Công nghệ robotics- tương lai của nền nông nghiệp Australia
Việc phổ cập công nghệ robotics vào hoạt động trang trại đang mở ra một tương lai tươi sáng mới với ngành nông nghiệp Australia.
Xe tự hành được sử dụng tại trang trại của Macadamia Farm Management, Australia. Ảnh: Macadamia Farm Management PTY.Ltd
Vùng Bundagerg, cách thành phố Brisbane (bang Queensland) của Australia khoảng 400 km về phía Bắc, được biết đến là vựa trái cây lớn nhất của Australia. Nơi đây mỗi năm cung cấp khoảng 1/4 sản lượng trái cây tươi cho cả nước.
Để đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân công ngày càng trầm trọng hơn tại Australia, những người trồng trọt ở vùng Bundagerg đang có xu hướng đầu tư vào máy móc công nghệ cao, có khả năng tự vận hành, được lập trình để cắt và phun thuốc diệt cỏ hiệu quả hơn.
Nhà nông nghiệp học Tgeunis Smit của Công ty Macadamia Farm Management cho biết, nơi làm việc của ông là một trong những trang trại đầu tiên trong khu vực đưa xe tự vận hành, sử dụng công nghệ robotics, vào hoạt động canh tác, giúp giải quyết bài toán về tình trạng thiếu hụt nhân công.
Video đang HOT
Robotics là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật chuyên về thiết kế, xây dựng và ứng dụng người máy (robot) cơ khí. Mục tiêu của ngành robotics là tạo ra các cỗ máy hiện đại, thông minh nhằm hỗ trợ các hoạt động, công việc của con người.
Ông Tgeunis Smit nói xe tự vận hành đã được chạy thử trong một thời gian và cho kết quả khả quan. Máy móc có độ tin cậy vượt xa con người. Do đó, sử dụng xe tự vận hành sẽ làm gia tăng năng suất cho các cánh đồng. Đây sẽ là tương lai của nền nông nghiệp Australia.
Loại phương tiện mà trang trại của Macadamia Farm Management sử dụng là xe do công ty chế tạo robot Swarm Farm ở bang Queensland phát minh ra vào năm 2012. Ông Andrew Bate, nhà sáng lập của Swarm Farm, cho biết xe tự vận hành sử dụng trong nông nghiệp nhằm mục đích tạo ra các hệ thống canh tác tốt hơn. Ông nói loại phương tiện này đang dần trở thành xu hướng chủ đạo trong hoạt động công nghệ hóa nông nghiệp tại Australia.
Những chiếc xe tự vận hành rất linh hoạt, có thể thực hiện nhiều công đoạn như xử lý hóa chất, phun thuốc và cắt cỏ. Các trang trại có thể vận hành xe bằng ứng dụng trên điện thoại di động thay vì phải ngồi điều khiển trên xe.
Bên cạnh lợi ích cắt giảm nhân công, xe tự vận hành dùng trong nông nghiệp còn có lợi ích về môi trường. Ông Bate nói, năm 2021, nhờ việc áp dụng xe tự vận hành vào canh tác, các trang trại đã cắt giảm được khoảng 580 tấn thuốc trừ sâu ra khỏi môi trường, trong đó tính riêng mỗi trang trại, lượng thuốc trừ sâu tiết kiệm được trung bình đạt 15 tấn thuốc.
Vào tháng Sáu vừa qua, Swarm Farm đã ghi nhận một cột mốc quan trọng khi thành công đưa xe tự vận hành vào khai thác thương mại trên hơn 405.000 ha đất nông nghiệp của Australia.
Các loại xe của Swarm Farm hiện tương đối phổ biến tại địa bàn bang Queensland và New South Wales và sắp tới đây sẽ có mặt tại bang Tây Australia. Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ thông minh cần tới sự trợ giúp của Internet, nên khả năng kết nối đã trở thành một thách thức không nhỏ của các nhà nông khi đầu tư vào máy móc công nghệ cao.
Ông Smit chia sẻ, các trang trại thường ở xa khu vực đô thị, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, phần lớn không được phủ sóng internet. Điều này trở thành một trong những hạn chế lớn nhất đối với các trang trại đang tìm kiếm phương hướng nâng cấp hoạt động canh tác bằng công nghệ robotics.
Giáo sư Dean Collins từ Trung tâm Sáng kiến Công nghệ Hinkler AgTech của Đại học Queensland cho biết, đi kèm với việc phổ cập tự động hóa tại các trang trại, vẫn còn rất nhiều công việc mà ngành nông nghiệp quốc gia và người nông dân phải chuẩn bị.
