Công nghệ Virtual Twin: Nhà máy của tương lai
Ông Liang Ying Shun, Trưởng nhóm kỹ thuật sản xuất của Công ty Dassault Systemes khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phân tích ảnh hưởng của công nghệ Virtual Twin đối với tương lai ngành sản xuất trong thế giới hậu đại dịch Covid-19.
Nhà máy của tương lai sẽ vận hành dựa trên dữ liệu số
Virtual Twin là bản sao số của các vật thể trong đời sống, có thể là một chiếc máy bay, ô tô, một quy trình sản xuất, thậm chí cả một thành phố. Theo Forbes, bản sao số hoạt động nhờ các cảm biến Internet of Things (IoT) thu thập dữ liệu từ thế giới vật lý và truyền đến máy tính để tái tạo mô hình ảo. Bản sao số được tạo ra để dự đoán các sự cố có thể xảy ra với vật thể ngoài đời, từ đó lên kế hoạch sửa chữa kịp thời.
Colin Parris, Phó chủ tịch nghiên cứu phần mềm của General Electric cho rằng Virtual Twin có thể giúp nhà sản xuất dự đoán trước khi nào cần thay đổi phụ tùng của một chiếc máy bay để không cản trở lịch trình của hãng hàng không. Phiên bản kỹ thuật số của máy bay sẽ cảnh báo phụ kiện nào cần thay từ vài tuần trước.
Phiên bản kỹ thuật số của một chiếc xe hơi
Một ví dụ khác là cách Tesla ứng dụng Virtual Twin để cải tiến sản phẩm. Mỗi mẫu xe hơi Tesla được bán ra trên thị trường đều có phiên bản Virtual Twin. Dữ liệu cảm biến từ hàng ngàn chiếc xe thu thập trong thế giới thực sẽ gửi cho bản mô phỏng ảo trong nhà máy, rồi trí tuệ nhân tạo (AI) diễn giải dữ liệu và phân tích xem chiếc xe đó có cần bảo trì hay không.
Bảo trì dự đoán và cập nhật phần mềm là hai lợi ích hấp dẫn của Virtual Twin mà các doanh nghiệp đều muốn khai thác. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nhiều nhà nghiên cứu đã dự báo Virtual Twin sẽ góp phần thay đổi chuỗi cung ứng và xây dựng nhà máy tương lai, nhất là trong thời điểm các doanh nghiệp đang nỗ lực khôi phục thiệt hại từ đại dịch Covid-19. Dưới đây là những lợi ích mà Virtual Twin mang lại nếu viễn cảnh trên thành hiện thực.
Video đang HOT
Dữ liệu lớn tạo ra cơ hội lớn
Trước đây, nhà sản xuất chỉ có thể đưa ra giả thuyết để lường trước những sự cố tiềm ẩn của sản phẩm, kế tiếp họ phải thu thập dữ liệu chứng minh cho giả thuyết, quá trình này làm tăng chi phí hoạt động, rất tốn thời gian và công sức.
Ngay cả một đôi giày cũng có bản sao Virtual Twin
Ngày nay, chúng ta đang trải qua thời kỳ Phục hưng Công nghiệp toàn cầu, dẫn đến những cách nhìn mới về thế giới, sản xuất và kinh doanh. Dữ liệu sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Nhờ có IoT, nhà sản xuất có thể thu thập dữ liệu ở mọi điểm trong chuỗi cung ứng, sản phẩm và mạng lưới phân phối. Sau đó, khả năng phân tích của AI và học máy (machine learrning) sẽ giúp nhà sản xuất phân tích thông tin và giải quyết vấn đề.
Thay đổi cách làm việc
Những gián đoạn trong đại dịch Covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp phải thay đổi cách làm việc, cụ thể là đẩy nhanh quá trình áp dụng phương tiện kỹ thuật số để định hướng chuỗi cung ứng của mình. Đặc biệt, họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có thể xoay vòng nhanh chóng để đối phó với sự gián đoạn hoặc tạo cơ hội mới để có một chuỗi cung ứng linh động.
Virtual Twin đóng vai trò quan trọng trong những tình huống như vậy. Một bản sao số hoàn chỉnh của sản phẩm vật lý cho phép các doanh nghiệp xem xét, điều chỉnh quy trình của mình trong một thời gian ngắn, giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt, tạo khả năng phục hồi kinh tế nhanh hơn.
Trao quyền tự chủ cho lực lượng lao động
Với Virtual Twin, doanh nghiệp có thể tạo bản sao số của lực lượng lao động trong nhà máy, từ đó theo dõi hoạt động và cải thiện năng suất của từng nhân viên.
Có thể dùng Virtual Twin theo dõi năng suất làm việc của nhân viên
Song song đó, nhân viên cũng có quyền truy cập vào kho dữ liệu để biết hiệu suất làm việc của mình được đánh giá thế nào rồi cải thiện kỹ năng để đáp ứng công việc. Theo nghĩa đó, Virtual Twin sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động thế hệ tiếp theo, tập trung vào việc nâng cao khả năng sáng tạo và tính tự chủ của họ.
