Công nghệ sinh học cứu “nữ hoàng” nho Ninh Thuận
Ninh Thuận gần như là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết để phát triển cây nho, nhưng thương hiệu nho Ninh Thuận lại chưa có một vị thế xứng tầm, khiến cây nho chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao như mong muốn. Một giải pháp và hướng đi mới nâng tầm nho Ninh Thuận đã được tính đến.
Nho Ninh Thuận vì sao mãi lận đận?
Sau bao năm “chung thủy” với cây nho – từng được ví như cây trồng “nữ hoàng” của tỉnh, vì nhiều lý do, nhiều hộ dân ở Ninh Thuận đã chuyển sang canh tác những cây trồng khác.
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, năm 1998, Ninh Thuận có khoảng 2.300ha đất trồng nho. Đến năm 2010, diện tích nho chỉ còn 1.650ha, năm 2011 là 1.000ha, năm 2012 chỉ còn khoảng 758ha. Hiện tổng diện tích nho của toàn tỉnh là 1.220ha, tập trung chính ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, TP.Phan Rang – Tháp Chàm… Sản lượng nho hàng năm ước đạt 31.310 tấn, đem về doanh thu khoảng 830 tỷ đồng.
Vườn nho xanh trưởng thành 800 gốc thuộc giống NH.01-Hc tại xã Xuân Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) được thử nghiệm chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh. Ảnh: Minh Khánh
Ông Trần Cao Tiên – Giám đốc HTX Bình Tiên (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải) cho biết, một vấn đề làm “đau đầu” nông dân trồng nho hiện nay là xuất hiện rất nhiều dịch hại trên nho như bệnh mốc sương, bệnh phấn trắng, thán thư, sâu xanh da láng, bọ trĩ, nhện đỏ… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng.
Bên cạnh đó, người nông dân không nắm bắt được khoa học kỹ thuật nên khi có dịch bệnh, bà con lập tức tìm đến thuốc BVTV và phân bón hóa học để bảo vệ năng suất, khiến chất lượng trái nho cũng ảnh hưởng
Một nông dân trồng nho ở xã Xuân Hải bày tỏ: “Biết là dùng quá tay thuốc BVTV sẽ gây độc hại cho người tiêu dùng và môi trường, nhưng không dùng thuốc đồng nghĩa chấp nhận rủi ro, có khi mất trắng. Không diệt cỏ, trừ sâu bằng thuốc BVTV thì diệt trừ bằng gì? Trong khi nông nghiệp công nghệ cao chi phí đầu tư nhiều, lợi nhuận ban đầu không được bao nhiêu. Nông dân biết làm sao cho vừa lòng mọi người mới có thể sống được?”.
Về vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng chia sẻ: “Tôi đã đến thăm nhiều vùng sản xuất nông nghiệp và thấy lo lắng khi nông dân cứ thấy sâu, thấy bệnh xuất hiện là phun thuốc, hết sức tùy tiện. Hậu quả, đất đai, môi sinh xấu đi, sâu bệnh tăng lên. Thấy thế, nông dân lại phun, tưới với cường độ và liều lượng, độc tính cao hơn trước. Trước mắt, cây trồng có vẻ tốt hơn nhưng môi trường, đất đai càng xấu hơn… Cứ như thế, ngành nông nghiệp, người nông dân Việt Nam đang lâm vào cái vòng luẩn quẩn càng phun càng “chết”.
Video đang HOT
Gỡ nút thắt cho “nữ hoàng” nho Ninh Thuận
Ông Trần Cao Tiên chia sẻ, ai cũng thấy rằng, việc lạm dụng thuốc BVTV, hậu quả đã được báo trước. Đây là lý do cốt lõi khiến vị thế của cây nho Ninh Thuận chưa xứng tầm, xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân cốt lõi thì ai cũng đã nhìn thấy, nhưng làm thế nào để hạn chế dùng thuốc BVTV là vấn đề rất nan giải.
“Công nghệ sinh học là lời đáp cho bài toán nâng vị thế cây nho một thời được mệnh danh “nữ hoàng”. Việc xây dựng các quy trình chăm sóc nho sử dụng các chế phẩm thân thiện với môi trường, con người và vật nuôi là hướng đi tất yếu nhằm tạo ra các sản phẩm nho đạt chất lượng cao an toàn cho sức khỏe, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, mở ra hướng đi mới nhiều tiềm năng” – ông Tiên khẳng định.
