Công phu từ hình ảnh tới âm nhạc, ‘Belle’ xứng đáng 14 phút vỗ tay tại Cannes 2021
Là anime thống trị phòng vé Nhật Bản mùa hè 2021, Belle (tựa Việt: Belle – Rồng và công chúa Tàn Nhang) chinh phục khán giả nhờ vào phần hình ảnh bắt mắt cùng âm nhạc ấn tượng, mang đến trải nghiệm màn ảnh rộng vô cùng đặc sắc. Tác phẩm mới của vị đạo diễn danh tiếng Mamoru Hosoda quy tụ những “máu mặt” trong làng hoạt họa, âm nhạc, đầu tư không tiếc tay nhằm tạo ra những thước phim chất lượng nhất.
Bắt tay cùng người từng tạo những công chúa Disney đình đám
Tác phẩm ra mắt năm 2018 của đạo diễn Mamoru Hosoda – Mirai (tựa Việt: Mirai: Em gái đến từ tương lai) vinh dự nhận đề cử Oscar danh giá cho hạng mục “Phim hoạt hình xuất sắc nhất”, trở thành bộ phim đầu tiên ngoài Ghibli làm được điều này. Khi đến với Lễ trao giải của Viện Hàn lâm, Hosoda đã có dịp gặp gỡ Jin Kim, họa sĩ người Hàn Quốc với sự nghiệp lẫy lừng tại Disney. Từ Tangled, Frozen cho đến Moana và Raya and the last dragon, gần như những tác phẩm về các công chúa nổi tiếng nhất từ nhà Disney trong thập kỷ 10s đều có dấu ấn của Jin Kim. Ông còn đảm trách vai trò phát triển hình ảnh trong rất nhiều tác phẩm khác của Disney, mà gần đây nhất là phim hoạt hình đình đám Encanto.
Cả Hosoda và Jin Kim đều dành nhiều sự ngưỡng mộ cho các tác phẩm của đối phương. Cuộc gặp gỡ tại Oscar 91 của họ đã mở ra cơ hội hợp tác trong một anime vô cùng hứa hẹn trong tương lai, và cơ hội đó chính là Belle. Jin Kim đảm nhận vai trò Thiết kế nhân vật của phim, cho ra đời một công chúa Belle hớp hồn khán giả ngay từ lần xuất hiện đầu tiên. Hosoda chia sẻ, khi thiết kế Belle, ông và Jin Kim không có ý định tạo ra “cô gái đẹp nhất trần đời”. Thay vào đó, hai người đặt ra phương hướng sáng tạo chung: “Trong thời đại này, một “mỹ nữ” thì phải như thế nào? Có lẽ không phải cứ xinh đẹp, đáng yêu hay thời thượng là đủ. Một tâm hồn chân thành và đáng tin cậy nên được thể hiện thế nào để cả thế giới đều có thể đồng cảm?” Để tạo ra một Belle hoàn thiện nhất, ngoài Jin Kim và Hosoda, không thể không kể tới sự đóng góp của ba nhà thiết kế phục trang Daisuke Iga, Kunihiko Morinaga và Emi Shinozaki, với những bộ cánh được lấy chủ đề từ hoa và ngọc trai vô cùng lộng lẫy.
Pha trộn khéo léo thế giới thực và ảo
Thế giới của Belle được tạo nên bởi hai khung cảnh đối lập: Một bên là thành phố Kochi yên bình thuộc tỉnh Kochi, nơi bắt nguồn của lễ hội Yosakoi nổi tiếng; còn lại là thành phố ảo “U” với 5 tỷ cư dân, hoa lệ, rực rỡ và tràn ngập sắc màu.
Thành phố Kochi trong Belle được xây dựng từ chính nguyên mẫu ngoài đời thật. Cây cầu mà cô bé Suzu đi học mỗi ngày chính là cầu lặn Asou bắc qua sông Niyodo, trong khi bến xe buýt mà cô cùng bạn bè đi học là trạm dừng xe bus số 2 phía Tây, và bến tàu đưa Suzu lên thành phố cũng là ga JR Ino ở tỉnh Kochi. Những địa điểm này khi được đưa vào thế giới anime dưới bàn tay của Mamoru Hosoda đều đậm chất thơ, rất có hồn, đúng như phong cách của vị đạo diễn này. Belle cũng góp phần đáng kể vào các chiến dịch quảng bá du lịch của thành phố Kochi vào mùa hè vừa qua.
