Công nhân ‘mắc kẹt’ trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa
Nhiều công nhân tại Hà Nội đang bị mắc kẹt khi TP áp dụng lệnh giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Họ phải san sẻ cùng nhau từng gói mì, bát cơm, sinh hoạt trong không gian chật hẹp, ẩm thấp để đi qua đại dịch.
Công nhân tại Hà Nội mắc kẹt trong đại dịch
Thời gian giãn cách xã hội kéo dài do tình hình dịch bệnh phức tạp khiến nhiều công nhân “mắc kẹt” trong các công trình, lán trại xây dựng tại Hà Nội. Nhiều người phải ăn mì gói, giảm bữa cầm cự từng ngày để bám trụ tại thủ đô trong thời gian mất việc.
Mắc kẹt trong phố cổ
Hơn 10 công nhân đang mắc kẹt gần 1 tháng nay tại số nhà 15 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm)
Ở căn nhà nằm tại số 15 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), một nhóm công nhân gồm 10 người dân tộc Thái ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đang bám trụ tại đây gần 1 tháng nay.
Họ là công nhân xây dựng, được thuê sửa căn nhà trên, tuy nhiên Hà Nội áp dụng chỉ thị 16, công trình đóng cửa, họ bị kẹt lại đây.
“Mình mắc lại tại đây cũng rất sốt ruột, bởi gia đình rất khó khăn, ở nhà có 2 con còn nhỏ, nhờ ông bà trông con, trông nhà cho để xuống Hà Nội làm việc. Nay mắc kẹt giữa Hà Nội như thế này, đi làm cũng không thể được, về quê cũng không xong”, chị Lò Thị Bống, 1 trong 10 công nhân, chia sẻ.
Các công nhân ở đây phải sinh hoạt trong không gian chật chội, ẩm thấp, thiếu thốn
Chị Bống cho biết gần 1 tháng kể từ khi Hà Nội giãn cách xã hội, hôm nào có đoàn từ thiện cho gạo, thức ăn thì hôm đó có cơm để ăn, những ngày còn lại mọi người phải san sẻ nhau từng gói mì để cầm cự qua ngày.
“Tôi chỉ mong dịch COVID-19 mau hết để làm được nhiều tiền, gửi về cho ông bà, con cái vui. Vì cũng sắp vào năm học mới rồi, 2 đứa con cũng háo hức và mong mẹ mua cho vài bộ quần áo mới để đến trường”, chị Bống nói.
Chị Bống cho biết ngoài những hôm được phát cơm từ thiện, mọi người ở đây chia nhau từng gói mì để bám trụ qua ngày
Anh Lò Viết Niêm (huyện Mường Ảng, Điện Biên) – cùng nhóm 10 công nhân trên – cho biết những người đang ở tại đây đều là anh em họ hàng, vì ở quê hoàn cảnh quá khó khăn nên rủ nhau xuống Hà Nội làm, nhưng không ngờ vừa xuống được hơn 1 tuần thì lại phải nghỉ làm, cuộc sống đã khó khăn nay lại càng khó hơn.
“Ở quê cũng khó khăn, giờ ở đây không có việc nên không có tiền gửi về cho gia đình. Lúc mới xuống Hà Nội, tôi phải vay mượn tiền xe cộ, ăn uống cho tháng đầu tiên đi làm chưa được nhận lương, nhưng mới làm được 10 ngày thì phải nghỉ, hiện không còn dư đồng nào”, anh Niêm ngậm ngùi.
Anh Niêm cho biết thêm, mong mỏi lớn nhất của anh là TP mau chóng kiểm soát tốt dịch bệnh, để mọi người được cùng nhau đi làm, có thu nhập trang trải cuộc sống.
Anh Niêm và 9 công nhân khác đang sống trong công trình ngổn ngang, ẩm thấp ngay giữa phố cổ
22 người trong căn phòng hơn 50m 2
Tại phường Dương Nội (Hà Đông), có nhiều nhóm lao động tự do đang ở cùng nhau trong những phòng thuê hoặc những chòi tạm chật hẹp. Họ chủ yếu là công nhân xây dựng người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc bị kẹt lại tại thủ đô trong đại dịch.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online , tại khu dân cư La Dương, có một căn phòng trọ chỉ rộng gần 50m 2 nhưng hiện là chỗ ở của 22 công nhân – 19 người quê ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên và 3 người ở Thái Bình.
Họ đang làm cho một công trình xây dựng gần đó. Khi Hà Nội giãn cách, họ không thể về quê, không có việc làm, ngày qua ngày cuộc sống của họ gắn chặt với căn phòng này.
Căn phòng trọ 50m2 là nơi ở của 22 công nhân ở Dương Nội, Hà Đông
Anh Phạm Hữu Đăng (quê Thái Bình) cho biết từ ngày giãn cách, những người ở đây không có đồng lương, không có công ăn việc làm, lại phải ở trong không gian rất chật hẹp, nóng bức và bí bách.
