Công nghệ tài chính Singapore tăng kỷ lục, tham vọng số 1 thế giới
Lĩnh vực công nghệ tài chính Singapore (fintech) dự kiến sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn trong năm nay, có thể tăng gấp ba lần số tiền huy động được vào năm 2020, theo một quan chức ngân hàng trung ương hàng đầu quốc đảo này chia sẻ.
Fintech (công nghệ tài chính) là một trong những lĩnh vực đầu tư nóng nhất trong những năm gần đây. Sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ không phải là một khái niệm quá xa vời nữa cho tới những năm gần đây, khi sự ra mắt của điện thoại thông minh và những đột phá trong các lĩnh vực chính như Trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây đã thúc đẩy sự trỗi dậy của ngành Fintech.
Fintech có thể được định nghĩa rộng rãi là ứng dụng công nghệ để phát triển hoặc cung cấp các giải pháp tài chính. Một số giải pháp này cải thiện các sản phẩm và dịch vụ tài chính hiện có mà thanh toán điện tử là một ví dụ. Ngày nay, Fintech cũng bao gồm một loạt các ngành dọc từ thanh toán di động thông qua huy động vốn từ cộng đồng đến bảo hiểm.
Hạng mục đầu tư vốn vào fintech đang tăng trở lại sau một đợt sụt giảm ngắn đáng chú ý do đại dịch COVID-19 gây ra. Do đó, các quốc gia trên toàn thế giới đang chứng kiến một dòng vốn lớn cho các dự án fintech, và cả tổng đầu tư và số lượng giao dịch trong lĩnh vực fintech cũng đang dần tăng đều lên nhanh chóng. Mặc dù một phần lớn nguồn vốn đầu tư fintech tập trung vào các quốc gia như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, nhưng các quốc gia nhỏ hơn, đặc biệt là ở châu Á cũng đang là cái tên dần được chú ý.
Sopnendu Mohanty, Giám đốc fintech của Singapore cho biết, vốn đầu tư vào fintech ước tính đạt tổng cộng khoảng 3 tỷ USD vào cuối năm nay. Ảnh: @AFP.
Trong số đó, Singapore là một quốc gia đang xây dựng danh tiếng vững chắc như một thủ phủ hoạt động của ngành fintech. Với vị thế là trung tâm tài chính châu Á và có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực công nghệ cao, Fintech phát huy hết thế mạnh của Singapore và chính phủ nước này đã và đang là người ủng hộ nhất quán cho lĩnh vực này. Fintech cũng đang được coi là Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư của quốc đảo này và những danh tiếng này đang dần tạo ra nguồn vốn đầu tư fintech đáng kể.
Đầu tư fintech của Singapore tăng vọt
Theo trang KPMG dẫn tin, tổng vốn tài trợ fintech trên toàn thế giới trong nửa đầu năm 2021 đạt 98 tỷ đô la từ 2.456 thương vụ, phục hồi mạnh mẽ từ đợt giảm đầu tư khi đại dịch Covid-19 tác động vào năm 2020.
Video đang HOT
Không có gì ngạc nhiên khi Mỹ chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư với 42 tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn vốn fintech cũng phục hồi tốt ở châu Á và Khu vục EMEA (là viết tắt của Europe – Middle East – Africa, có nghĩa là Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi).
Trong nửa đầu năm 2021, hoạt động tài trợ fintech châu Á lên tới 7,5 tỷ USD mặc dù thiếu đi một số giao dịch lớn đáng chú ý. Hãng nghiên cứu CBInsights ước tính rằng, nguồn vốn tài trợ fintech châu Á trong quý 3 là mạnh mẽ đạt gần 6 tỷ đô la, chỉ sau Mỹ.
Mặc dù có quy mô nhỏ (tổng dân số dưới 5 triệu người), nhưng Singapore nhanh chóng đạt được mức đầu tư fintech gấp nhiều lần quy mô của mình. Mặc dù dữ liệu KPMG chỉ cho thấy có 614 triệu USD nguồn vốn đầu tư fintech trong nửa năm đầu tiên, nhưng giám đốc fintech của Cơ quan tiền tệ Singapore, Sopnendu Mohanty cho thấy đã một sự gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm, nâng tổng số tiền vốn đầu tư fintech của Singapore có thể lên 3 tỷ đô la.
Với nguồn vốn fintech kỷ lục ở các tháng còn lại của năm 2021, cũng như Singapore được ước tính là trụ sở của hơn 40% tổng số các công ty Fintech ở Đông Nam Á, với hơn 750 tổ chức. Đây là ngôi nhà của một số lượng lớn các doanh nghiệp trong phạm vi Fintech với sự tập trung đặc biệt vào ngành dọc, phát huy thế mạnh đầu tư tài chính và ngân hàng. Thế nên, hội tụ các yếu tố này Singapore đang dần chạm đến vị thế thủ phủ fintech của Châu Á.