Thế giới ảo “U” trong Belle là thế giới giả lập trong ứng dụng “U”, nơi mà mỗi người tham gia sẽ có một nhân dạng khác được tạo thành từ chính những đặc điểm của người đó ngoài đời thật. Trái ngược với Kochi tràn ngập màu xanh thanh bình, thế giới “U” được khắc họa chủ yếu bởi những gam màu nóng, mang đến cho nơi đây vẻ lung linh, hoa lệ giống như một “kinh đô ánh sáng” thực sự. Trong Belle, cả thế giới U và biểu cảm của nhân vật đều được thực hiện bởi công nghệ 3DCG, đánh dấu sự “liều lĩnh” vô cùng xứng đáng của đạo diễn Hosoda và êkíp. Thông qua sự kết hợp này, ông mong muốn thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp và sự lộng lẫy như thể đang hòa vào thế giới thật của “U”.
Đạo diễn CG của Belle là Takaaki Yamashita, cố vấn của Hosoda từ khi ông còn làm việc tại Toei Animation. Đội ngũ đảm trách CG và hình ảnh của phim còn bao gồm Ryo Horibe, Yohei Shimozawa, Nobutake Ike, cùng với thiết kế sản xuất Anri Jojo và Eric Wong. Họ đều là những gương mặt quen thuộc đã cùng Hosoda tạo nên “Summer Wars” đình đám khi xưa, cũng như ghi dấu ấn trong nhiều anime nổi tiếng khác như Tekken, Resident Evil hay Paprika.
Bài hát chủ đề gây bão, nhưng không chỉ có thế
Ca khúc chủ đề của Belle là U, được sản xuất bởi ban nhạc millenium parade với giọng ca Kaho Nakamura – nữ ca sĩ đảm nhận việc lồng tiếng cho nhân vật chính Suzu Naito. Ngay từ khi vừa ra mắt, U đã làm mưa làm gió trên các nền tảng âm nhạc trực tuyến. Bài hát thường xuyên lọt vào top các ca khúc tiếng Nhật được streaming nhiều nhất trong mùa hè vừa qua trên nền tảng Spotify. MV của U được đăng tải trên kênh Youtube chính thức của millenium parade cũng đã vượt mốc 37 triệu lượt xem.
Bên cạnh U gây bão trên mạng xã hội, các ca khúc khác được sử dụng trong phim cũng nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả. Với giọng ca đầy nội lực của Kaho Nakamura, A million miles away, Lend me your voice hay Gales of song đã góp phần đáng kể vào việc kiến tạo cảm xúc cho khán giả trong những phân đoạn cao trào của bộ phim. Vị trí giám đốc âm nhạc của Belle do Taisei Iwasaki (Naked Director) đảm nhận. Đồng hành cùng ông là nhạc sĩ người Thụy Điển Ludwig Forsell, người từng được đề cử giải BAFTA, và Yuta Bandoh, người từng hợp tác với các nghệ sĩ lớn như Kenshi Yonezu, Arashi hay Utada Hikaru.
Với hình ảnh hoành tráng, rực rỡ đến choáng ngợp cùng phần âm nhạc xuất sắc, Belle là tác phẩm xứng đáng được thưởng thức tại rạp cho trải nghiệm điện ảnh độc đáo và ấn tượng. Nhận 14 phút vỗ tay tại Cannes cùng những lời khen tới tấp từ giới phê bình, Belle tràn ngập cảm xúc và sự bất ngờ sẽ là sự lựa chọn không thể bỏ qua, dù là với những người không phải “fan cứng” của thể loại anime.
Belle – Rồng và công chúa Tàn Nhang khởi chiếu tại rạp từ 25/2/2022.
Trailer Belle
7 lần Disney "nhắm mắt cho qua" loạt lỗi sai cực lố: "Đồ chơi tâm linh" ở Toy Story còn chưa bí ẩn bằng cảnh phim kì dị ở Frozen
Trong hoạt hình Disney, đôi lúc cũng có những sai lệch, bí ẩn kỳ quặc đã bị bỏ qua.
