Công Phượng quảng cáo bia
Cựu tuyển thủ Nguyễn Hồng Sơn năm 1998 từng “mở hàng” đóng quảng cáo khi học mãi hai chữ “Thật đấy!” cho một hãng dầu gội.
Văn Quyến từng nổi đình nổi đám với hợp đồng quảng cáo giá trị và làm đại sứ cho một thương hiệu giải khát. Ảnh: CTV
Sau hiệu ứng bóng đá Việt Nam đoạt HCB SEA Games 1995 rồi HCĐ Tiger Cup 1996, HCĐ SEA Games 1997, các nhà sản xuất mặt hàng sản phẩm tiêu dùng bắt đầu tìm đến những cầu thủ nổi tiếng để mời làm quảng cáo. “Mở hàng” cho hoạt động này trong giới cầu thủ là tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn. Hồi đó Hồng Sơn “đánh quả” một mình mà không báo cáo lên cấp trên (cơ quan chủ quản là đội Thể Công) nên cũng mệt mỏi không ít với án kỷ luật ngầm. Hồng Sơn “biến mất” một ngày chỉ để quay một cảnh đánh đầu với mái tóc sạch bồng bềnh rồi thốt lên hai tiếng “Thật đấy!”. Chỉ một cảnh ngắn vài giây mà Hồng Sơn phải diễn đi diễn lại mấy chục lần đến mệt lả. Hồi đấy Sơn kể lại anh không ngờ đóng quảng cáo mệt như thế bởi nó khác xa với ra sân là “chiến” mà chẳng cần kịch bản hay phân cảnh nào. Chỉ riêng hai chữ “Thật đấy!” mà Hồng Sơn thoại thôi cũng mất rất nhiều thời gian.
Show đấy chỉ vài chục triệu đồng nhưng đó là show khó quên vì nó mở đầu cho phong trào cầu thủ nổi tiếng làm quảng cáo.
Sau Hồng Sơn, bốn tuyển thủ Việt Nam trong đó có Hữu Thắng bị “bắt” làm nghĩa vụ cho một hãng dầu nhớt liên quan đến hợp đồng của VFF với đối tác. Việc quảng cáo chỉ là hình ảnh các tuyển thủ mặc áo đội tuyển tay cầm bình dầu nhớt để hãng này mở chiến dịch đưa ảnh các tuyển thủ “bán dầu nhớt” đặt ở những cây xăng. Hình ảnh đấy thật phản cảm trong đó có báo chụp được tấm ảnh Hữu Thắng ôm bình dầu nhớt bị đội tuần tra đô thị “hốt” lên xe dẹp lòng, lề đường. Lần ấy Hữu Thắng than thở: “Là tuyển thủ, chúng tôi bị buộc phải có nghĩa vụ với nhà tài trợ cho đội tuyển nhưng đâu biết hình ảnh mình đứng ở các cây xăng phản cảm như thế. Nhiều người cứ nói tôi là Hữu Thắng bán dầu nhớt như thế chắc nhiều tiền lắm nhưng thú thật là tôi cũng không biết “ai được” trong vụ cầu thủ bán dầu này”.
Nổi đình nổi đám với phi vụ quảng cáo cá nhân là Phạm Văn Quyến. Với tên tuổi và hình ảnh ấn tượng của Quyến ở SEA Games 2003, một công ty nước ngọt lớn đã tìm đến Quyến và ký kết một hợp đồng nhiều năm. Sau hợp đồng đó, Quyến đã trở nên thương hiệu độc quyền và là đại sứ của công ty nước giải khát đấy với hình ảnh được treo đầy ở các quán ăn và những trò chơi có thưởng của hãng này. Tuy nhiên, hợp đồng trên tồn tại không lâu thì năm 2005 với vụ mua bán độ tại SEA Games 2005, tất cả thương hiệu có hình ảnh của Quyến đều bị lột bỏ và nhà tài trợ lập tức chấm dứt hợp đồng với “đại sứ” của mình.
Mới đây, nổi nhất là lứa U-19 đã xuất hiện trong sản phẩm phụ của một công ty dinh dưỡng. Nói như bầu Đức trong buổi họp báo là U-19 đã thành thương hiệu đến độ sau này mọi người sẽ nghe được điệp khúc quen thuộc: “Cho một chai U-19″.
Cũng từ lứa cầu thủ này, cầu thủ “hot” nhất và được “bảo vệ” nhất đã được ký hợp đồng tiền tỉ với một sản phẩm bia. Không biết tính hiệu quả như thế nào nhưng rõ ràng một cầu thủ trẻ mới nổi quảng cáo cho một sản phẩm bia nghe thấy cũng kỳ kỳ và có phần phản cảm nhưng điều đó lại được lý giải là “thương trường”.
Một nhà phân tích thị trường sau khi liệt kê nhiều show quảng cáo của cầu thủ đã chia sẻ rất thật: “Mời cầu thủ quảng cáo thì hiệu quả thật bởi sức hút của bóng đá gắn với ngôi sao rất lớn. Tuy nhiên, đấy cũng là con dao hai lưỡi bởi cầu thủ ngôi sao luôn gắn với phong độ, với sự trồi sụt và với sự chìm nổi qua hình ảnh trên sân lẫn ngoài đời của cầu thủ đó nữa. Điều mà một hãng giải khát từng bỏ dở hợp đồng sau khi tốn kém rất nhiều cho những sản phẩm và chiến dịch gắn với Phạm Văn Quyến – ngôi sao một thời”.
Cầu thủ U-19 quảng cáo bia
Sáng ra click nhầm link này (link Công Phượng quảng cáo bia) tưởng virus.
Với kiến thức hạn chế mà tôi biết:
- Công Phượng là cầu thủ trẻ (U-23) đầu tiên trên thế giới đóng quảng cáo bia.
