cho mình bến đỗ mới. Trương Đình Luật là một trung vệ có lối đá mạnh mẽ và đọc tình huống rất tinh tế. Khởi đầu sự nghiệp từ giải đấu sinh viên tại Vinh (Nghệ An) vào năm 2004,...