Công nhân tố lãnh đạo công ty than “bòn” tiền tỉ qua tài khoản lương
Theo tố cáo của các công nhân Công ty Than Hà Lâm, thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam ( TKV), bằng cách gửi tiền thông qua tài khoản chi trả lương của công nhân, lãnh đạo Công ty Than Hà Lâm “bòn rút” được số tiền từ 2 – 10 triệu đồng/công nhân/tháng.
Công nhân tố “độc chiêu” rút tiền của cán bộ
Cụ thể, theo tố cáo của các công nhân, hàng tháng Công ty cổ phần than Hà Lầm thường xuyên gửi tiền thông qua tài khoản chi trả lương của công nhân với mức từ 3 đến 10 triệu đồng/công nhân/tháng. Số tiền này được Công ty Than Hà Lầm gửi dưới danh mục như: thưởng đã lĩnh hoặc lương thưởng của các lãnh đạo (khoản tiền thêm ngoài tiền lương, thưởng hàng tháng của công nhân).
Công nhân tố cáo, sau khi rút tiền trong tài khoản, họ đều phải nộp lại “số tiền thừa” cho cán bộ nhưng lại phải ký là đã nhận đủ 100%. (Ảnh: cắt từ video clip).
Các công nhân cho biết, số tiền đó trên danh nghĩa là gửi cho họ nhưng thực tế, sau khi họ rút ra sẽ phải nộp lại phần lớn cho các tổ trưởng của các công trường. Các công nhân sẽ được hưởng khoảng 30 – 40% số tiền này nhưng đều phải ký nhận là đã lĩnh đủ 100%.
Những người tố cáo cho biết, khi họ thắc mắc thì được Phó Quản đốc và đại diện công đoàn công trường giải thích rằng “đó là tiền để cho anh em đi tham quan và quan hệ để cuối tháng được nghiệm thu mét lò đã đào”.
Các công nhân cho rằng: “Việc tố cáo của chúng tôi biết là sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi và có thể sẽ rất nguy hiểm nhưng chúng tôi muốn được làm việc trong môi trường trong sạch”.
Theo một công nhân tên T. (công nhân nhà sàng thuộc Công ty than Hà Lầm- Vinacomin Quảng Ninh), tình trạng gửi tiền qua tài khoản lương công nhân nhưng thực chất lại về túi cán bộ đã diễn ra nhiều năm qua.
Công nhân T. cho biết, anh vào làm việc tại Công ty Than Hà Lầm được 3 năm nay thì từng ấy thời gian công ty đều có kiểu “bòn” tiền như vậy. Ví dụ, lương của T. trung bình mỗi tháng được 8 triệu đồng, nhưng đến kỳ lĩnh lương, tài khoản của anh sẽ báo khoảng từ 10 – 11 triệu đồng. Với khoản tiền dôi ra 2 – 3 triệu đồng, T. phải nộp lại 70% cho cán bộ Công ty Than Hà Lầm.
Cũng theo công nhân T., số tiền được gửi thêm vào tài khoản mỗi công nhân nhiều hay ít phụ thuộc vào mức lương của công nhân đó cao hay thấp.
Video đang HOT
T. cho biết, việc gửi tiền qua lương công nhân được tiến hành hàng tháng. Trung bình mỗi tháng có khoảng 2.000 công nhân được gửi lương. Việc gửi lương cũng luân phiên theo các phân xưởng khác nhau.
Theo cách tính của các công nhân, nếu mỗi công nhân chỉ nộp lại cho lãnh đạo công ty 2 triệu đồng, nhân lên con số hơn 2.000 công nhân, số tiền lãnh đạo công ty rút ra lên tới vài tỉ đồng/tháng.
Công nhân N.A.H (thuộc một trong những phân xưởng cơ bản) đã có 5 năm làm việc tại Công ty than Hà Lầm cho biết, hàng tháng công nhân được phát một tờ giấy to bằng bàn tay (gọi là tờ phơi – PV) vào thời điểm trước khi có lương thưởng. Trong tờ giấy này sẽ ghi rõ thông báo chi tiết lương, thưởng của công nhân đó cùng số tiền được nhận thêm, từ đó công nhân sẽ biết phải nộp lại bao nhiêu tiền.
