Công nhân ngất xỉu vì nắng nóng
Nhiệt độ tại Hà Nội, Thanh Hóa… trong những ngày qua có lúc đã lên hơn 40 độ C. Thế nhưng giữa nắng nóng đỉnh điểm ấy, hàng nghìn lao động tự do vẫn miệt mài làm việc. Nắng nóng không khí ngột ngạt, cộng thêm công việc vất vả khiến nhiều lao động kiệt sức.
Nín thở vì bụi
Mặc dù mới 10 giờ sáng nhưng trên khắp các nẻo đường đã bắt đầu nóng ran như chảo lửa. Tại tuyến đường Sa Đôi (phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) rất nhiều công nhân xây dựng đang miệt mài trộn hồ, đầm đất, lát vỉa hè.
Anh Nguyễn Xuân Trọng (Sơn Tây, Hà Nội) nghỉ ngơi trốn nắng sau những phút làm việc kiệt sức. Ảnh: N.T
Cách phòng chống say nắng
Người bị say nắng thường có các biểu hiện như sốt cao, da nóng và khô, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa… Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê, co giật. Để chống say nắng, lao động không nên làm việc từ 11 giờ trưa cho đến trước 13 giờ. Nếu công việc ở ngoài trời, bạn cần phải nghỉ ngơi 5 – 10 phút để lấy lại sức và cân bằng thân nhiệt. Khi ra ngoài trời nắng, cần trang bị mũ – nón, quần áo chống nắng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, tia cực tím.
Anh Nguyễn Xuân Trọng, 38 tuổi (ở Sơn Tây, Hà Nội), một trong gần chục công nhân đang lát vỉa hè trên tuyến đường Sa Đôi cho biết, những ngày thời tiết nắng nóng các anh phải làm sớm, nghỉ sớm. Công việc thường được bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng và kết thúc vào lúc 10 giờ hoặc 10 giờ 30 sáng, buổi chiều bắt đầu từ 3 giờ, kết thúc vào 6 giờ 30.
Anh Trọng tâm sự: “Tôi làm nghề này được 20 năm, công việc rất vất vả nhưng đổi lại mức thu nhập cũng kha khá, cao hơn so với mấy công việc bốc vác, chạy xe ôm. Tính công mỗi ngày được 300.000 đồng, trừ những ngày mưa gió một tháng trung bình tôi làm được khoảng 25 công, tầm 7-8 triệu đồng/tháng”.
Video đang HOT
Anh Ngô Văn Dũng cùng quê với anh Trọng đang cố hết sức để điều khiển chiếc máy đầm đất nặng hơn 20kg trên vỉa hè, mặc cho những làn bụi đất mù mịt đang bay tới tấp vào mặt. Gạt giọt mồ hôi trên gương mặt cháy nắng đen nhẻm, anh Dũng cho biết, công việc thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, nhưng các anh không thể đeo khẩu trang hay đội mũ vì khi mồ hôi ra nhiều dính bụi đất bết lại sẽ rất khó chịu. Chính bởi vậy mà hầu hết những công nhân ở đây không muốn dùng đồ khẩu trang, nón mũ bảo hộ trong lúc làm việc.
“Dù hiểu công việc này rất độc hại vì thường xuyên phải làm việc trong môi trường nắng nóng, bụi bẩn nhưng anh em tôi không thể đeo khẩu trang hay mặc quần áo bảo hộ. Cách duy nhất mà chúng tôi có thể làm là hạn chế nói chuyện trong lúc làm việc để đỡ phải hít bụi, đôi khi là nín thở để làm việc” – anh Dũng nói.
Ngất xỉu vì nắng
Không chỉ công nhân xây dựng, công nhân dọn vệ sinh, công nhân trồng cây xanh cũng là những người phải lao động trực tiếp ngoài trời. Giữa cái nắng như đổ lửa, nhóm lao động 10 người của Công ty Môi trường Thanh Hóa đang hì hụi làm cỏ, bón phân, tưới nước cho cây.
Chị Nguyễn Thị Huệ (Thanh Hóa) cho biết, để chống chọi với cái nắng, các chị thường phải làm việc từ rất sớm, sáng làm từ 5 giờ tới 10 giờ nghỉ, chiều làm từ 14 giờ 30 tới 18 giờ 30.
“Không chỉ thay đổi giờ làm việc, chị em chúng tôi còn nghĩ ra đủ cách để chống chọi với nắng gắt. Chúng tôi nhúng khăn ướt trùm lên đầu, mặc quần áo mùa đông chống nóng, đi giày, tất, đeo kính, thậm chí là chặt lá cọ ngụy trang” – chị Huệ nói.
Không chỉ tìm đủ cách thích ứng, những lao động này còn trang bị các bình nước chanh, nước cam, nước sắn dây để uống giải nhiệt. Mặc dù đã tìm đủ cách để chống chọi, nhưng nhiều chị em vẫn kiệt sức, ngất xỉu vì nắng.
