Công phu với những chuyến bay tiêm kích đa năng Su-30MK2
Hoạt động trên không, thực hiện nhiều động tác kỹ thuật phức tạp nhằm sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong mọi tình huống, nên các chuyến bay trên máy bay chiến đấu nói chung, trên máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 nói riêng luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe trong cả 3 giai đoạn: Chuẩn bị bay, thực hành bay và giảng bình bay.
Công phu với những chuyến bay tiêm kích đa năng Su-30MK2
Để góp phần làm nên một chuyến bay, ban bay an toàn, thắng lợi, đòi hỏi phải có sự hiệp đồng nhịp nhàng, chặt chẽ, chính xác, hiệu quả giữa các thành phần bảo đảm, đội ngũ phi công và công tác tổ chức, chỉ huy bay.
Báo QĐND Online giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh thể hiện sự công phu trong công tác chuẩn bị và thực hành bay trên máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 tại Trung đoàn không quân 923, Sư đoàn 371, Quân chủng PK-KQ.
Để thực hiện một chuyến bay, ban bay, các thành phần tham gia gồm tổ chức chỉ huy, phi công, các ngành bảo đảm phải chuẩn bị bay nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, điều lệ. Trong ảnh: Đại tá Bùi Thiện Thau, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 giao nhiệm vụ cho các phi công tham gia ban bay ngày hôm sau, trong giai đoạn chuẩn bị bay.
Trong giai đoạn chuẩn bị bay, các phi công được giao nhiệm vụ liên quan đến các bài bay cụ thể sẽ thực hiện; tiến hành chuẩn bị bài bay; hiệp đồng với phi công tham gia bay trên cùng máy bay và các phi công trong biên đội (nếu bay đội hình biên đội),hiệp đồng với chỉ huy bay, dẫn đường…Một nội dung được coi trọng trong quá trình chuẩn bị bay là phần biểu diễn mặt đất, có sự theo dõi chặt chẽ của cán bộ phi đội.
Trong phần biểu diễn mặt đất, các phi công sẽ tuần tự thực hiện mô phỏng các động tác, khẩu lệnh trong suốt hành trình bay, làm cơ sở để thực hiện đúng nội dung bài bay trong ban bay hôm sau.
Ngoài sân bay, các thành phần bảo đảm như kỹ thuật, hậu cần, thông tin, ra đa…cũng tiến hành công tác chuẩn bị trước ngày bay, nhằm bảo đảm máy bay có đủ số lượng và chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của ban bay ngày hôm sau.
Trước chuyến bay, phi công được kiểm tra sức khỏe tại sân bay. Quá trình này bảo đảm phi công chỉ được bay khi có sức khỏe tốt, đủ điều kiện tham gia thực hành bay.
Video đang HOT
Trước khi lên máy bay, các phi công sẽ tiến hành kiểm tra máy bay theo vòng kín, qua đó đánh giá khả năng đáp ứng của máy bay cho chuyến bay của mình.
Khi đánh giá máy bay đủ điều kiện bay, phi công ký sổ tiếp thu máy bay từ ngành kỹ thuật hàng không…
Phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không tiến hành những nội dung cần thiết, chuẩn bị cho máy bay cất cánh.
Mỗi chuyến bay đều được tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt. Sau khi kết thúc mỗi chuyến bay, phi công tiến hành trao đổi về tình trạng máy bay với nhân viên chuyên ngành kỹ thuật hàng không để chuẩn bị máy bay có chất lượng tốt nhất cho chuyến bay, ban bay tiếp theo.
Công tác giảng bình giữa các chuyến bay cũng được các phi công thực hiện nghiêm túc. Những ưu điểm, hạn chế của chuyến bay sẽ được nêu lên trong quá trình giảng bình bay để phi công tiếp tục rút kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ thuật lái ở những chuyến bay, ban bay tiếp theo.
(Theo Quân đội nhân dân)
Hình ảnh tiêm kích Sukhoi Việt Nam xuất hiện trên báo Trung Quốc
Trang mạng sina của Trung Quốc mới đây đã đăng tải loạt ảnh về Không quân Nhân dân Việt Nam, đáng chú ý là trong đó có nhiều bức ảnh chưa từng xuất hiện trên báo trong nước.
Hình ảnh tiêm kích Sukhoi Việt Nam xuất hiện trên báo Trung Quốc
Dưới đây là một số hình ảnh xuất hiện trên trang slide.mil.news.sina.com.cn của Trung Quốc:
Tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8521, thông qua quân phục kiểu K82 có thể nhận định bức ảnh được chụp vào thời điểm trước năm 2009.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 số hiệu 8533 được kéo ra khỏi máy bay vận tải hạng nặng An-124-100.
Chiếc Su-30MK2 số hiệu 8534, phần mũi màu cam là nắp chụp bảo vệ cho radar.
Còn đây là 2 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam, đợt giao hàng này diễn ra vào thời điểm năm 2004.
Để đưa lọt vào trong bụng của An-124, Su-30MK sẽ được tháo cánh chính, cánh đuôi cũng như phần nắp chụp ở mũi.
Sau đó máy bay sẽ được các kỹ thuật viên người Nga của Tập đoàn Sukhoi lắp ráp lại đầy đủ.
Chiếc Su-30MK2 đã được lắp trả lại cánh chính và cánh đuôi đứng.
Trong ảnh là ghế phóng phi công K-36D đang được đưa vào buồng lái.
Su-30MK2 số hiệu 8532 đã được lắp ráp hoàn chỉnh.
Phi công thử nghiệm người Nga sẽ lái thử và kiểm tra các thông số kỹ thuật của chiếc tiêm kích trước khi chính thức bàn giao cho Không quân Việt Nam.
Cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22UM3K Việt Nam mua gom từ Đông Âu được Ukraine nâng cấp năng lực tác chiến đối hải.
Căn cứ vào báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), đợt chuyển giao Su-22 này diễn ra trong năm 2005.
Su-30MK2 trong đợt tiếp nhận gần đây được sơn màu rằn ri xanh lá khác với những chiếc đợt đầu có sắc xanh da trời nhạt.
Có thể nhận thấy đạn tên lửa không đối không tầm trung R-27 treo dưới bụng chiếc Su-30MK2 làm nhiệm vụ trực ban tác chiến phòng không.
Hiện vẫn chưa rõ trang mạng Trung Quốc đã làm cách nào để thu thập những bức ảnh cực hiếm trên.
Theo Soha News
Nga sẽ bán thanh lý dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-30MK2? Sau khi hoàn thành hai chiếc Su-30MK2 cuối cùng cho Không quân Việt Nam, gần như chắc chắn dây chuyền lắp ráp dòng tiêm kích đa năng này của KnAAPO sẽ đóng cửa. Nga sẽ bán thanh lý dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-30MK2? Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Tổ hợp chế tạo máy bay Đoàn Thanh niên Cộng sản...