Sẽ làm rõ thực hư tố cáo của công nhân
Công nhân tố cáo cán bộ Cty Than Hà Lầm bòn rút tiền thông qua tài khoản công nhân.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về những tố cáo nói trên, ông Phạm Văn Tác, Phó Trưởng phòng Thanh tra – Kiểm toán và là người phát ngôn của Cty Than Hà Lầm, ghi nhận những thông tin từ phóng viên Dân trí gồm toàn bộ nội dung phương thức rút tiền như công nhân phản ánh; tên của các cán bộ đứng ra thu tiền của các công nhân. Ông Tác cho biết, ông sẽ cho kiểm tra toàn bộ thông tin tố cáo và sẽ trả lời cơ quan báo chí khi có kết quả.
Ông Tác cho biết, lãnh đạo Cty Than Hà Lầm không có chủ trương và chỉ đạo nào về việc “gửi tiền” như công nhân phản ánh. Ông Tác cũng khẳng định việc chi trả các khoản cho công nhân đều được thông qua việc thanh toán thẻ cấp cho công nhân. Mọi giao dịch giữa công nhân và tổ trưởng về các khoản tiền lương, thưởng… đều bất hợp pháp và trái quy định hiện hành của công ty.
Về tố cáo tổ trưởng thu lại tiền từ công nhân, ông Tác cho biết vì đơn vị quá đông, nhiều bộ phận nên cần có thời gian kiểm tra, rà soát, tập hợp và báo cáo lãnh đạo công ty, sau đó sẽ thông tin đến cơ quan báo chí.
Hồng Ngân – An Nhiên
Theo Dantri
Chi hơn 70 tỉ đồng làm kỉ niệm chương: TKV không đấu thầu
Trao đổi với phóng viên, luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) là đơn vị 100% vốn nhà nước thì việc bỏ ra số tiền lớn như vậy để làm logo phải thông qua đấu thầu. Các vị nguyên đại biểu Quốc hội thì cho rằng, việc TKV chi hơn 70 tỉ đồng làm logo là quá lãng phí.
Chi hơn 70 tỉ đồng làm logo kỉ niệm chương, có bị đội giá?
Liên quan đến việc TKV bỏ ra trên 70 tỉ đồng để làm hơn 12 vạn kỉ niệm chương, mỗi chiếc trị giá 640 nghìn đồng, phóng viên Dân trí, đã đem những tấm logo kỉ niệm chương các công nhân được tặng nhân dịp 80 năm kỷ niệm ngành than đến một số cửa hàng bán hàng kinh doanh vàng bạc, đá quí trên địa bàn TP Hạ Long (Quảng Ninh) để tìm hiểu giá trị thực của nó.
Các cửa hàng vàng bạc cho rằng, chiếc logo kỉ niệm chương bằng bạc này có giá tối đa khoảng 300 nghìn đồng/chiếc.
Tại cửa hàng vàng bạc đá quý H.L. (đường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long), nhân viên cửa hàng sau khi tiến hành cân đồng bạc có logo tên của công ty than Hà Lầm, đã xác định đồng bạc trên nặng 4,3 chỉ, hàm lượng bạc đạt 92%. Theo nhân viên cửa hàng, họ sẽ thu mua đồng bạc này với giá 170 nghìn đồng/tấm.
Cụ thể, chiếc logo của TKV có hàm lượng bạc 92%, cửa hàng sẽ mua với giá 40 nghìn đồng/chỉ. Còn với những logo hàm lượng bạc chỉ đạt 80% chỉ mua với giá hơn 30 nghìn đồng/chỉ. Công chế tác thì tùy thuộc vào nơi chế tác.
Còn theo cửa hàng kinh doanh vàng bạc L.C. (phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long), đồng bạc trên chỉ có thể thu mua với giá 160 - 170 nghìn đồng. Chủ cửa hàng L.C. còn cho hay, để chế tác ra đồng xu bạc có trọng lượng 4,3 chỉ, hàm lượng bạc 92% và có khắc tên TKV hay các công ty than như trên, nếu đặt từ 1.000 sản phẩm trở lên chỉ mất tối đa hơn 300 nghìn đồng/logo. "Thậm chí sản phẩm do thợ lành nghề của cửa hàng chế tác còn đẹp hơn những đồng bạc này rất nhiều", chủ cửa hàng nói.