Ông Tiên cho biết, ông đã cùng Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ ( Học viện Nông nghiệp Việt Nam) triển khai đề tài khoa học “Ứng dụng công nghệ sinh học trong trong phòng trừ sâu bệnh trên nho xanh Ninh Thuận”. Đề tài triển khai trên 2.000m2 vườn nho xanh trưởng thành với 800 gốc thuộc giống NH.01-Hc tại xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, với các chế phẩm sinh học: Nấm xanh Metarhizium, hệ vi sinh kháng nấm (Trichoderma viride, Bacillus subtilis, Streptomyces murinus, Isaria javanicus), Hệ vi sinh vật hữu hiệu Emuniv, giấm gỗ thiên nhiên nhằm tìm ra quy trình công nghệ áp dụng chế phẩm sinh học phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây nho mà không phải sử dụng đến các loại hóa chất độc hại.
Sau gần 5 tháng triển khai đề tài (từ tháng 12/2017-5/2018), vườn nho không xuất hiện bọ dừa nâu, nhện đỏ, sâu xanh da láng, bọ phấn trong; khống chế tốt một số loại nấm bệnh phổ biến trên nho: Sương mai, phấn trắng, thán thư và gỉ sắt.
“Kết quả thật khả quan, việc thay thế hoàn toàn thuốc BVTV hóa học bằng chế phẩm sinh học đạt 80% so với vườn đối chứng. Quả giòn ngọt hơn, tuy nhiên số lượng quả trên cùng 1 chùm ít hơn, còn những quả bề mặt quả bị trầy xước, kém mượt do côn trùng (corri) cắn phá giai đoạn quả non. Xét trên tổng thể, có thể thấy việc áp dụng công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu bệnh trên nho xanh là hoàn toàn có khả thi để nhân rộng diện tích và hướng đến sản xuất sản phẩm nho hữu cơ” – ông Tiên nói.
Về sản lương và chi phí giữa canh tác hữu cơ với nông nghiệp thông thường trên cây nho Ninh Thuận, GS – TS Phạm Tiến Dũng – Giám đốc Trung tâm Hữu cơ, người chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh học trong trong phòng trừ sâu bệnh trên nho xanh Ninh Thuận” cho rằng, kết quả thử nghiệm đạt 80% so với vườn đối chứng là thành công ngoài mong đợi.
Theo Danviet
Giá lợn tăng cao cả 3 miền khi dịch tả lợn "phủ sóng" toàn quốc
Đến thời điểm hiện tại, toàn quốc đều đã có Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) khi Ninh Thuận là tỉnh cuối cùng vừa công bố xuất hiện dịch bệnh này. Thiếu hụt nguồn cung thịt lợn đã và đang đẩy giá thịt tăng cao từng ngày tại hầu khắp tỉnh, thành trên cả nước.
Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày tại hầu khắp các địa phương. Ảnh: Internet
Tăng cao nhất 10.000 đồng/kg
Mới đây, tỉnh Ninh Thuận đã xảy ra DTLCP tại 2 hộ chăn nuôi trên địa bàn thị trấn Tân Sơn thuộc huyện miền núi Ninh Sơn.
Báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận nêu rõ: Số lợn chết bất thường tại 2 hộ dân trên đều có kết quả dương tính với bệnh DTLCP. Từ ngày 29/8 đến 2/9, cơ quan thú y địa phương đã tiến hành tiêu hủy 59 con lợn nhiễm bệnh với tổng trọng lượng hơn 11 tấn.
Như vậy, sau 7 tháng phát hiện ổ DTLCP đầu tiên, đến nay, toàn bộ 63 tỉnh, thành trên cả nước đều đã có dịch. Tổng số lợn phải tiêu hủy vì DTLCP ước tính khoảng gần 4 triệu con.
Lượng lợn tiêu hủy ngày một tăng, cộng với sự dè dặt tái đàn của các hộ chăn nuôi làm cho nguồn cung thịt lợn bị thiếu hụt đáng kể, từng bước đẩy giá lợn tăng cao.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Trong tháng 8, giá lợn hơi biến động tăng tại các địa phương trên cả nước do nguồn cung lợn thịt khan hiếm cục bộ, khi số lượng đáng kể lợn nuôi bị tiêu hủy do nhiễm DTLCP.
Cụ thể, tại miền Bắc, giá lợn hơi tăng 4.000-10.000 đồng/kg. Điển hình như tại các tỉnh Nam Định, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, giá lợn hơi dao động 44.000-46.000 đồng/kg; tại Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình giá cao hơn khoảng đạt 47.000-48.000 đồng/kg; Vĩnh Phúc, Quảng Ninh có nơi lên tới 50.000 đồng/kg...
Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi cũng ghi nhận biến động tăng khoảng 6.000-8.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại Quảng Bình và Thừa Thiên Huế lần lượt là 42.000 đồng/kg và 43.000 đồng/kg. Tại Nghệ An, giá lợn có nơi lên tới 48.000 đồng/kg; Thanh Hóa cũng tăng 6.000 đồng/kg lên 46.000 đ/kg...
Tương tự, giá lợn hơi tại miền Nam tiếp tục tăng, rất nhiều địa phương đồng loạt tăng 8.000-10.000 đồng/kg. Cụ thể, tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ tăng đạt mức trung bình 35.000-37.000 đồng/kg. Tại miền Đông Nam Bộ như một số huyện của Đồng Nai, Tây Ninh và Bình Dương, giá là 36.000-38.000 đồng/kg, thậm chí một số nơi lên tới 41.000-42.000 đồng/kg.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tất Thắng-Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam dự báo: "Từ nay tới hết năm, đặc biệt là dịp cuối năm, giá còn tiếp tục tăng. Hiện nay, mức giá bán lợn hơi khoảng hơn 40.000 đồng/kg là người chăn nuôi đã có lãi. Giá lợn hơi có thời điểm lên tới đỉnh điểm là 58.000 đồng/kg. Thời gian tới, giá có thể còn vượt mức đỉnh điểm này lên trên 60.000 đồng/kg".
Ồ ạt xuất lợn sang Trung Quốc
DTLCP không chỉ khiến ngành chăn nuôi lợn Việt Nam "đau đầu" mà còn khiến cho ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc lao đao. Thiếu hụt thịt lợn, gần dây Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ việc thu mua lợn từ Việt Nam.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong tháng 8, giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 64 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 8 tháng đầu năm ước đạt 449 triệu USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân gia tăng xuất khẩu chủ yếu nhờ lượng xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc tăng mạnh.
Khảo sát mới đây của Công ty Cổ phần Anova Feed (doanh nghiệp chuyên sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm thuộc Tập đoàn ANOVA) cho thấy: Trong tháng 8 đã ghi nhận 6 đợt tăng giá của các công ty chăn nuôi lớn, nhờ đó giá lợn trong dân đã được cải thiện đáng kể so với tháng 7.
Nguyên nhân của những đợt tăng giá là do nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc. Trung Quốc hiện đã mất đến quá nửa đàn lợn do sự hoành hành của DTHCP.
Giá lợn tại Trung Quốc tăng phi mã từ 61.000 đồng/kg lên tới 78.000 đồng/kg (trung bình 6 tỉnh giáp ranh Việt Nam). Thậm chí, phía Bắc Trung Quốc có nơi giá còn lên tới hơn 100.000 đồng/kg. Trung Quốc bắt buộc phải nhập thêm lợn từ Việt Nam trong bối cảnh thiếu hụt nguồn thịt nghiêm trọng và căng thẳng với Mỹ gây khó khăn trong việc nhập khẩu.
"Giá thịt lợn tại Trung Quốc trong những tháng tới được dự đoán sẽ tăng 70% so với năm trước, dự báo nhu cầu nhập khẩu sẽ lớn hơn. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này", Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định.
Chia sẻ thêm góc nhìn về vấn đề xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc, ông Thắng cho rằng, nếu tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch lợn sang Trung Quốc tăng mạnh sẽ gây tác động trực tiếp đến giá lợn nội địa, khiến cho nguồn cung càng trở nên khan hiếm hơn.
"Trong vấn đề này tôi cho rằng, nếu kiểm soát tốt việc xuất khẩu lợn tiểu ngạch sang Trung Quốc sẽ đem lại những tác động tích cực hơn với thị trường Việt Nam", ông Thắng nói.
Đức Phong
Theo HQ Online
Nóng: Tỉnh cuối cùng của cả nước công bố nhiễm dịch tả lợn châu Phi Tỉnh Ninh Thuận là địa phương cuối cùng của cả nước công bố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Theo Sở NNPTNT Ninh Thuận, tỉnh này là địa phương cuối cùng của cả nước công bố có dịch tả lơn châu Phi. Trước đó, ngày 28/8, đơn vị tiếp nhận thông tin phát hiện trại chăn nuôi của ông Đỗ Tấn Đức...