Công Phượng – Ngôi sao vươn lên từ khổ luyện và sự cầu tiến mỗi ngày
Tài năng chơi bóng của Công Phượng được đánh giá dị biệt nhưng điều quan trọng nhất chính là sự khổ luyện và sự cầu tiến đáng nể.
Từng cùng bố khăn gói thử việc ở lò SLNA nhưng Công Phượng bị loại. Cậu bé xứ Nghệ tưởng chừng đóng sập giấc mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp thì một cơ hội lớn mở ra, bầu Đức xây Học viện bóng đá HAGL – Arsenal – JMG và tuyển quân cả nước. Nhờ vậy, Công Phượng đã viết tiếp giấc mơ khi đỗ vào Học viện HAGL của bầu Đức. Phần còn lại thì người hâm mộ cả nước đều biết cậu bé xứ Nghệ từng trượt lò SLNA bây giờ đã trở thành ngôi sao lớn của bóng đá Việt Nam.
Câu chuyện kể trên có thể nói là bước ngoặt lớn nhất làm thay đổi cuộc đời của Công Phượng. Từ cậu bé vùng quê nghèo xứ Nghệ thì Công Phương đã bay lên “khỏi mái nhà tranh” để vươn tới đỉnh cao, giống như hình xăm trên bắp tay của anh (chim Phượng Hoàng bay lên từ túp liều tranh) – một sự nhắc nhở về sự vươn lên mỗi ngày, luôn cầu tiến để trưởng thành và bay cao.
Nói về ý chí của Công Phượng, HLV Chung Hae-seong nhận xét: “Tôi mong ước cầu thủ nào cũng có ý thức luyện tập như Công Phượng. Cậu ấy luôn nỗ lực hết mình mỗi khi luyện tập. Nhìn vào cậu ấy, tôi cảm tưởng cậu ấy luôn sẵn sàng thi đấu ở mọi trận đấu. Đó là sự chuyên nghiệp mà mọi cầu thủ đều phải có”.
HLV Andersen của Incheon (Hàn Quốc) nói về Công Phượng: “Tôi yêu cầu tập trung tấn công nhưng cậu ấy còn cố gắng giúp đỡ cả phòng thủ, không có bóng thì chạy xuống tới giữa sân. Công Phượng đã chăm chỉ di chuyển liên tục vì đội bóng. Cậu ấy là một cầu thủ cầu tiến và luôn chăm chỉ luyện tập mỗi ngày…”.
Công Phượng luôn nỗ lực vươn lên và cầu tiến mỗi ngày.
Thực tế, Công Phượng đúng là tấm gương cho sự khổ luyện chứ không đơn thuần sở hữu tài năng thiên phú. Những buổi hội quân của tuyển Việt Nam dưới thời HLV Hữu Thắng là ví dụ. Công Phượng chăm chỉ tập luyện, thậm chí dành ra tập sút bóng cùng Công Vinh – một người đàn anh luôn được nhận xét chuyên nghiệp và tập luyện chăm chỉ.
Song song, ý chí cầu tiến của Công Phượng là đáng nể. Công Phượng từng xuất ngoại không thành công ở Nhật Bản nhưng không bỏ cuộc. Phượng tiếp tục đến Hàn Quốc, Bỉ với giấc mơ vươn ra biển lớn, nhằm tích lũy và trưởng thành.
Ý chí của Công Phượng phản ánh đầy đủ qua chuyện học tiếng Pháp ở Bỉ. Công Phượng muốn cải thiện khả năng giao tiếp nên học thêm tiếng Pháp, dù anh có thể trò chuyện với đồng đội bằng tiếng Anh.
Từ các nhận xét của các HLV ngoại đến những câu chuyện thực tế từ các buổi tập, nỗ lực trau dồi kiens thức cho thấy Công Phượng là một cầu thủ rất chuyên nghiệp, sự cầu tiến và khổ luyện mỗi ngày là chìa khóa để cầu thủ người xứ Nghệ trở thành ngôi sao lớn của bóng đá Việt Nam.
Dĩ nhiên, một điều không thể bỏ qua là Công Phượng may mắn được ăn tập từ nhỏ ở Học viện bóng đá HAGL -Arsenal – JMG – nơi dạy dỗ cầu thủ kỹ lưỡng từ văn hóa đến ý thức, chứ không đơn thuần là tập bóng đá để trở thành cầu thủ giỏi.
Hoài Anh
Văn Toàn thuyết phục gia đình như thế nào để được tập bóng đá?