- Cầu thủ thứ ba thế giới (sau Drogba và Rooney) vẫn còn thi đấu đi đóng quảng cáo bia.
- Cầu thủ hiếm hoi trên thế giới nhận lời đóng quảng cáo bia. Trước em, tôi biết có Drogba, Cantona, Deco, Cannavaro… Cantona, Deco, Cannavaro quảng cáo bia khi đã giải nghệ, còn Drogba thì khi đang ở bên kia sườn dốc (35 tuổi).
Cầu thủ nổi tiếng đóng quảng cáo để có thêm thu nhập thì tốt nhưng nên chọn sản phẩm gì phù hợp với mình. Tôi tin sự lựa chọn này không đến từ Công Phượng và cảm thấy thương nụ cười gượng gạo của em trong clip. Trước khi trách dư luận, hãy trách những người quản lý của em. Những người mà tôi thấy họ không yêu thương em như họ nói; họ không coi em là một cầu thủ bóng đá tài năng… Họ đang coi em là “công cụ biết đá bóng”, Phượng à.
Theo PLO
Yêu Công Phượng, Lâm Chi Khanh mê lại bóng đá
Trong cuộc trò chuyện mới đây, ngươi đep chuyên giơi Lâm Chi Khanh tiết lộ mối quan hệ thân thiết với các cầu thủ bóng đá Việt Nam và sự yêu mến tuyển U19, đặc biệt là Công Phượng.
Ads Vì sao nhiều người vẫn chưa chọn mua bếp từ ?
Lâm Chi Khanh kể, cô biết tới bóng đá từ nhỏ nhưng chưa thật sự say mê. Phải đến năm 2000, khi chơi thân với các cầu thủ của ĐTQG Việt Nam, tình yêu với trái bóng tròn mới thật sự thắm thiết.
"Ngày xưa tôi không thích xem đá banh, với lại mình cũng chẳng có thời gian, cứ miệt mài hết tỉnh này rồi đến thành phố khác nên cũng không biết đá banh là gì. Nhưng từ khi đi chơi với những người bạn bên bóng đá tôi mới xem, rồi trở nên đam mê thích thú, biết thưởng thức bóng đá như thế nào", Lâm Chi Khanh cho biết.
Ngươi đep chuyên giơi Lâm Chi Khanh.
Trong số các cầu thủ Lâm Chi Khanh chơi thân phải kể đến: Công Vinh, Văn Quyến, Huy Hoàng, Quốc Vượng, Trần Hải Lâm, Xuân Thắng, Thế Anh, Quốc Trung, Phan Thanh Bình, Châu Lê Phước Vinh, Nguyễn Đại Đồng... Vì thế, cô luôn dõi theo bước chân của các cầu thủ Việt và cổ vũ hết mình.
"Mọi người ái mộ tôi là ca sĩ còn tôi ái mộ họ là cầu thủ bóng đá nên cả hai thường xuyên đi chơi, đi uống cà phê, đi ăn uống với nhau rất nhiều. Nếu như ra Hà Nội tôi hát ở quán bar, thứ Bảy và Chủ nhật, mọi người rảnh thì đi xem tôi hát. Khi vào Sài Gòn, họ thường gọi điện rủ tôi đi xem bóng đá, hay đi ăn đêm. Khi biết tôi tâm sự muốn chuyển làm con gái, họ cũng rất ủng hộ", Lâm Chi Khanh kể.
Trong đó, Lâm Chi Khanh chơi với Công Vinh từ năm 2002. Nhận xét về chàng cầu thủ này, Lâm Chí Khanh cho biết: "Tiếp xúc với Công Vinh tôi thấy cậu ấy tính tình hiền lành, dễ thương, gần gũi. Nhưng từ khi chuyển giới mỗi người một công việc, gia đình con cái nên ít có liên lạc với nhau. Chắc do Vinh và mọi người đều có vợ, có con rồi nên tôi không muốn làm phiền. Sẽ có dịp chị em gặp lại nhau thôi!".
Thơi gian gân đây, niêm đam mê vơi bong đa lai chay hưng hưc trong Lâm Chi Khanh khi chưng kiên lưa U19 và cầu thủ Công Phượng thi đâu. "Hôm đó, không diễn, tôi ở nhà và vô tình bật tivi. Khi ấy đội bóng U19 đang thi đấu. Ngồi xem thì thấy các cầu thủ đá quá hay và kỹ thuật. Vậy là tôi nghiền luôn", Lâm Chi Khanh kể.
Và người khiến cô quay lại yêu thích môn túc cầu chính là Công Phượng: "Công Phượng là môt tài năng trẻ, tôi đánh giá rất cao. Chính vì Công Phượng mà tôi đã xem lại bóng. Ngoài ra còn có một số cầu thủ nổi bật là Tuấn Anh, Đồng Triều, Xuân Trường, Hồng Duy và Văn Toàn. Tôi hy vọng bằng tài năng và sự cố gắng Công Phượng cũng như các cầu thủ trẻ U19 sẽ thay đổi vị trí cho bóng đá nước nhà trên đấu trường quốc tế, làm rạng danh đất nước Việt Nam".
Theo Nguoiduatin
Những tấm gương trước mắt Công Phượng Sinh năm 1984, Văn Quyến chỉ có khoảng 4-5 năm tỏa sáng, còn lại chỉ toàn sống mòn và 'ăn' vào quá khứ. Công Phượng đang trong những ngày tháng khó khăn nhất của sự nghiệp. Cầu thủ người Nghệ An được xem như thần đồng của bóng đá Việt Nam. Nhưng nếu không thể vượt giai đoạn hiện nay, có thể Phượng...