Công nghệ tàu sân bay USS Gerald R.Ford lạ lẫm với Nga
Có chi phí lên tới 13 tỉ USD, tàu USS Gerald R. Ford được tích hợp những công nghệ đỉnh cao của Mỹ còn khá xa lạ với Nga.
Trang bị đỉnh cao
Theo Đại úy Jesus Uranga từ Văn phòng Thông tin Hải quân Mỹ, siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford, số hiệu CVN78, sẽ được đưa vào biên chế của hải quân Mỹ trong mùa Hè này. Đây là tàu sân bay tân tiến và đắt giá nhất thế giới với chi phí hoàn thiện lên đến 13 tỷ USD.
Được biết, tàu sân bay khổng lồ này có thể chở hơn 4.500 người và có trọng lượng lên đến 90.000 tấn. USS Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên xuất xưởng trong số các tàu sân bay lớp Ford mà Mỹ đang đóng, dự kiến thay thế một số tàu sân bay lớp Nimitz mà hải quân đang sử dụng.
Thoạt nhìn, cả hai lớp tàu sân bay kể trên có thân tàu giống nhau nhưng thực tế, tàu sân bay lớp Ford sở hữu hàng loạt cải tiến về công nghệ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như giảm chi phí vận hành. Thay vì dùng hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước như trước đây, siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ sử dụng hệ thống phóng điện từ (EMALS) có trọng lượng nhẹ hơn và chiếm ít không gian hơn.
EMALS không cần quá nhiều nhân lực để vận hành, đồng thời có độ tin cậy cao và tiết kiệm năng lượng hơn. Hệ thống này có khả năng phóng một máy bay trong 45 giây, nhanh hơn 25% so với hệ thống phóng bằng hơi nước.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford.
Theo bình luận viên Jurica Dujmovic của Market Watch, năng lực chiến đấu của tàu USS Gerald R. Ford được đánh giá là rất xuất sắc. Tên lửa phòng không Evolved SeaSparrow (ESSM) của USS Gerald R. Ford có nhiệm vụ bảo vệ con tàu khỏi mối đe dọa từ các tên lửa diệt hạm tốc độ cao.
Video đang HOT
USS Gerald R. Ford còn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa nhờ tên lửa phòng không tầm ngắn Rolling Airframe (RAM). Đây là loại tên lửa nhỏ và nhẹ với trọng lượng 73,5 kg, trong đó đầu đạn nặng 11,3 kg. Tên lửa có tầm bắn 9 km và tốc độ trên Mach 2 (khoảng 680 mét/giây). Giá thành mỗi tên lửa RAM lên đến một triệu USD. Ngoài ra, USS Gerald R. Ford còn được lắp đặt nhiều tháp súng máy và súng nòng xoay Gatling, đồng thời có khả năng mang theo 75 chiến đấu cơ sẵn sàng xuất kích bất cứ lúc nào.
Với các công nghệ này, USS Gerald R. Ford chỉ cần 2.600 thủy thủ để vận hành, ít hơn 600 người so với tàu sân bay lớp Nimitz. Chỉ tính riêng điều này đã giúp hải quân Mỹ tiết kiệm hơn 4 tỷ USD chi phí sử dụng trong suốt vòng đời 50 năm của con tàu, nếu so sánh với lớp tàu sân bay Nimitz.
Gerald R. Ford cũng sở hữu nguồn năng lượng vô cùng ấn tượng. Hoạt động của con tàu được duy trì bởi năng lượng từ hai lò phản ứng hạt nhân Bechtel A1B. Mỗi lò sản xuất khoảng 300 MW điện, nhiều gấp ba lần công suất của các lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay lớp Nimitz.
Nguồn năng lượng khổng lồ đi liền với hỏa lực mạnh mẽ. Chỉ phân nửa năng lực sản xuất điện của tàu Gerald R. Ford cũng đủ để vận hành tất cả các hệ thống trên tàu. Vì thế, Gerald R. Ford sẽ có một nguồn dự trữ năng lượng lớn để sử dụng cho nhiều hệ thống và vũ khí tân tiến hơn trong tương lai, ví dụ như vũ khí laser electron tự do hay hệ thống giáp điện bảo vệ tàu. Chi phí cho mỗi phát bắn laser chỉ vào khoảng vài USD nhưng công suất của tia laser có thể lên tới 10 MW.
Với những thay đổi, nâng cấp về công nghệ và vũ khí tối tân như thế, siêu tàu sân bay Gerald R. Ford thực sự mang trong mình một sức mạnh đáng gờm, chắc chắn sẽ giúp Mỹ giữ thế thượng phong trong các cuộc chiến tranh hải quân thế kỷ XXI, Dujmovic kết luận.
Theo_Báo Đất Việt
Khám phá siêu tàu sân bay chiến lược của Mỹ
Đến năm 2020, Mỹ sẽ có khoảng 150 tàu chiến được triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó sẽ có sự góp mặt của siêu tàu sân bay mới USS Gerald R.Ford cực tối tân sắp ra lò.
Con tàu này sẽ ra nhập đội 6 tàu chiến trong số 11 tàu chiến hùng hậu nhất của Mỹ đang triển khai ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, thay thế tàu USS Enterprise sẽ nghĩ hưu trong năm nay. Vậy chiếc siêu tàu chiến thuộc lớp này có sức mạnh thực sự ra sao?