Mới đây, tiền đạo Văn Toàn đã có dịp chia sẻ với Onsport về hành trình thuyết phục bố mẹ và những kỷ niệm đáng nhớ từ khi bước chân vào Học viện HAGL chơi bóng.
Văn Toàn vừa bước sang tuổi 24 cách đây 2 ngày. Ở tuổi 24, Văn Toàn đang có một sự nghiệp khiến nhiều người phải ghen tỵ, anh thăng hoa trên sân cỏ và đang là đầu tàu của HAGL sau một hành trình nỗ lực không biết mệt mỏi.
Để có được những thành công đó, ít ai biết được rằng cầu thủ có ngoại hình không thật sự nổi bật này lại có một tuổi thơ "dữ dội" với niềm đam mê trái bóng từ khi chập chững bước đi đầu đời.
Niềm đam mê của Văn Toàn được chắp cánh sau khi các tuyển trạch viên điền tên Văn Toàn vào danh sách các cầu thủ nhí tài năng và đưa đi huấn luyện chuyên nghiệp.
"Nhận được tin đó con tôi vui lắm, nhưng gia đình lại vô cùng lo lắng, vì con còn quá nhỏ, ngoại hình lại thua kém bạn bè", mẹ Văn Toàn - bà Tăng Thị Đua chia sẻ.
Văn Toàn phải chật vật mới thuyết phục được gia đình cho đi đá bóng.
"Ban đầu gia đình cũng không muốn cháu đi đá bóng vì nó là cháu đích tôn. Thế nhưng mà sau đó nó khóc rồi đấu tranh với gia đình. Cuối cùng sau nhiều lần đàm phán thì gia đình cũng quyết định để cho nó đi.
Ông của Văn Toàn sau đó nói chuyện với cháu. Ông bảo rằng: "Ông đã cho cháu đi, cháu đã quyết tâm theo cái nghề đá bóng thì cháu hãy chứng minh cho ông thấy và cho ông được một lần xem cháu chơi bóng trên sân Mỹ Đình", mẹ Văn Toàn tâm sự.
Mẹ Văn Toàn cũng cho biết sau khi được gia đình chấp nhận, cầu thủ HAGL đã không giấu được sự vui mừng và đi khoe với bạn bè khắp nơi.
Chia sẻ về cảm nhận đầu tiên khi bước chân vào Học viện HAGL, Văn Toàn bày tỏ: "Lần đầu tiên Toàn đến Học viện HAGL thì thấy ở đây rất là đẹp. Trong khuôn viên có rất nhiều cây cối nên Toàn cảm thấy vô cùng thoải mái. Mới đầu khi ở Học viện thì em có thân hình khá là nhỏ bé chỉ tầm 27-28kg thôi, nên khá nhỏ bé so với các bạn đồng trang lứa chơi ở vị trí tiền đạo".
Văn Toàn đang tỏa sáng ở tuổi 24.
"Trong khoảng thời gian còn bé, chúng em phải tập luyện rất nhiều, một ngày đều đặn 2 buổi. Em còn nhớ mỗi ra sân mỗi người sẽ cầm một quả bóng rồi đứng ở góc sân để tâng bóng. Sau đó thì chúng em mới bắt đầu các bài học về chuyền bóng, đi bóng", tiền đạo người Hải Dương hoài niệm lại những kỷ niệm lúc bé ở Học viện HAGL.
Chính nhờ sự ủng hộ của bố mẹ khi cho con trai theo nghiệp quần đùi áo số khắc nghiệt và nỗ lực của chính chàng trai trẻ đã tạo nên một Văn Toàn tỏa sáng như hôm nay!
Tại V.League 2020 năm nay, khi Xuân Trường, Tuấn Anh vắng mặt và Công Phượng chuyển tới thi đấu cho CLB TPHCM, Văn Toàn sẽ đóng vai trò "đầu tàu" kéo toàn đội tiến lên phía trước.
Mỹ Tiên
Công Phượng & năm 2019 thảm họa: Từ Incheon đến Sint Truidense, tịt ngòi bao lâu? Công Phượng trở lại TP HCM, kết thúc sớm bản hợp đồng cho mượn ở Sint Truidense. Và trong năm 2019, bản thân Công Phượng trải qua 2 chuyến phiêu lưu nước ngoài, nhưng rồi đều kết thúc trong thảm họa. Công Phượng khốn khổ ở Incheon Ngày 13/2/2019, Nguyễn Công Phượng gia nhập đội bóng Hàn Quốc Incheon United dưới dạng cho...