Hiểu được Big Data của mình
Công nghệ Virtual Twin cung cấp khả năng hiển thị end-to-end trên tất cả các quy trình, giúp nhà sản xuất nhìn thấu suốt chuỗi cung ứng và đưa ra quyết định nhanh hơn. Hiện nay chỉ có một số rất nhỏ nhà sản xuất tự tin vào khả năng hiển thị đầu cuối (end-to-end visibility) trong chuỗi cung ứng của mình. Khả năng hiển thị end-to-end cho phép họ nhìn trước dự án từ đầu đến cuối, từ đó kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn, tiết kiệm chi phí, tạo một chuỗi cung ứng mạnh hơn.
Virtual Twin giúp chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn
Ví dụ, sau khi máy bay hoặc ô tô được xuất ra thị trường, ở cấp độ chuỗi cung ứng, Virtual Twin cho phép nhà sản xuất nắm bắt thông tin về sản phẩm và đối tác thương mại của mình, dự đoán rủi ro kịp thời. Nhờ Virtual Twin, nhà sản xuất có thể đưa ra quyết định nhanh hơn, so sánh dữ liệu của họ với dữ liệu từ các nhà máy khác trên thế giới để nâng cao sản lượng và cải thiện hiệu suất.
Luồng kỹ thuật số (Digital Thread) kết nối mọi thứ
Từ Virtual Twin, nhà sản xuất có thể thiết lập Digital Thread. Digital Thread là dữ liệu phân tích vòng đời từ đầu đến cuối của sản phẩm. Vòng đời của một sản phẩm có nhiều giai đoạn, từ khi còn nằm trên bản thiết kế đến lúc được sản xuất trong nhà máy và được bán ra thị trường. Bằng cách thiết lập Digital Thread từ khâu thiết kế sản phẩm đến khâu phân phối, nhà sản xuất có thể thu thập, phân tích và chuyển đổi dữ liệu thành thông tin chi tiết để cải tiến sản phẩm liên tục. Chẳng hạn, nếu một chiếc xe bị tai nạn do lỗi của hệ thống, Digital Thread dùng khả năng truy xuất nguồn gốc trong suốt vòng đời của chiếc xe để xác định vấn đề.
EU thành cổ đông nhiều công ty khởi nghiệp
Ủy ban châu Âu (EC) vừa cho biết trong thông báo của mình là Liên minh châu Âu (EU) trở thành cổ đông trong các công ty khởi nghiệp được chọn.
Châu Âu không muốn các công ty khởi nghiệp tại đây rời khỏi khu vực sang nơi khác
Theo Neowin , động thái này là một nỗ lực của tổ chức nhằm giữ chân nhân tài và các công nghệ sáng tạo bằng cách thúc đẩy sự quan tâm từ các nhà đầu tư, thay vì để các công ty khởi nghiệp rời đi đến các thị trường cạnh tranh hơn như Mỹ.
Vòng đầu tư đầu tiên nhắm tới tổng số 42 công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nơi EU sẽ cấp vốn tổng cộng 178 triệu EUR cho các công ty này. Mỗi doanh nghiệp sẽ nhận được từ 500.000 EUR đến 15 triệu EUR, tương đương khoảng 10-25% vốn chủ sở hữu cho EU. Cách tài trợ này là sự bổ sung cho các khoản tài trợ hiện có, vốn không liên quan đến việc EU trở thành cổ đông của các công ty. Trên thực tế, đây là lần đầu tiên EU thực hiện đầu tư cổ phần như thế này.
Công ty đầu tiên ký thỏa thuận với EU cho mục đích này là CorWave có trụ sở tại Pháp, là công ty đã phát triển một thiết bị hỗ trợ những người bị suy tim nặng. EU đầu tư 15 triệu EUR vào CorWave và được tuyên bố đã giúp thu được khoản tài trợ 35 triệu EUR trong giai đoạn tài trợ thứ tư.
Các công ty khác được cho là cũng sẽ hưởng lợi từ biện pháp này trong tương lai gần, chẳng hạn như Hiber, một công ty vệ tinh của Hà Lan cung cấp kết nối Internet of Things "toàn cầu và giá cả phải chăng". Nếu động thái này diễn ra như EU hy vọng, khu vực này có thể tự thiết lập để cạnh tranh với các siêu cường công nghệ khác trên một sân chơi bình đẳng.
Công nghệ mở tạo ra niềm tin số Nhờ có công nghệ mở, Việt Nam đang song hành cùng các nước dẫn đầu thế giới về phát triển mạng di động 5G. Với công nghệ mở, Việt Nam sẽ sớm hiện thực hóa tham vọng trở thành một quốc gia phát triển về công nghệ. Công nghệ mở giúp tạo niềm tin trên không gian số Công nghệ thông tin, công...