Công nghệ VR có thể giảm đau cho bệnh nhân
Công nghệ thực tế ảo (Vitual Relity – VR) đang nhanh chóng trở thành một công cụ được nhiều nhà cung cấp thử nghiệm và ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả thị trường chăm sóc sức khỏe.
Ảnh: VRSCOUT
Được biết, VR gần đây đã bắt đầu được sử dụng bởi các bác sĩ phẫu thuật ở Texas và London trước và trong khi phẫu thuật, áp dụng công nghệ cho bệnh nhân như một cách để cải thiện việc kiểm soát cơn đau.
Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở New York đã trang bị cho bệnh nhân tai nghe VR có tính năng phát video và chơi trò chơi nhằm giúp họ phân tâm khỏi cơn đau mà không cần dùng thuốc.
Tiến sĩ Brennan Spiegel, giám đốc nghiên cứu dịch vụ y tế tại Cedars-Sinai, cho biết: “VR đẩy tâm trí của bệnh nhân ra khỏi đau đớn, làm họ mất tập trung vào cơn đau, giúp họ không phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc để cải thiện kết quả và tiết kiệm chi phí.”
Video đang HOT
Sam Rodriguez, bác sĩ gây mê của Stanford Children’s Health, nói thêm: “Trẻ em rất căng thẳng khi đến bệnh viện nên chúng tôi cũng sử dụng VR giúp các em giảm lo lắng và đau đớn trong các thủ thuật nhỏ, chẳng hạn như làm sạch vết thương hay nội soi, góp phần giảm việc sử dụng thuốc gây mê.”
Bệnh viện Stanford hiện đã triển khai hơn 50 tai nghe VR vào thực hành lâm sàng hằng ngày, bao gồm cả tai nghe Samsung Gear VR, HTC Vive và Lenovo Mirage Solo.
Theo viettimes
Kèn vuvuzela cổ vũ bóng đá có thể khiến bạn điếc tai
Cổ động viên có nguy cơ mất thính lực và cầu thủ mất tập trung trên sân khi hàng trăm chiếc kèn vuvuzela vang rền cổ vũ.
Kèn vuvuzela là một loại nhạc cụ thuộc dòng kèn thổi hơi, dài khoảng 65 cm, xuất xứ từ Nam Phi. Nhờ âm thanh lớn đặc biệt, kèn vuvuzela được nhiều cổ động viên bóng đá sử dụng. Tuy nhiên nó lại ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Kèn vuvuzela được nhiều người hâm mộ bóng đá thế giới ưa thích. Ảnh: CNN.
Theo Live Science, năm 2010, nghiên cứu của Đại học Pretoria (Nam Phi) cho thấy kèn vuvuzela phát ra âm thanh lên tới 127 db. Mức ồn này lớn cả máy cắt cỏ, máy cưa, còi hơi và vô cùng nguy hiểm đối với thính lực.
Một trong những hậu quả của việc tiếp xúc với quá nhiều âm thanh kèn vuvuzela là chứng ù tai. Tình trạng này khiến người bệnh luôn nghe thấy âm thanh trong tai. Tùy vào mức độ chấn thương mà chứng ù tai kéo dài hoặc biến mất sau vài ngày.
Nặng hơn, kèn vuvuzela có thể dẫn đến mất thính lực. Theo nhóm tác giả từ Đại học Pretoria, tiếp xúc với âm thanh kèn vuvuzela khoảng 7-22 giây là đủ để gây mất thính lực tạm thời đối với cả người nghe lẫn người thổi. Trải qua ba đến năm lần nghe, thính giác có nguy cơ bị hỏng lâu dài, không thể đảo ngược do tế bào trong tai bị phá hủy.
Tổ chức Hear The World cũng cảnh báo nghe âm thanh từ 100 db trở lên trong 15 phút có thể khiến con người mất hẳn thính lực.
Ngoài ảnh hưởng đến đôi tai, kèn vuvuzela còn làm lây lan bệnh tật. Bà Ruth McTierney, nhà nghiên cứu từ Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh) phát hiện thổi loại kèn vuvuzela làm phát tán các hạt nước bọt nhanh gấp 571 lần so với khi la hét. Nước bọt văng ra khiến người xung quanh dễ mắc các bệnh từ cảm cúm thông thường đến thủy đậu, rubella, lao, SARS.
Đặc biệt, kèn vuvuzela gây không ít phiền toái cho cầu thủ. Trong một phỏng vấn với ESPN kỳ World Cup năm 2010 diễn ra tại Nam Phi, đội trưởng tuyển Pháp lúc bấy giờ là Patrice Evra phàn nàn: "Chúng tôi không thể ngủ buổi tối và cũng không thể nghe thấy tiếng nhau trên sân".
Không chỉ Evra, cầu thủ Xabi Alonso của Tây Ban Nha cũng bày tỏ sự khó chịu với kèn vuvuzela, thậm chí mong nhạc cụ này bị cấm. "Kèn vuvuzela khiến các cầu thủ không thể kết nối hay tập trung. Chúng gây xao nhãng và chẳng có ích gì cho trận đấu".
Trên thực tế, tiếng kèn vuvuzela còn lớn hơn tiếng còi trọng tài (121,8 db). Tại Anh, một số câu lạc bộ bóng đá đã cấm cổ động viên sử dụng kèn vuvuzela.
Để bảo vệ sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo cổ động viên bóng đá dùng nút bịt tai khi tới xem các trận đấu. Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra độ ồn trên sân bằng cách nói chuyện với người cách mình một cánh tay. Phải hét lên chứng tỏ tai bạn đang gặp nguy hiểm bởi âm thanh quá lớn.
Theo VNE
Bẻ khớp tay có lợi hay có hại? Chuyện bẻ khớp tay khá phổ biến, ước tính khoảng 25 đến 45% người trên thê giới có thói quen này. Bẻ khớp tay có gây hại cho sức khỏe không? Dưới đây là ý kiên của chuyên gia. ShutterStock Khớp tay nằm giữa hai xương của ngón tay chứa dịch khớp. Dịch khớp này thực hiện chức năng tương tự như chất...