Siêu tàu sân bay đắt tiền nhất
Theo ước tính, để phát triển siêu tàu sân bay lớp USS Gerald R.Ford thì Mỹ phải bỏ ra khoản chi phí cho đến lúc hoàn tất lên tới 11,5 tỷ USD. Với mức chi phí trên, loại tàu thuộc lớp này sẽ trở thành loại vũ khí đắt nhất do Mỹ phát triển từ trước tới nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chi phí hoàn thành con tàu này trên thực tế có thể cao hơn mức dự kiến tới 1,1 tỷ USD. Theo đó, tàu USS Gerald R.Ford đắt hơn nhiều so với tàu chiến đắt giá nhất hiện thời của Mỹ.
Thông tin về việc chi phí đóng tàu có thể sẽ tăng vọt được ghi nhận hồi tháng 8/2011 khi các nhà phân tích nhận định trong trường hợp quá trình đóng tàu không thuận lợi, chi phí bỏ ra sẽ có thể tăng 21% so với dự trù kinh phí ban đầu.
Thay thế tàu sân bay lớp Nimitz
Hiện tàu này đang được Tập đoàn Northrop Grumman tiến hành lắp đặt tại Newport News, Virginia, Mỹ. Theo kế hoạch, đến năm 2058, hải quân Mỹ sẽ đóng 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân CVN thuộc lớp Gerald R. Ford này để thay thế cho các tàu thuộc lớp Nimitz.
Được biết, từ tháng 7/2003, Mỹ đã xúc tiến chế tạo hai chiếc CVN-78 và CVN-79 thuộc lớp này. Ngày 9/11/2013, tại cảng Newport News, bang Virginia, hải quân Mỹ đã chính thức tổ chức lễ hạ thủy siêu tàu sân bay này. Tàu sân bay USS Gerald R.Ford đã bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển vào năm 2015. Và theo kế hoạch, tàu sẽ chính thức hoạt động từ năm 2016, tuy nhiên, kế hoạch này nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn do một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thử nghiệm.
Chiếc thứ hai (CVN-79) bắt đầu được xúc tiến vào cuối năm 2012 này và sẽ đưa vào hoạt động năm 2019.
Nhiều tính năng vượt trội
Tàu sân bay này sử dụng những vật liệu có độ bền cao với sự thay đổi các cấu trúc bên trong, trang bị lớp giáp mới, nâng cao khả năng phòng hộ nên tàu có sức chống đỡ các cuộc tiến công của tàu mặt nước và tàu ngầm của đối phương rất cao.
Chiếc USS Gerald Ford sẽ được tích hợp nhiều công nghệ mới, ví dụ có bộ hãm hiện đại dùng để giữ máy bay khi nó đậu trên boong.
Các tàu sân bay lớp Gerald R Ford được thiết kế có độ choán nước 100.000 tấn, được thiết kế giống như tàu sân bay USS George HW Bush (CVN 77) lớp Nimitz trước đó. Tuy nhiên, tàu được trang bị hệ thống ứng dụng tự động hoá giúp giảm số lượng thành viên thuỷ thủ đoàn. Tính năng đó giúp tàu có thể cắt giảm được khoảng 30% nhân công phục vụ trên boong so với tàu lớp Nimitz cần tới 500-600 quân nhân phục vụ.
Sàn sân bay được thiết kế khác hẳn so với phiên bản của lớp Nimitz, trong đó có nhiều phần được thay đổi như hệ thống chuyển giao máy bay, khoang chứa và khu vực chờ cất cánh của máy bay sẽ được đưa về phía sườn tàu. Tàu được trang bị một hệ thống phóng máy bay hiện đại.
Một điều khác biệt và khá quan trọng so với các tàu thuộc lớp trước nó là, với boong tàu rộng, tàu có thể cho phép thực hiện được khoảng 160 phi vụ xuất kích cho các máy bay mỗi ngày, nhiều hơn lớp Nimitz 20 lần.
Tàu sân bay USS Gerald R.Ford còn một lò phản ứng hạt nhân mới để tạo ra nhiều điện năng, có khả năng làm bệ phóng cho các máy bay F/A-18E/F Super Hornet, EA-18G Growler, và the F-35C Lightning II. Tên lửa Raytheon"s RIM-162 Evolved Sea Sparrow sẽ được dùng để bảo vệ tàu sân bay Ford khỏi các cuộc tấn công của tên lửa và máy bay.
Tàu có độ ổn định cao và có tuổi thọ phục vụ trên 50 năm, được trang bị các hệ thống phục vụ có khả năng phối hợp và tổ chức các hoạt động tác chiến khá linh động.
Hải quân Mỹ hy vọng, siêu tàu sân bay mới với ít người hơn, thiết bị hiện đại nhất sẽ giúp giảm chi phí triển khai tàu sân bay trong tương lai trong khi lại tăng cường được những chuyến bay xuất phát từ "đảo nổi" này.
Đan Khanh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ukraine: Lực lượng ly khai nhiều vũ khí hơn cả thành viên NATO Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, Vadim Pristayko,nói rằng lực lượng dân quân có ít nhất 470 xe tăng, 870 xe chiến đấu bộ binh, 450 hệ thống pháo binh, hơn 190 hệ thống phóng tên lửa. Theo RIA Novosti, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine hôm 28/4 lên tiếng cáo buộc lực lượng ly khai ở miền đông nước này được trang...