Công nghiệp quốc phòng “cỗ máy in tiền” của Israel
Nước nào xuất khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới nếu tính theo bình quân đầu người? Không phải Mỹ, chẳng phải Nga hay Trung Quốc, mà đó chính là Israel.
Theo số liệu chính thức của Cục Hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng Israel, quốc gia chỉ có 8 triệu dân này đã bán ra thị trường thế giới lượng vũ khí trị giá tới 6,54 tỷ USD trong năm 2013. Nghĩa là, bình quân mỗi người dân Israel thu được hơn 800 USD từ việc “bán súng”, và từ nhiều năm nay, ngành công nghiệp quốc phòng đã trở thành “cỗ máy in tiền” của Israel
“Thử nghiệm thực chiến”
Xác chiếc ô tô nằm chỏng chơ trong nhà kho. Nó chẳng còn bánh và gầm, chỉ còn mỗi thân xe nhưng cũng đã bị xé nát. “Trúng tên lửa vác vai đấy”, ông Oan Hớt-xơ (Yoav Hirsh) mỉm cười. Xem ra, nếu có người ngồi trong xe thì dính cú này chắc chắn đã mất mạng. Tuy nhiên, chiếc Guardium này lại tự hành hoàn toàn.
Xe tự hành Guardium. Ảnh: G-Nius
Ông Oan Hớt-xơ chính là Giám đốc điều hành của G-Nius, một trong những công ty đầu tiên trên thế giới có thể sản xuất một đội quân toàn chiến binh rô-bốt. Người đàn ông trung niên với mái tóc muối tiêu kể về chiếc Guardium với giọng đầy tự hào rằng, dòng xe này đã được dùng để tuần tra dọc biên giới Dải Ga-da từ năm 2007. Guardium có thể được điều khiển từ xa nhưng nó cũng hoàn toàn tự chạy với một lộ trình đã định trước, trong khi camera và cảm biến thu thập và truyền tải thông tin xung quanh. “Guardium đã lăn bánh hơn 60.000 giờ. Và nó đã cứu rất nhiều mạng người”, ông Oan Hớt-xơ nói. Mục tiêu sản xuất Guardium là nhằm triệt tiêu mọi rủi ro đối với binh sĩ trên chiến trường. Mặc dù vậy, chiếc xe này cũng có khả năng giết người vì nó được lắp đặt một hệ thống vũ khí điều khiển từ xa.
Theo tờ Spiegel, G-Nius là một ví dụ điển hình của ngành công nghiệp quốc phòng của Israel. Trụ sở của công ty này nằm trong Công viên Công nghệ cao ở thành phố Yokneam, phía Đông Bắc Israel. Đây là một liên doanh giữa công ty tư nhân Elbit Systems và công ty nhà nước Israel Aerospace Industries (IAI). Giống như mọi doanh nghiệp sản xuất vũ khí khác của Israel, G-Nius có quan hệ mật thiết với quân đội.
Video đang HOT
Kể từ khi lập quốc, Israeltrải qua chiến tranh liên miên. Diện tích nhỏ, dân số ít nên quốc gia này lúc nào cũng cảm giác bị đe dọa. “Công nghệ quân sự tối tân được coi là chiến lược sống còn của Israel chứ không phải là một quân đội nhiều binh sĩ”, Đan Pê-lê (Dan Peled), giáo sư ngành Thương mại quốc tế của Đại học Haifa nói. Người Israel không ngần ngại đề cập đến một thực tế rằng, các cuộc chiến tranh với láng giềng đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đạt được thành công. “Cho đến nay, “Thử nghiệm thực chiến” vẫn là lời quảng cáo đáng giá nhất đối với vũ khí và trang bị quốc phòng của
Israel”, Giáo sư Đan Pê-lê nhận định. Ra đến thị trường thế giới, “Thử nghiệm thực chiến” được hiểu ngay là “sản xuất tại Israel”.
90% để xuất khẩu
Muốn tìm một khẩu súng thì Gin Uên-man (Gil Wainman) chẳng phải đi đâu xa. Phòng họp của Giám đốc marketing Công ty Israel Weapon Industries (IWI) không khác gì một kho súng với la liệt súng ngắn, súng trường, súng phóng lựu đủ loại. IWI có tổng hành dinh ở phía Bắc Ten A-víp, chính là công ty cung cấp tiểu liên Uzi và súng trường tấn công Tavor cho quân đội Israel.
Khi được tư nhân hóa vào năm 2005, IWI có khoảng 70 lao động. “Nay (năm 2014) chúng tôi đã có hơn 500 người. Chúng tôi đang phát triển rất nhanh”, ông Gin Uên-man nói. Giám đốc marketing của IWI từ chối tiết lộ con số chính xác về lượng súng bộ binh và lựu đạn mà công ty này bán mỗi năm. “Chúng tôi nói về đơn vị hàng chục nghìn”, ông Gin Uên-man cười. Thực tế, IWI là một trong 5 công ty sản xuất vũ khí bộ binh hàng đầu thế giới.
Xe tăng Merkava Mk-4
Ông Gin Uên-man cho hay, khi phát triển một loại vũ khí mới, IWI chuyển cho quân đội Israel ngay sau khi hoàn thành thử nghiệm. Binh sĩ Israel dùng ngay trên chiến trường, sau đó thông báo lại tình hình cho các kỹ sư của IWI để họ điều chỉnh. “Chúng tôi giàu kinh nghiệm. Kinh nghiệm thực chiến. Và chúng tôi sử dụng chúng để phát triển vũ khí”, ông Gin Uên-man cho hay.
