Công nhân của Volkswagen bắt đầu đình công
Công nhân tại các nhà máy của hãng chế tạo ô tô lớn nhất của Đức Volkswagen (VW) ngày 2/12 bắt đầu cuộc đình công nhằm phản đối kế hoạch cắt giảm hàng nghìn việc làm và đóng cửa nhà máy.
Biểu tượng Volkswagen tại một đại lý của hãng này ở Hamm, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong thông báo ngày 1/12, Liên đoàn lao động IG Metall cho biết VW, vốn đang chìm trong khủng hoảng, đã bị mắc kẹt trong các cuộc đàm phán gay gắt với các liên đoàn kể từ khi tuyên bố hồi tháng 9 rằng họ đang cân nhắc bước đi chưa từng có là đóng cửa các nhà máy tại Đức, nơi có khoảng 120.000 nhân viên. Đây sẽ là “cuộc chiến” thương lượng tập thể khó khăn nhất mà VW từng trải qua.
Hiện cả VW và đại diện người lao động đều chưa đạt được thỏa thuận nào về tiền lương, với việc VW kêu gọi người lao động chấp nhận cắt giảm lương, cho rằng mức lương trước đây được trả lương quá cao, cảnh báo về khả năng đóng cửa nhà máy và sa thải. VW cho biết sự tồn tại lâu dài của hãng có thể bị đe dọa trừ khi hãng thực hiện các biện pháp để điều chỉnh chi phí và năng lực sản xuất theo doanh số và nhu cầu giảm ở châu Âu nói riêng và nhiều khu vực khác nói chung.
Video đang HOT
Trong khi đó, các tổ chức công đoàn đề xuất rằng cả nhân viên và ban quản lý đều đồng ý đóng băng lương và từ bỏ tiền thưởng trong năm 2025 và 2026. Đổi lại, hãng đảm bảo duy trì số lượng việc làm và không đóng cửa các cơ sở sản xuất.
Theo VW, đề xuất này “không thể xác định được khoản tiết kiệm bền vững là 1,5 tỷ euro (tương đương 1,58 tỷ USD) ngay cả sau khi phân tích rất kỹ lưỡng”. VW cho rằng doanh số bán ô tô mới giảm ở châu Âu và nhiều khu vực khác kể từ sau đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn và khó có thể phục hồi về mức trước đây.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất (ACEA), tính riêng xe chở khách, chỉ hơn 13 triệu chiếc được bán ra tại Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2019. Đến năm 2023, con số đó là 10,5 triệu và dự kiến sẽ giảm thêm nữa trong năm nay.
Do đó, để tự bảo vệ mình trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các hãng xe giá rẻ của Trung Quốc, VW cho biết họ cần phải tái cấu trúc và giảm quy mô sản xuất.
VW thừa nhận không còn đủ khả năng trả lương quá cao cho nhân viên theo tiêu chuẩn của ngành sản xuất ô tô Đức, như trước đây họ vẫn làm để thu hút nhân viên cấp cao đến trụ sở chính tại Wolfsburg, nơi được coi là thủ phủ của VW.
Tổng đình công phản đối Chính phủ Argentina
Hiệp hội những người lao động khu vực công (ATE) ngày 9/5 cho biết 97% công đoàn viên của tổ chức này đã tham gia cuộc tổng đình công do Tổng liên đoàn lao động Argentina (CGT) phát động nhằm phản đối chính phủ.
Một người đàn ông đi ngang qua những chiếc xe buýt đang đậu ở Buenos Aires, trong cuộc tổng đình công do Tổng Liên đoàn Lao động kêu gọi, vào ngày 9/5. Ảnh: GETTY IMAGES
Phóng viên TTXVN tại Buenos Aires dẫn thông cáo của ATE nhấn mạnh người lao động đã hưởng ứng mạnh mẽ cuộc tổng đình công lần thứ 2 do CGT phát động kể từ khi Tổng thống cực hữu Javier Milei nhậm chức ngày 10/12 năm ngoái.
Các viên chức nhà nước là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chính sách sa thải người lao động hàng loạt của Chính phủ Argentina, trong nỗ lực cắt giảm tối đa thâm hụt ngân sách. ATE cho rằng nền hành chính công hiện tại ở Argentina đang hoàn toàn bị tê liệt.
Các trường học, ngân hàng, trung tâm dịch vụ công, cửa hàng, những chuyến bay, dịch vụ tàu điện ngầm, tàu hỏa và đa phần hệ thống xe buýt trên khắp đất nước đã ngừng hoạt động trong ngày 9/5.
Trong khi đó, CGT - tổ chức công đoàn lớn nhất Argentina - khẳng định việc tổ chức các cuộc tổng đình công là nhằm bảo vệ quyền lao động, quyền xã hội, hưởng lương hưu và yêu cầu mức lương để người lao động có thể đủ sống. CGT cũng cáo buộc sự điều chỉnh do Chính phủ Argentina thực hiện nhân danh tự do thị trường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng lớp người dân có thu nhập thấp, tầng lớp trung lưu làm công ăn lương, người về hưu và người hưởng trợ cấp.
Cuộc tổng đình công trong vòng 24 giờ khiến các đường phố ở thủ đô Buenos Aires trở nên vắng vẻ. Các bệnh viện cũng giảm đáng kể số người làm trong ngày. Trước đó, hôm 6/5, các công đoàn ngành vận tải đã tổ chức những cuộc biểu tình và ngừng hoạt động, làm ảnh hưởng đến các dịch vụ vận tải hàng không, tàu hỏa, tàu điện ngầm và vận tải hàng hóa. Ngày 7/5, các phong trào xã hội cũng tổ chức một cuộc biểu tình phản đối với chính phủ tiếp tục cắt giảm 500 nhân công. Cuộc suy thoái ảnh hưởng đến nền kinh tế Argentina, trong bối cảnh tiền lương mất đi sức mua do lạm phát, khiến sản xuất công nghiệp và xây dựng suy giảm lần lượt 14,8 và 30,3% trong Quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước
Về phần mình, Chính phủ Argentina chỉ trích mạnh mẽ việc CGT kêu gọi tổng đình công và cho rằng đây là kế hoạch chính trị của phe đối lập, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người.
Những cuộc biểu tình chống Chính phủ Argentina liên tục nổ ra kể từ khi Tổng thống Milei nhậm chức. Các chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc của nhà lãnh đạo này, cùng việc tăng giá hàng loạt các dịch vụ công và tình trạng lạm phát vẫn ở mức 2 con số, khiến cuộc sống của người dân Argentina trở nên vô cùng khó khăn và gây bất bình lớn trong xã hội.
Các bác sĩ trẻ ở Anh tiếp tục đình công để yêu cầu tăng lương Lực lượng bác sĩ trẻ ở Anh sẽ tổ chức một cuộc đình công mới trong ba ngày vào tháng 6 tới sau khi các cuộc đàm phán với chính phủ không giải quyết được yêu cầu tăng lương của họ. Nhân viên y tế tham gia đình công tại London, Anh ngày 6/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 22/5, Hiệp hội y khoa Anh...