Ông Vũ Xuân Trường, nguyên Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) nhận định, sản phẩm lưu niệm tặng cho các công nhân là món quà tặng ý nghĩa, tình cảm trân trọng của lãnh đạo công ty dành tặng mọi người. Nhưng nên cân đối mức chi phí cho hợp lý, đầy đủ ý nghĩa.
"Trong lúc đời sống cần phải thực hành tiết kiệm thì số tiền chi ra như vậy cũng lớn, sản phẩm mang giá trị tinh thần thì không nhất thiết phải quá đắt đỏ, xa hoa. Một tặng phẩm nhân ngày kỉ niệm ở giá trị hơn 600 nghìn đồng là cao. Nếu cân đối để số tiền chi cho việc chế tạo sản phẩm mang giá trị tinh thần này thấp hơn, số tiền thừa lo cho đời sống công nhân có hoàn cảnh khó khăn thì hợp lý hơn. Mọi cái chăm lo cho đời sống công nhân một cách thiết thực, trong đó có kinh tế sinh hoạt là việc nên làm. Đừng để một việc làm có ý nghĩa trở thành những câu chuyện không hay", ông Trường chia sẻ thêm.
Kỉ niệm chương 80 năm Ngày truyền thống công nhân ngành than của TKV đang bị dư luận lên án về sự lãng phí.
Cũng liên quan đến nội dung này, ông Nguyễn Bá Thuyền, nguyên Đại biểu Quốc hội (tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, kỷ niệm 80 ngày truyền thống công nhân vùng mỏ và truyền thống ngành than là một sự kiện lớn. Tuy nhiên, bỏ ra số tiền lớn như vậy cho việc làm logo là lãng phí. Thay vào đó nên sử dụng số tiền để giúp đỡ về nhà ở, tăng thêm thu nhập cho những công nhân nghèo, hộ gia đình chính sách đang làm việc cho tập đoàn thì thiết thực hơn.
Lách luật đấu thầu?
Trao đổi với phóng viên Dân trí về việc TKV chi ra hơn 70 tỉ đồng làm logo kỉ niệm chương nhưng không thông qua đấu thầu, luật sư Lê Văn Thiệp (Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, TKV là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước đầu tư và nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ. Như vậy, việc mua sắm của TKV là đối tượng điều chỉnh của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 vì tiền chi trả là tài sản của Nhà nước.
Luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng: Theo quy định, việc TKV phải bỏ ra số tiền lớn để làm logo kỉ niệm chương cần phải thông qua đấu thầu để đảm bảo tính khách quan, lựa chọn được hàng hóa có giá trị tốt và giá cả hợp lý.
Với giá trị hàng hóa là trên 70 tỷ đồng, theo quy định là phải đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp để đảm bảo tính khách quan và lựa chọn được sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp.
Tuy nhiên, việc giải thích từ ngữ của Luật Đấu thầu chưa được rõ ràng và có phạm vi điều chỉnh hẹp, do vậy, khi xử lý vụ việc này sẽ rất khó quy trách nhiệm cho Ban lãnh đạo.
Còn theo Luật sư Vũ Biên (Văn phòng Luật Khoa Tín, Đoàn Luật sư TP Hà Nội): "Việc một số tiền chi cho chế tạo một chiếc logo với số tiền lúc bán đi có sự chênh lệch cũng không khó hiểu. Số tiền nhận được khi bán sản phẩm là cửa hàng họ mua về khối lượng thực của sản phẩm, đương nhiên để tạo ra được một sản phẩm thì cần quá trình chế tác nên sẽ tốn kinh phí hơn".
Theo ông Biên, cấn đề cần làm rõ ở đây là, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam 100% vốn nhà nước. Do vây, khi chi ra một số tiền lớn cho việc chế tạo logo thì cần phải thông qua đấu thầu. Đấu thầu thì có nhiều hình thức, chỉ định hoặc chào mời công khai. Nếu số tiền lớn như vậy mà chỉ mua bán thông qua một bản hợp đồng mua bán là không hợp lý.
Tuấn Hợp - An Nhiên
Theo Dantri
Đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch lưu trữ than cho nhu cầu sau năm 2020 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có công văn phúc đáp về kế hoạch xuất khẩu than của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, trong đó Bộ Công Thương xin ý kiến của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan được tăng xuất khẩu thêm 2 triệu tấn than/năm vào kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020. Theo văn...