Cho đến nay, phần lớn dân số Israel vẫn coi việc phát triển các loại vũ khí mới đơn giản là việc làm cần thiết để bảo đảm an ninh và sự tồn vong của đất nước. “Chúng tôi cho con cái nhập ngũ nên muốn chúng phải được sử dụng những loại vũ khí tối tân nhất”, ông Gin Uên-man nói. Thế nhưng thực tế, không phải chỉ có con em Israel được sử dụng những loại vũ khí này. Quân đội
Israel chỉ là một khách hàng rất nhỏ của ngành công nghiệp quốc phòng nước này. Ông Gin Uên-man cho biết, 90% số sản phẩm của IWI là dành cho xuất khẩu. Các công ty sản xuất vũ khí khác của Israel cũng có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm tối thiểu là 75%. Theo tờ Haaretz, trong năm 2013, các nước châu Á-Thái Bình Dương mua của Israel lượng vũ khí, khí tài với tổng trị giá hơn 3,9 tỷ USD, trong khi Mỹ và Ca-na-đa mua hơn 1 tỷ USD.
Ngoài vũ khí bộ binh, Israel cũng xuất khẩu các hệ thống vũ khí phức tạp như máy bay không người lái. Mặc dù Mỹ có tiếng về sử dụng loại máy móc giết người này song trong năm 2013, Israel lại là quốc gia bán nhiều máy bay không người lái hơn Mỹ và thậm chí là gấp đôi trong năm 2014. Quân đội
Israel đã sử dụng máy bay không người lái Harop từ mấy năm nay. Hiện nhiều nước đang quan tâm, muốn mua loại máy bay này. Mỗi chiếc Harop có thể mang 23kg thuốc nổ. Một khi xác định được mục tiêu, nó có thể phi tới với tốc độ hơn 400 km/giờ.
Một nghiên cứu của Trường Đại học New South Wales, Ô-xtrây-li-a đã khẳng định, Israel là một trong những quốc gia nghiên cứu và phát triển vũ khí tối tân đáng nể nhất thế giới. Quốc gia này không ngần ngại đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao, để từ đó phát triển những trang thiết bị, quốc phòng sáng tạo nhất. Theo Giáo sư Đan Pê-lê, mối quan hệ mật thiết giữa các nhà khoa học, các kỹ sư, giới chức an ninh và giới doanh nghiệp đã tạo dựng thành công cho ngành công nghiệp quốc phòng Israel.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc sẽ giúp đỡ công nghiệp quốc phòng Thái Lan
Trung Quốc sẽ tăng cường giúp đỡ Thái Lan trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là chế tạo pháo.
Tạp chí Jane"s Defence Weekly của Anh cho hay, Trung Quốc và Thái Lan đã đồng ý tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng, đây là một phần trong quan hệ ngày càng mật thiết của hai nước.
Theo đó, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Thái Lan, hai nhà lãnh đạo đều cho rằng hai nước sẽ tập trung tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực chiến lược, gồm quốc phòng, thương mại, đầu tư, viễn thông, công nghệ.
Một phần tuyên bố cho biết, Trung Quốc và Thái Lan sẽ mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, tập trận quân sự, huấn luyện và đào tạo quân sự, an ninh khu vực và chống khủng bố.
Lục quân Thái Lan trang bị pháo phóng loạt WS-1 của Trung Quốc.
Về phương diện công nghiệp quốc phòng, hai nước có thể sẽ cam kết trên cơ sở công nghệ Trung Quốc giúp Thái Lan phát triển và xây dựng hệ thống pháo phản lực phóng loạt.
Theo tạp chí này, những năm gần đây, Thái Lan thúc đẩy kế hoạch phát triển hệ thống pháo phản lực trên cơ sở thiết kế Vệ Sỹ-1 302mm và Vệ Sỹ-2 400mm do công ty xuất nhập khẩu cơ khí tinh vi Trung Quốc chế tạo. Hiện Thái Lan đang nghiên cứu một loại pháo phóng loạt 122mm nội địa.
Trước đây, dự án hợp tác quốc phòng và sự hỗ trợ chế tạo vũ khí trang bị của Trung Quốc chủ yếu dựa vào một một số nền tảng quân sự, gồm hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của công ty xuất nhập khẩu cơ khí tinh vi Trung Quốc.
Nền tảng khác gồm hệ thống tên lửa phòng không trên tàu FL-3000N, hệ thống phòng không cơ động FL-1000 của công ty xuất nhập khẩu cơ khí tinh vi Trung Quốc và xe bọc thép kháng mìn CS/VP3 của công ty công nghệ Bảo Lợi.
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Thành tựu công nghiệp quốc phòng nổi bật Việt Nam năm 2014 (P2) Vận hành dây chuyền sản xuất vũ khí bộ binh hiện đại, chế tạo radar cảnh giới tầm trung RV-02 và mục tiêu bay UAV-02 cũng là những thành tựu rất đáng chú ý của ngành CNQP Việt Nam. 4. Nhận chuyển giao, vận hành dây chuyền sản xuất vũ khí bộ binh hiện đại Đầu năm nay, nhiều hãng tin nước ngoài...