‘Công nghệ’ rửa bát quán vỉa hè, gánh hàng rong
Hầu hết quán hàng rong trên vỉa hè Sài Gòn chỉ dùng một thau nước rửa bát đĩa duy nhất cho cả ngày buôn bán, nước đục ngầu, nổi màng dầu mỡ. VnExpress.net ghi nhận những hình ảnh đằng sau tô bún, bát phở ngon.
Thức ăn bán từ hàng quán vỉa hè trông ngon mắt khi đến với khách, song “hậu trường” cho thấy vệ sinh khá sơ sài, dơ bẩn.
Câu nói “bát sạch ngon cơm” của người xưa không còn đúng với cơm đường cháo chợ Sài Gòn, bởi hầu hết các quán hàng rong đều không có nhiều nước để rửa bát đĩa. Tại một quán ăn vỉa hè trên đường Điện Biên Phủ, rau và cả tô, đũa được người bán rửa trong chậu nước này.
Bà chủ quán bún bò rửa bát trước cổng một bệnh viện ở quận 3.
Tô chờ rửa và đũa đã rửa xong chất thành đống. Chậu nước này đã rửa hàng chục cái bát, đôi đũa trong gần một buổi sáng phục vụ khách mà không được thay mới.
Thau nước rửa cáu bẩn đặt cạnh bao rác tại một quán cơm trên vỉa hè đường Cống Quỳnh, quận 1.
Video đang HOT
Xô nước rửa ly của cô hàng cà phê tại một quán cóc ở quận 5.
Góc rửa ly của một quán cà phê vỉa hè khác trên đường Điện Biên Phủ, quận 10. Khu vực rửa ly ở sâu trong góc nên khách không biết được chiếc cốc mình đang uống đã được vệ sinh như thế nào.
Chồng tô rửa xong được đặt luôn dưới sàn nhà một quán ăn phục vụ cả ngày trên đường Phạm Viết Chánh, quận 1, chờ tiếp tục mang ra cho khách.
Không có nguồn cấp nước riêng mà phải xin nhờ ở các nhà dân xung quanh hoặc mang theo, là tình trạng chung của các quán vỉa hè, gánh hàng rong vỉa hè nên họ thường dùng nước tiết kiệm, hạn chế thay. Người bán này rửa tô đĩa luôn tại chỗ trên con phố ở quận 1.
Chậu nước đục ngầu phía ngoài để tráng sau khi rửa xà bông, xô bên phải là nước rửa tô lần cuối trước khi múc thức ăn cho khách. Thùng chứa nước rửa bày luôn cạnh nơi khách ngồi ăn.
Giải pháp tối ưu để làm sạch tô đĩa trong điều kiện thiếu nước rửa của gánh hàng rong là chiếc khăn. Người bán cùng chiếc khăn này lau tay, lau dao, lau thớt và lau cả vật chứa thức ăn. Chỉ cần xoay một vòng, đĩa đang nhơn nhớt dầu cũng trở nên dễ nhìn. Một số người buôn bán kỹ tính hơn thì luôn chuẩn bị sẵn một can nước to loại 30 lít để thường xuyên thay nước rửa. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM, cho biết trách nhiệm quản lý hàng rong do các quận huyện đảm trách song rất khó quản lý cách người bán rửa tô chén ở vỉa hè. Vệ sinh thực phẩm sạch hay bẩn đều phụ thuộc ý thức tự giác của người bán hàng.
Theo VNExpress
Kinh hoàng chợ 'nguyên liệu' hàng cơm, bún chả
Các chủ hàng cơm, bún chả... thường tìm đến các chợ đầu mối để mua thịt về làm hàng. Nếu khéo làm, mỗi bát bún chả có thể lãi gấp 3 lần. Còn loại thịt mà họ mua về thì...
Thịt rẻ hơn 20 nghìn đồng/kg so với thị trường
Chúng tôi đến chợ đầu mối phía nam thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội từ sáng sớm. Công việc mua bán thực phẩm đang diễn ra sôi nổi. Ngoài cái không khí tanh nồng của cá, tôm là những quầy hàng thịt lợn với đủ các loại thịt sườn được chủ lái gom về từ đêm.
Những phản thịt màu nhờ nhờ được bày bán la liệt tại khu D của chợ, không giống như thịt lợn tại nhiều nơi nhìn tươi và ngon hơn. Theo "kinh nghiệm" của một vài người bán hàng trấn an khách mua: thịt nhờ nhờ là do chưa cắt hết tiết, thịt gặp nước khi vận chuyển.
Trong vai một người đi mua thịt về làm bún chả, chúng tôi được nhiều người bán chào hàng rất mặn mà. Người thì quảng cáo thịt tươi vừa mổ, người giới thiệu lợn siêu nạc, giá siêu mềm. Theo khảo sát, giá thịt giao động từ 30 đến 45 nghìn đồng/kg (rẻ hơn giá thị trường khoảng 20 nghìn đồng/kg).