Thứ nhất, việc phủ sóng Internet cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa trên khắp cả nước. Thứ hai, cùng với mở rộng áp dụng máy móc tự động thay thế con người, thì các hoạt động phụ trợ khác cũng cần phải được quan tâm và phát triển theo, bao gồm các ngành dịch vụ, như sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, các nhà vận hành máy móc chuyên nghiệp…
Giáo sư Collins nhận định có một tương lai tươi sáng mới đang chờ đợi ngành nông nghiệp Australia. Việc phổ cập công nghệ vào hoạt động trang trại sẽ thu hút nhiều người trẻ hơn và đưa mọi người trở lại với nông nghiệp./.
GTC 2022: NVIDIA trình làng chip SoC DRIVE Thor cho xe tự hành
DRIVE Thor là chip SoC dành cho cụm máy tính hợp nhất trên xe tự hành được NVIDIA xây dựng và phát triển kết hợp giữa GPU thế hệ mới và công nghệ AI dành cho xe tự hành, có hiệu suất tính toán lên đến 2.000 Teraflop.
Trong phần giới thiệu những nền tảng công nghệ mới khai mạc sự kiện GTC 2022, CEO NVIDIA Jensen Huang cũng đã dành nhiều thời gian để giới thiệu về DRIVE Thor, chip SoC dành cho máy tính tích hợp sử dụng trên xe tự hành thế hệ tiếp theo. Chip SoC này được hãng phát triển và sản xuất để thay thế cho dòng chip SoC DRIVE Orin có hiệu suất tính toán 254 TOPS được hãng ra mắt vào năm 2019.
Theo giới thiệu, DRIVE Thor có hiệu suất tính toán 2.000 Teraflop, được hãng hợp nhất các chức năng thông minh - bao gồm hỗ trợ lái xe, đỗ xe, giám sát người lái và người ngồi, cụm công cụ kỹ thuật số, thông tin giải trí trong xe (IVI) và giải trí cho hàng ghế sau - thành một kiến trúc duy nhất cho hiệu quả cao hơn và chi phí hệ thống tổng thể thấp hơn.
Cụ thể, chip SoC DRIVE Thor được NVIDIA xây dựng dựa trên kiến trúc GPU NVIDIA Hopper Multi-Instance kết hợp CPU NVIDIA Grace, GPU thế hệ mới, hỗ trợ MIG cho xử lý đồ họa, tính toán duy nhất và các hệ thống hỗ trợ trình điều khiển nâng cao.
Máy tính hợp nhất dành cho xe tự hành này được trang bị trên các mẫu xe tự lái sẽ được các nhà sản xuất ô tô trình làng vào năm 2025. Đáng chú ý, nhà sản xuất ô tô ZEEKR thuộc sở hữu của Geely cho biết sẽ tích chip SoC DRIVE Thor trên cụm máy tính hợp nhất dành cho các dòng ô tô điện thông minh thế hệ tiếp theo sẽ được hãng bắt đầu sản xuất vào đầu năm 2025.
Bên cạnh khả năng tính toán dấy phẩy động 8-bit (FP8), DRIVE Thor còn là nền tảng AV đầu tiên kết hợp công cụ biến đổi suy luận, một thành phần mới của lõi Tensor trong GPU NVIDIA. Với công cụ này, DRIVE Thor có thể tăng tốc hiệu suất suy luận của mạng nơ-ron sâu biến áp lên đến 9x, điều tối quan trọng để hỗ trợ khối lượng công việc AI khổng lồ và phức tạp liên quan đến việc tự lái xe.
Siêu vi mạch dành cho xe tự lái này còn được NVIDIA sản xuất với công nghệ kết nối chip NVLink -C2C mới nhất, hỗ trợ chay đồng thời nhiều hệ điều hành. Ưu điểm của công nghệ kết nối NVLink-C2C là khả năng chia sẻ, lên lịch và phân phối công việc qua liên kết với chi phí tối thiểu.
NVIDIA tiết lộ chipset thế hệ tiếp theo dành cho xe tự hành Chip set Drive Thor của NVIDIA sẽ lần đầu tiên xuất hiện trên các mẫu xe tự hành năm 2025. Chip set Drive Thor mới dành cho các loại xe tự hành của NVIDIA. Ảnh: NVIDIA Engadget đưa tin, hội nghị Công nghệ GPU của NVIDIA không chỉ về thiên về các loại card đồ họa chơi game. Công ty đã mang tới...