Công nhân “nghỉ quá 5 ngày” sẽ bị… sa thải
Ngày 22.10, sau 2 ngày “thương thuyết”, giữa đại diện Cty TNHH Tài Lộc với gần 1.700 CN vẫn chưa có được tiếng nói chung.
CN Cty Tài Lộc trình bày bức xúc tại buổi “thương thuyết”. Ảnh: L.Tuyết
Trước đó ngày 21.10, phía CN có thêm 500 người ở xưởng SX kế bên cũng ngừng việc hưởng ứng, nâng tổng số CN ngừng việc lên gần 2.200 người. Phía Cty vẫn kiên quyết không tăng lương cơ bản, thậm chí còn tuyên bố nếu CN “ngoan cố” ngừng việc quá 5 ngày sẽ bị Cty… sa thải(?!).
Như Báo Lao Động đã đưa tin, những ngày 18 và 19.10, gần 1.700 CN Cty TNHH SX XD GT Tài Lộc (gọi tắt là Cty Tài Lộc, ở số 64 Lò Lu, P.Trường Thạnh, Q.9, TPHCM) đã nhất loạt ngừng việc yêu cầu Cty tăng lương, giảm giờ làm, tính lại mức phụ cấp…, nguyên nhân là bởi thu nhập của CN không đủ sống cho dù đã phải tăng ca liên tục cả những ngày thứ bảy và chủ nhật.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Đăng – Phó Chủ tịch LĐLĐ Q.9 – cho biết, trong 2 ngày “thương thuyết” (20 và 22.10), đối với các yêu cầu của CN, đại diện Cty Tài Lộc chấp nhận sẽ thương lượng và phải được sự đồng ý của CN về thời gian tăng ca nếu tổng thời gian vượt quá 200 giờ/năm. Về tăng lương cơ bản, Cty không chấp nhận vì cho rằng thu nhập CN “đã xứng tầm”, bởi lẽ: Lương CN làm việc dưới 12 tháng là 2.140.000 đồng/tháng, trên 12 tháng là 2.240.000 đồng/tháng phụ cấp tay nghề (căn cứ theo 3 tiêu chí: Tay nghề, thâm niên công tác, năng suất làm việc) thấp nhất 130.000 đồng/tháng, cao nhất 850.000 đồng/tháng chuyên cần 200.000 đồng/tháng nhà ở 200.000 đồng/tháng, cộng với tiền tăng ca… Điều đáng bàn hiện nay là, mức lương cơ bản Cty trả cho CN quá thấp. Mỗi CN phải làm việc từ sáng tới 21 giờ đêm (kể cả thứ bảy, chủ nhật) thì thu nhập cũng chỉ trên dưới 4 triệu đồng/tháng. Như vậy, nếu giảm giờ làm – có nghĩa thu nhập sẽ giảm – thì càng khó sống. Chính vì điều đó mà CN chỉ tập trung đòi tăng lương cơ bản. Cuối cùng, phía Cty vẫn không chấp thuận tăng lương cơ bản, mà chỉ hứa tăng phụ cấp tay nghề và thâm niên, cụ thể: Đối với những CN đã làm việc hơn 1 năm, Cty sẽ trả thêm mỗi tháng 100.000 đồng phụ cấp tay nghề CN làm việc lâu năm thì được 140 ngàn/tháng. Về thâm niên, phía Cty giải thích: Có nhiều CN dù làm việc lâu năm nhưng tay nghề vẫn thấp, số lượng sản phẩm làm ra không cao, do đó thâm niên không tính theo năm làm việc mà bình bầu theo các mức A, B, C hằng tháng. Về việc này, LĐLĐ Q.9 yêu cầu phải có phụ cấp thâm niên và được tính bằng số năm công tác nhân với hệ số A, B, C, như vậy mới khuyến khích được NLĐ gắn bó với DN.
Tóm lại, sau 4 ngày “thương thảo” (18-19-20 và 22.10), Cty vẫn kiên quyết không tăng lương cơ bản cho CN. Đến sáng 22.10, phía Cty Tài Lộc tuyên bố, CN nào thuận theo các quan điểm nói trên của Cty thì có thể đi làm lại vào sáng 23.10, Cty vẫn tính lương những ngày nghỉ, còn nếu tiếp tục ngừng việc sẽ bị Cty sa thải theo Điều 85 BLLĐ.
Trao đổi với PV, chị K. (xin giấu tên) – CN Cty Tài Lộc – nghẹn ngào nói: “Chúng em rất lo lắng Cty sẽ “làm càn”, vì chiếu theo luật thì chỉ khi nào NLĐ nghỉ quá 5 ngày mà “không có lý do chính đáng” thì Cty mới có quyền sa thải. Còn trong trường hợp này chúng em không vi phạm Điều 85 BLLĐ, mà “ngừng việc” theo quy định pháp luật cho phép. Đáng nói, BLLĐ đã nghiêm cấm NSDLĐ sa thải NLĐ vì lý do đình công (ngừng việc). Hơn nữa, anh em CN ngừng việc là muốn Cty xem xét lại mức lương cơ bản, vì tất cả các khoản tăng ca, làm thêm giờ, làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật đều dựa vào lương cơ bản để tính. Với mức lương này CN không thể nào sống được”.
Về việc NLĐ yêu cầu tăng mức lương cơ bản nhưng Cty Tài Lộc không chấp nhận vì DN vin vào Nghị định 70/2011/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 1.10.2011 đến hết ngày 31.12.2012, áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1,4 triệu đến 2 triệu đồng/tháng nên sẽ không tăng lương cơ bản cho đến hết năm 2012. Nhưng DN lại quên rằng nghị định nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận tiền lương trả cho NLĐ. Nghị định cũng khuyến khích các DN trả lương cho NLĐ cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
Theo laodong
Nhà máy xăng sinh học nợ lương công nhân 3 tháng
Ngày 20.9, đại diện Công ty CP Đồng Xanh - chủ đầu tư Nhà máy ethanol Đại Tân (tại H.Đại Lộc, Quảng Nam) cam kết với Tổ công tác liên ngành về giải quyết đình công, lãn công tỉnh Quảng Nam trong tháng 9 sẽ trả 3 tháng lương nợ của công nhân.
Đây là nhà máy sản xuất xăng sinh học đầu tiên tại VN. Do thiếu nguyên liệu sản xuất, khó khăn trong khâu bán sản phẩm, giá thành giảm thấp... nên nhà máy phải tạm ngừng sản xuất từ ngày 27.6 để bảo trì hệ thống máy móc công ty chưa trả lương tháng 6, 7, 8 cho công nhân (nhưng vẫn hưởng 50% lương theo chế độ của công ty và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 1,55 triệu đồng)... Được biết, Công ty CP Đồng Xanh hiện cũng nợ 2,4 tỉ đồng bảo hiểm xã hội.
Theo TNO
'Thâm cung' u ám của 'tiểu gia' bất động sản Bất động sản vẫn chưa qua thời bĩ cực, để "sống sót", các doanh nghiệp phải tìm mọi cách giảm chi phí như điều chỉnh nhân sự và lương. Nhân viên BĐS đi bán trà đá Điều chỉnh nhân sự là một trong những cách cực chẳng đã mà các ông chủ doanh nghiệp phải làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dòng tiền...