Món hàng chúng tôi hỏi mua là những đống thịt với đủ các loại đầu, cổ, ba chỉ, được lọc nhanh vất đầy chậu. Người bán hàng vừa lọc thịt từ đống bùng nhùng vừa rao giá 15 nghìn đồng/kg, nếu muốn nạc hơn có thể mua thêm vài lạng thịt nạc pha thêm.
Mua đến đâu, cạo lông thịt đến đấy
Một xô nước rửa cả con lợn ngót tạ
Theo một thói quen định sẵn khách hàng chỉ cần chỉ tay vào chỗ thịt mình muốn mua thì người bán hàng sẽ mang ra xay, phục vụ hết mình. Theo chị Nga, một người bán thịt cho biết, chị chở lợn từ Văn Giang, Hưng Yên sang đây từ 3h tối. Chị chỉ kịp chọc tiết lợn móc lòng phèo và chở đi. Lông lá còn chưa kịp làm.
Giá thịt mềm là vì bán buôn cho các chủ quán cơm, quán bún chả... Mặt khác lợn hơi chị mua vào cũng rất rẻ (dưới 20 nghìn/kg, trong khi đó giá trên thị trường là 26 đến 28 nghìn đồng/kg tùy từng con lợn). Phong cách bán hàng của chợ này rất khác. Khách mua đến đâu cạo lông đến đó.
Những nồi nước sôi được đặt lên những chiếc bếp ga du lịch mỗi khi khách mua hàng thì miếng thịt sẽ được nhúng vào nồi nước để cạo lông. Cạo xong được mang đi xay. Việc rửa thịt ở đây trở nên xa xỉ vì một xô nước nhỏ phải rửa cho cả con lợn nghót tạ. Và dĩ nhiên, khi thịt đã được rửa nước, xay rồi, thì khách chỉ cần mang về làm bún chả, chứ ai lại... rửa lại thịt làm gì?
Bác Na, bán bún chả trên phố Tam Trinh đang mải mê chọn hàng. Bác cho biết mỗi sáng bác lấy khoảng 10 kg thịt xay giá 25 nghìn loại này khá ngon. Trong khi chờ thịt xay bác tranh thủ thái 7kg thịt ba chỉ vừa mua ngay tại đống lông lá được bày sẵn. Bác cho biết nếu mua thịt tại các chợ khác thì vừa đắt, vừa không có nhiều hàng cho chọn. Mỗi bát bún chả nếu làm khéo thì lãi gấp 3 lần.
Đu đủ trộn bùn đất
Đeo găng cáu két vì bẩn để nạo đu đủ
Tại khu vực quả quả, những đống đu đủ xanh được khuân về từ nhiều nơi đang chờ người đến mua. Các chủ hàng còn làm sẵn nộm đu đủ, cà rốt và bán với giá 7 nghìn đồng/kg.
Những "công nhân" tay thoăn thoắt gọt đu đủ và đưa lên bàn nạo. Đôi tay được đeo những chiếc găng tay đen xì như lâu ngày không giặt. Những thùng xốp cáu đen chứa đồ nạo sẵn để ngay giữa đống rác. Mỗi khi đu đủ, cà rốt rơi xuống dưới nền đều được người bán hàng tận dụng nhặt vào thùng để bán.
Cà rốt được đổ từ bao lớn ra đất. Sau khi cà rốt được cắt đầu, cắt đuôi là đưa lên nạo không cần gọt vỏ. Một chị đang chọn ca rốt nhờ nạo cho biết khi cà rốt đã được rửa sạch từ khi đóng bao nên không còn vết đất cát.
Quan sát một hồi lâu chúng tôi thấy đu đủ gọt xong không qua rửa nước sẽ được ném vào thùng chứa và người bên cạnh sẽ tranh thủ nạo cật lực. Chị bán hàng cho biết mỗi ngày chị nạo bán khoảng 2 tạ đu đủ xanh cung cấp cho các quán bún chả, bún nem... nhiều khi còn cháy hàng ,khách mua nhiều không kịp nạo.
Khi trao đổi về việc vệ sinh thực phẩm, chị cho biết, đu đủ nạo xong rất mềm nên người mua cứ thế là dùng. Chị che chắn việc không rửa: "Tay đã đeo gang, đu đủ gọt xong là ném ngay vào thùng, tất cả các khâu đều khép kín không chạm đất rồi còn gì".
Theo Bee
Người dân phát hoảng khi đi vào hầm bộ hành Trên cửa hầm hàng quán lấn chiếm, bước xuống bậc thang để sang đường nhiều người phát hoảng vì hầm quá bẩn. Nước rò rỉ nhớp nháp, cáu bẩn, hơn nữa hệ thống đèn chiếu sang lại hư hỏng... điều đó khiến cho người dân ngày càng xa lánh các hầm bộ hành tại Hà Nội. Xuống hầm là... muốn nôn Nhìn thấy...