Khi so sánh tổng số vốn đầu tư fintech Singapore với các nước như Canada và các nước lớn ở Châu Âu, có thể thấy tổng vốn đầu tư fintech của Canada trong nửa cuối năm là 4,8 tỷ USD, trong khi Pháp và Đức lần lượt từ 2 tỷ đến 2,5 tỷ USD, dù những quốc gia này quy mô lớn gấp sáu đến mười lần Singapore và GDP của họ cũng tương tự, nhưng nguồn vốn đầu tư fintech của quốc đảo này 6 tháng cuối năm có thể đạt 3 tỷ USD.
Mức đầu tư của Singapore cũng đáng chú ý trong số các nước Châu Á – Thái Bình Dương. Hai quốc gia đông dân nhất là Trung Quốc và Ấn Độ chỉ tạo ra 1,3 tỷ USD và 2 tỷ USD vốn đầu tư fintech. Dân số Úc chưa đến một tỷ người. Trong khi đó, Singapore vượt xa tổng nguồn vốn đầu tư vào fintech.
Singapore đang cố gắng đánh bại cả thế giới bằng Fintech. Ảnh: @AFP.
Sự phát triển này diễn ra khi Singapore đang tìm cách trở thành một trung tâm huy động vốn của khu vực trong các lĩnh vực từ thanh toán đến tư vấn robot. Ngân hàng kỹ thuật số cũng là một phần của sự phát triển rộng lớn hơn trong lĩnh vực fintech, sẽ trở nên cạnh tranh hơn với các nhà cho vay truyền thống khi những người chơi mới tung ra các sản phẩm trên điện thoại di động, Mohanty cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Haidi Stroud-Watts và Shery Ahn của trang Bloomberg TV.
Bên cạnh đó, Singapore năm ngoái đã cấp bốn giấy phép cung cấp dịch vụ tài chính cho các công ty phi ngân hàng, bao gồm liên doanh giữa Grab Holdings Inc. và Singapore Telecommunications Ltd., Sea Ltd. và một đơn vị địa phương của Ant Group Co., những ngân hàng kỹ thuật số này dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2022.
Không chỉ vậy, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), ngân hàng trung ương của Singapore có một bộ phận chuyên trách gọi là “FinTech and Innovation Group (FTIG)” giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Khi khai trương bộ phận mới này, giám đốc điều hành của MAS tuyên bố: “Việc thành lập FTIG là một cam kết nghiêm túc của MAS đối với tầm nhìn của Singapore về một Trung tâm Tài chính Thông minh, nơi công nghệ được áp dụng phổ biến để tạo ra những cơ hội mới và cải thiện cuộc sống của mọi người”.
Thậm chí, sự hỗ trợ của chính phủ đối với fintech không chỉ dừng lại ở việc thành lập một cơ quan đặc biệt, mà còn có một môi trường pháp lý rất rõ ràng và hỗ trợ lập pháp cho sự đổi mới tài chính. Có một hướng dẫn hữu ích trên trang chủ của MAS về cách thiết lập một doanh nghiệp fintech ở Singapore. Quan trọng nhất đối với các công ty khởi nghiệp, chính phủ còn dành những khoản tiền đáng kể dưới hình thức tài trợ và giảm giá cho các sáng kiến fintech.
Nhìn chung, là một quốc gia nhỏ bé với nguồn tài nguyên hạn chế, Singapore đã xây dựng tầm ảnh hưởng của mình như một trung tâm tài chính toàn cầu. Với sự ra đời của các công nghệ tài chính tiên tiến có tên gọi chung là “Fintech”, Singapore đang đi trước xu hướng và đang tự tái tạo thành một trung tâm đổi mới fintech. Singapore cũng có một khởi đầu vững chắc và lợi thế đáng kể so với các quốc gia khác. Sẽ không phải là một dự đoán xa vời nếu cho rằng, Singapore sẽ đảm nhận vai trò là thủ phủ fintech của luôn cả thế giới.
Start-up công nghệ tài chính châu Phi bất ngờ hút dòng tiền đầu tư
Các công ty khởi nghiệp (start-up) công nghệ tài chính thu hút tới 60% vốn đầu tư mạo hiểm đổ về châu Phi trong quý 3 vừa qua.
Tại châu Phi các ứng dụng điện thoại còn được sử dụng để chống sốt rét. Ảnh: DW
Ricky Rapa Thomson từng làm bảo vệ và lái xe ôm trước khi trở thành một doanh nhân. Anh đã đồng sáng lập công ty khởi nghiệp SafeBoda cam kết vận chuyển an toàn và đáng tin cậy tại Uganda. SafeBoda cũng đưa ra các giải pháp tài chính cho người lái xe và người sử dụng ứng dụng với hy vọng trở thành dịch vụ gọi xe lớn nhất châu Phi.
