Công nghệ tuần qua: Ứng dụng gọi xe “cháy hàng” dịp Tết
Vào những thời điểm nghỉ lễ dài, người dùng các ứng dụng gọi xe lại gặp tình trạng bị huỷ chuyến hoặc đề nghị chạy với giá của lái xe.
Ảnh minh họa.
Thời điểm Tết Nguyên đán các năm trước, người dùng các ứng dụng gọi xe như Grab, Uber thường hay phàn nàn rằng giá cước bị tăng lên quá cao. TÌnh trạng này năm nay đã không còn mà các ứng dụng chuyển sang trạng thái không có xe để đặt.
Những ngày cuối năm, 2 phản ứng thường gặp nhất của lái xe đối với khách hàng các dịch vụ di chuyển là huỷ chuyến hoặc tự tăng cước.
Đối với người dùng dịch vụ Grab ô tô tại Hà Nội, ứng dụng của khách hàng thường xuyên trong tình trạng báo Tất cả các lái xe đều bận. Nếu may mắn có tài xế nhận chuyến, tài sẽ không ngần ngại huỷ chuyến.
Video đang HOT
Cách đây vài năm, khi nói đến cuộc đua giữa các nhà mạng, nhiều chuyên gia từng dự đoán cuộc đua sẽ là bán gói cước Internet, bán các dịch vụ gia tăng dựa vào kết nối di động.
Nhưng hiện nay mạng nào cũng có gói cước 4G giá rẻ. Các dịch vụ, ứng dụng dựa trên kết nối Internet di động cũng đã rất phát triển. Vậy trong năm 2019, các nhà mạng sẽ có cuộc đua nào?
Cuối năm 2018, dịch vụ chuyển mạng giữ số chính thức được triển khai ở Việt Nam. Ban đầu chỉ thuê bao trả sau được sử dụng dịch vụ này nhưng từ ngày 1/1/2019, thuê bao kể cả trả trước hay trả sau đều được đăng ký. thêm)
Theo thông tin được Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đưa ra tại thời điểm giáp Tết Nguyên đán 2019, vừa qua Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào Liên minh châu Âu.
Mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cộng gộp là từ 18,8 – 79,3% tùy thuộc vào từng doanh nghiệp xuất khẩu, áp dụng trong 5 năm kể từ ngày 18/1/2019.
Cùng đó, số liệu thống kê cũng cho thấy xuất khẩu xe đạp điện từ Việt Nam sang EU tăng sau khi EU tiến hành điều tra đối với xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thị trường ô tô Việt Nam đã đi qua năm 2018 với những thái cực khác nhau: ảm đạm trong nửa đầu năm và sôi động trở lại vào nửa cuối năm. Nguyên nhân được chỉ ra là do những tác động từ Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành các quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô. Các quy định tại nghị định này đã khiến kết quả kinh doanh của nhiều hãng xe không thực sự khả quan. Tuy nhiên, bước sang năm 2019, phân khúc xe nhập khẩu được dự báo sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy thị trường ô tô Việt Nam phát triển.
Điểm lại diễn biến thị trường trong vài năm trở lại đây cho thấy, tăng trưởng về doanh số bán hàng của thị trường phụ thuộc khá nhiều vào chính sách điều tiết ngành. Cụ thể, năm 2017, thị trường chứng kiến sự sụt giảm sức mua do tâm lý chờ đợi thuế nhập khẩu từ ASEAN của người tiêu dùng.
Theo bizlive
Gia tăng điều tra với hàng xuất khẩu Việt Nam
Bộ Công Thương vừa cho biết, hiện nay nhiều nước đã sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp đã được một số thành viên WTO tăng cường và trong đó có nhiều vụ điều tra được khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Sắt thép là một trong những mặt hàng luôn nằm trong "tầm ngắm" về điều tra của phòng vệ thương mại (Ảnh minh họa)
Dẫn số liệu thống kê của WTO, Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong thời gian chưa đầy 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10/2018), các nước thành viên G20 đã khởi xướng tổng cộng 85 vụ việc phòng vệ thương mại, bao gồm 63 vụ việc chống bán phá giá, 19 vụ việc chống trợ cấp và 3 vụ việc tự vệ.
Với Việt Nam, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của nước ta đang có xu hướng gia tăng. Tính đến tháng 11/2018 đã có 19 vụ điều tra chống lẩn tránh được khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử... Hầu hết các vụ đều đi đến kết luận là có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Một số mặt hàng xuất khẩu khác đang đứng trước nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh như ván ép xuất khẩu sang Mỹ, lốp xe tải và xe khách xuất khẩu sang EU...
Bên cạnh đó, các mặt hàng dệt may, da giày, gỗ... xuất khẩu của Việt Nam cũng đang rơi vào tầm ngắm của Mỹ do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Cũng theo Bộ Công Thương, do bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại nên nhiều đơn hàng và đầu tư ngành gỗ đã có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong trường hợp này, ngoài việc được hưởng lợi thì các doanh nghiệp cần phải hết sức cẩn thận với các cuộc điều tra về phòng vệ thương mại.
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh để thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại phù hợp với các quy định của WTO. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được hết các quy định này và sử dụng chúng một cách phù hợp, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân doanh nghiệp.
Theo cong luan
VN-Index giảm hơn 8 điểm 'chốt' năm 2018 Giao dịch trên thị trường chứng khoán ngày cuối cùng của năm 2018 ghi nhận nhiều diễn biến không mấy khả quan khi VN-Index thủng mốc 900 điểm, thanh khoản thấp dù được nhiều nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng bứt phá. Sàn chứng khoán đỏ lửa ngày cuối năm 2018 khiến nhà đầu tư kém vui Chốt phiên giao dịch cuối...