“Có hôm tôi đang ngồi làm việc, đứng lên mặt mày tối xầm lại rồi lăn quay ra mà không biết gì. Khi được đồng nghiệp đưa tới trung tâm y tế, bác sĩ nói là do mình làm việc ngoài trời nhiều giờ nên kiệt sức, mất nước và tụt huyết áp” – chị Huệ nhớ lại.
Công việc vất vả nhưng thu nhập của những công nhân môi trường như chị Huệ không cao, chỉ tầm 3,5 – 4 triệu đồng/tháng. Để có thêm thu nhập cho cuộc sống, chị và nhiều chị em trong tổ phải làm thêm để sống.
Chị Huệ tâm sự: “Nhiều ngày, dù thời tiết nắng nóng cực đỉnh, ngoài trời không có một làn gió, nhưng 12 giờ trưa chị em chúng tôi vẫn phải đi tưới cây, hoặc cắt cỏ thuê cho công ty, nhà dân. Làm xong chị em tôi chỉ ngồi thở, uống nước, bỏ cơm luôn”.
Theo Dân Việt
Hà Nội: Cụ ông đang ăn cơm, đột ngột tử vong ngoài đường do nắng nóng
Dưới cái nắng gần 60 độ ngoài đường, cục ông khoảng 70 tuổi đang ăn dở bữa cơm, đột ngột bất tỉnh rồi tử vong.
Sự việc xảy ra vào chiều 18/5, trước cửa nhà của một hộ dân trên đường Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Thời điểm trên, người dân phát hiện cụ ông khoảng 70 tuổi nằm bất tỉnh trước cửa nhà dân. Khi lại gần kiểm tra, mọi người phát hiện cụ ông đã tử vong, nghi sốc nhiệt do nắng nóng. Bên cạnh nạn nhân vẫn còn bát cơm do người đi đường mang đến nhưng chưa kịp ăn hết.
Cụ ông được phát hiện tử vong ngay trước cửa nhà dân
Cơ quan chức năng sau đó đã có mặt để xử lý. Được biết, đây là người đàn ông vô gia cư, gần đây mới lang thang trên địa bàn.
Thời điểm buổi trưa và đầu giờ chiều ngày 18/5, nhiệt độ tại Hà Nội vượt qua mức 40 độ, tuy nhiên nhiệt độ thực tế ngoài trời lên tới gần 60 độ C.
Cơ quan khí tượng quốc gia đã phải đưa ra cảnh báo, nắng nóng cực điểm gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ, thậm chí tử vong do sốc nhiệt khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, trời nắng nóng cao điểm như những ngày qua tác động rất nhiều đến sức khoẻ, làm gia tăng các ca đột quỵ, sốc nhiệt phải vào viện cấp cứu.
Với những nhóm nguy cơ cao, nắng nóng sẽ là yếu tố thuận lợi gây đột quỵ, chủ yếu trên các bệnh nhân có sẵn các bệnh lý không lây nhiễm như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim, bệnh máu, bệnh van tim, bệnh rối loạn chuyển hoá, thừa cân...
Và không chỉ người già mới dễ đột quỵ trong nắng nóng, trẻ cũng tử vong nếu chủ quan. Mới nhất là trường hợp nam bác sĩ 31 tại Hà Nội đột quỵ, tử vong khi đi đá bóng.
Tình trạng sốc nhiệt trong nắng nóng cũng rất phổ biến, nhất là những nhóm phải làm việc lâu dưới nắng như công nhân, nông dân...
Khi đi dưới trời nắng quá lâu sẽ khiến cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, rối loạn chuyển hoá nhiệt do tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng, gây nguy cơ đột quỵ hoặc sốc nhiệt.
Do đó, để đảm bảo an toàn sức khoẻ, các chuyên gia luôn khuyến cáo, hạn chế ra đường trong thời điểm nắng gây gắt từ 12-16h hàng ngày. Nếu buộc phải ra đường cần phải có các biện pháp che chắn, bảo vệ, đồng thời phải uống đủ nước để tránh mất nước, tránh sốc nhiệt.
Khi bị sốc nhiệt có các biểu hiện choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần ngồi chỗ thoáng mát, tốt nhất là nơi có điều hoà, nới rộng quần áo, uống nước pha muối hoặc nước chanh... Sau đó chườm nước đá mát cho người bệnh ở các vị trí cổ, nách, bẹn, lưng... giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh. Tiếp tục theo dõi thân nhiệt và tiến hành các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống dưới 38,5 độ. Nếu không hạ, cần phải đưa nạn nhân vào BV cấp cứu càng sớm càng tốt.
Minh Anh
Theo vietnamnet
Bệnh nhân kêu gào trong phòng cấp cứu vì quá đau đầu ngày nắng nóng Nền nhiệt ở Hà Nội liên tục trên 40 độ C khiến người dân khốn khổ. Trong 3 giờ sáng 19/5, khoa Cấp cứu Nội - Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, rất đông bệnh nhân. Ngày 19/5, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ tại Hà Nội tăng, trời nắng nóng gay gắt từ sáng đến chiều....