Kênh Al Jazeera đánh giá câu chuyện của SafeBoda là điều các nhà đầu tư công nghệ thường yêu thích. Thomson đã lo lắng khi SafeBoda huy động đầu tư trong năm 2019, tuy nhiên ứng dụng này nhận được đầu tư từ ngân hàng Allianz (Đức) và "siêu ứng dụng" Gojek của Indonesia, cả hai đơn vị này trước đây chưa từng rót tiền vào công nghệ tại châu Phi.
Hai năm sau câu chuyện của Thomson, châu Phi nổi lên như vùng đất hứa cho đầu tư vào công nghệ tài chính. Các nhà đầu tư toàn cầu, thường đến từ những quốc gia có truyền thống không đầu tư lớn ở châu Phi, đang đổ xô vào các công ty khởi nghiệp đầy triển vọng ở "Lục địa Đen". Từ các tập đoàn khổng lồ đến những công ty đầu tư mạo hiểm (VC) đều không muốn trở thành kẻ chậm chân.
Theo Digest Africa, chỉ tính riêng trong quý 3 năm nay, các công ty công nghệ tài chính châu Phi đã huy động được tới 906 triệu USD, cao hơn mức đầu tư của tất cả các ngành khác cộng lại trong nửa đầu năm 2021.
Cách đây 3 năm, công ty khởi nghiệp tư nhân duy nhất tại châu Phi đạt giá trị trên 1 tỷ USD là doanh nghiệp thương mại điện tử Jumia của Nigeria. Hiện nay, có đến 7 công ty khởi nghiệp châu Phi gia nhập câu lạc bộ tỷ USD. Trong số này có 5 công ty công nghệ tài chính.
Ông Ryosuke Yamawaki tại công ty đầu tư mạo hiểm Kepple Africa Ventures gia nhập thị trường châu Phi trong năm 2018 nhận định làn sóng này mới chỉ bắt đầu. Ông Yamawaki nói: "Tôi cho rằng nó sẽ bùng nổ. Ngày nay chúng ta chứng kiến các nhà đầu tư đến từ ngoài châu Phi mỗi ngày".
Vào tháng 10, Google thông báo quỹ 50 triệu USD để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp châu Phi. Cùng tháng, công ty trụ sở tại New York (Mỹ) Tiger Global đầu tư tới 15 triệu USD vào doanh nghiệp Mono của Nigeria và 3 triệu USD vào Union54 của Zambia.
Không chỉ có phương Tây để mắt đến các doanh nghiệp công nghệ tài chính châu Phi. Vào tháng 8, tập đoàn SoftBank (Nhật Bản) dẫn đầu vòng đầu tư 400 triệu USD vào dịch vụ thanh toán qua điện thoại OPay của Nigeria.
Các công ty đầu tư mạo hiểm của Nhật Bản như Kepple Africa Ventures, Samurai Incubate Africa và Asia Africa Investment & Consulting đã đẩy mạnh hoạt động tại châu Phi trong 2 năm qua. Kepple Africa Ventures đã đầu tư khoảng 15 triệu USD vào 96 công ty.
Chắc chắn công nghệ tài chính đang trở nên thu hút trên toàn cầu - không chỉ ở châu Phi. Nhưng châu lục này có những đặc điểm và thách thức độc đáo khiến lĩnh vực này trở nên phù hợp một cách lý tưởng.
Aubrey Hruby, cố vấn của nhóm 500 công ty lớn nhất Mỹ, đánh giá các tài năng người châu Phi trong lĩnh vực công nghệ tài chính đến nay đã trưởng thành, nhiều trong số đó là bước vào lần khởi nghiệp thứ hai hoặc thứ ba.
Ngoài ra, thị trường tại châu Phi cũng mang đến nhiều cơ hội. Có đến 40% người dân tại vùng Hạ Sahara dưới 15 tuổi và nhóm này là khách hàng tiềm năng trong tương lai bởi điện thoại thông minh đang tăng mạnh mẽ tại đây.
Tuy các nhà đầu tư vẫn lo ngại về bất ổn chính trị và các quy định thiếu chắc chắn tại một số quốc gia châu Phi nhưng Thomson cho rằng dòng đầu tư vào các công ty công nghệ tài chính châu Phi cho thấy con đường hướng đến tương lai tốt hơn. Anh nói: "Khi các nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ các nhà sáng tạo và công nghệ địa phương, điều đó tương đương với xây dựng một thế giới tốt hơn".
Gia tăng trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma nhấn mạnh rằng, Ấn Độ và Việt Nam cần phải tận dụng sức mạnh kinh tế của nhau để gia tăng quan hệ kinh doanh giữa hai quốc gia đồng thời tận dụng chuỗi giá trị toàn cầu của đôi bên để sử dụng mạng lưới thương mại của nhau. Công ty Cổ phần...