Không thể phủ nhận, Disney là một trong những hãng phim có nhiều kinh nghiệm và xuất sắc nhất trong việc thực hiện các bộ phim hoạt hình, với nhiều cái tên đã trở thành kinh điển. Để làm ra một bộ phim hoạt hình, các họa sĩ đã phải lao động rất cật lực, thực hiện vô số bản vẽ và tốn hàng năm trời để đưa các nhân vật cổ tích sống dậy. Thế nhưng đôi lúc, vẫn có những sai sót "lố lồ lộ" mà không hiểu sao có thể tồn tại được như thế này đây!
1. Lọ Lem có bộ váy cưới ảo lòi, "thoắt ẩn thoắt hiện" như bị ám!
Ở cuối hoạt hình Cinderella (Lọ Lem) , cô nàng có thể thấy đang mặc một chiếc váy cưới dài tay. Tuy nhiên ở cảnh sau, chiếc váy này đã tự "hô biến" thành một kiểu dáng khác mất rồi.
2. Quy tắc vật lý siêu khó hiểu trong Frozen: ai là người "nằm trên"?
Một lỗi sai có thể thấy trong Frozen (Nữ Hoàng Băng Giá) là khi con quái vật của Elsa đuổi đánh Anna, Kristoff và Olaf. Olaf bị ném xuống dưới vực trước, sau đó Anna và Kristoff cũng ngã xuống theo. Tuy nhiên ở cảnh sau đó, khán giả lại thấy Olaf ngã đè lên Kristoff, có vô lý không cơ chứ?
3. Chàng Flynn của Rapunzel cũng có cảnh bị trói khá "nhiệm màu", liệu có ai để ý?
Trong hoạt hình Tangled (Công Chúa Tóc Mây) , anh chàng Flynn bị xích bởi mụ phù thủy Gothel. Tuy nhiên cũng trong phân đoạn này khi anh chàng giơ tay để vuốt mái tóc của Rapunzel, khán giả lại thấy chiếc còng tay của Flynn đã biến mất rồi!
4. Vết rách trên tấm chân dung của Quái Thú cũng thay đổi rất ngẫu hứng
Ở đầu phim hoạt hình Beauty and the Beast (Người Đẹp Và Quái Thú) , khi chàng hoàng tử khôi ngôi bị biến thành quái vật, anh đã tự cào rách bức chân dung của mình. Tuy nhiên mãi về sau khi nàng Belle tìm lại được tấm chân dung ấy, khán giả có thể phát hiện là các vết cào đã thay đổi vị trí luôn rồi.
5. Món đồ chơi "hệ tâm linh" bí hiểm vô cùng trong Toy Story
Ở phim hoạt hình Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi) , "quả cầu bói toán" là một trong những món đồ khá thú vị trong phòng của Andy. Ở một phân đoạn khi Buzz và Woody đang cãi lộn, quả cầu này bất ngờ xuất hiện ở trên mặt bàn dù trước đó không hề thấy bóng dáng đâu cả!
6. "Bóng đen" rùng rợn ở Pocahontas làm trái ngược với nhân vật?
Trong hoạt hình Pocahontas , khi nữ chính đến thăm chàng John đang bị trói giữ, có thể thấy cô và nhân vật Nakoma đang cùng nắm tay nhau. Tuy nhiên ở cảnh trước đó, 2 chiếc bóng phản chiếu trên đường lại cho thấy họ chỉ đi song song.
7. Chiếc dĩa ở Nàng Tiên Cá cũng như là sản phẩm "tâm linh", biến đổi linh hoạt!
Trong phim hoạt hình The Little Mermaid (Nàng Tiên Cá) , khi Ariel đang khám phá 1 con tàu bị đắm, cô nàng phát hiện 1 chiếc dĩa có 4 đầu nhọn. Tuy nhiên ở cảnh sau đó, chiếc dĩa này ngay lập tức "thay hình đổi dạng", chuyển từ 4 đầu sang chỉ còn 3 một cách vô cùng bí hiểm.
Gái độc thân sợ gì Valentine khi Hollywood gọi "ế là xu thế", có ngay Emma Watson và hội mỹ nhân bảo chứng Một "kết thúc có hậu" đâu nhất thiết phải là hoàng tử ở bên công chúa! Sau đây là 5 ví dụ đến từ Hollywood. Tình yêu đôi lứa đẹp đấy, nhưng đã bao giờ bạn nhìn lại cuộc sống độc thân với con mắt khác chưa? Phim ảnh Hollywood xưa nay vẫn trưng bày nhiều mối tình lãng mạn, làm khán giả...