“Mọi người phải trải chiếu nằm dưới đất, không có không gian đi lại, rất chật hẹp. Khó khăn nhất đối với tôi, đặc biệt là những anh em vùng cao, là không có thu nhập để gửi về cho gia đình. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong phòng, không biết bao giờ mới hết giãn cách để chúng tôi còn được đi làm”, anh Đăng nói.
“Chúng tôi rất mong muốn có sự hỗ trợ anh em công nhân một phần nào về kinh tế để còn gửi về cho gia đình để mọi người ở quê có tiền trang trải cho con em học hành, ăn uống. Vì anh em trên vùng cao rất khổ, đi xuống đây chỉ mong có đồng lương để gửi về cho gia đình”, anh mong mỏi.
Những công nhân mắc kẹt tại đây chỉ quanh quẩn trong không gian chật hẹp, làm bạn với điện thoại
Dịch bệnh khiến cuộc sống của những công nhân thêm khó khăn, chật vật
Mong mỏi lớn nhất của họ là mong TP sớm kiểm soát được đại dịch, đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống
Khoảnh khắc chiến sĩ CSGT ăn vội gói mì không cần bát: Hóa ra là khắc tinh của "hội Racing boy" Bình Dương
Một phút tranh thủ khi đói bụng lúc gác chốt, không cần bát, mà cũng chẳng cần bàn. Chỉ có đôi đũa, vậy là xong bữa ăn của chiến sĩ CSGT!
Những hình ảnh về đội ngũ chống dịch, lực lượng chức năng tuyến đầu ngày đêm vất vả, miệt mài chiến đấu trên các mặt trận khiến trái tim mỗi người không khỏi thổn thức. Một cuộc chiến giữa thời bình, nhưng cũng khiến biết bao người phải kiệt sức.
Mới đây, người dùng mạng chia sẻ khoảnh khắc chiến sĩ CSGT trực chốt ăn vội gói mì ngay bên đường. Cứ ngỡ hình ảnh này chỉ thấy ở mấy cô cậu sinh viên muộn giờ lên lớp mà nấu vội, cho đến khi thấy được hình ảnh cay mắt này.
Theo người đăng tải hình ảnh, đồng chí CSGT trực chốt đến hoa mắt, nhưng do khối lượng công việc lớn, anh chỉ có thể đổ vội chút nước sôi vào gói mì và ăn ngay tại điểm chốt. Không có xúc xích, không có trứng hay rau hành gì cả, chỉ có mì suông mà thôi.
Khoảnh khắc chiến sĩ CSGT ăn vội gói mì tại điểm trực chốt.
Khoảnh khắc chụp vội ấy sau khi chia sẻ lên MXH đã khiến bao người phải chạnh lòng. Nhiều cư dân mạng đã để lại lời cảm ơn dưới bức ảnh và trân trọng công sức của đội ngũ chống dịch.
- Thương cảm vô cùng. Chúc các chú bình an, mong chóng hết dịch cho mọi người đỡ khổ.
- Mì tôm "không người lái" đã đành, lại còn ăn vào gói, sao mà kham khổ quá. Trân trọng công sức của các anh!
Một số dân mạng cũng "tinh ý" nhận ra đây chính là Trung úy Nguyễn Bảo Tiến - khắc tinh nổi tiếng của hội "Racing boy" Bình Dương. Trung úy Bảo Tiến hiện đang làm việc tại Đội CSGT thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Anh Tiến khá quen mặt với người Bình Dương vì anh và các đồng đội thường trấn áp, xử phạt các thanh niên đua xe, quậy phá tại địa phương.
Trước đó, anh Tiến cũng xuất hiện trong đoạn clip về nhà thăm con nhỏ khiến dân tình thích thú. Vợ anh Tiến từng chia sẻ với chúng tôi: "Chồng em hiện là một trong những chiến sĩ đang trực chốt kiểm dịch ở ngã 4 Sở Sao. Anh trực chốt theo ca, 1 ngày trực 2 ca, mỗi ca 8 tiếng. Hết ca trực là anh về đội ngủ chứ không về nhà".
Gia đình Trung úy Nguyễn Bảo Tiến
Ngồi ăn cơm kiêng làm 7 việc kẻo rước xui xẻo, làm gì cũng thất bại Người xưa cho rằng khi ăn cơm, những việc làm này vừa thể hiện kém lịch sự vừa mang ý nghĩa không tốt. Rung đùi khi ngồi ăn Rung chân là một thói quen kém lịch sự. Nó gây khó chịu và tạo sự phản cảm với những người xung quanh. Theo tướng số, đó là dấu hiệu của người nghèo đói. Tục...