Công nghệ phần mềm – chiến trường mới cho các nhà sản xuất ô tô
Phần mềm đang nổi lên là một chiến trường mới cho các nhà sản xuất ô tô, những người đang tìm cách ứng dụng công nghệ để tăng độ an toàn cho những chiếc xe, đưa lại nhiều giá trị giải trí hơn và tăng cường khả năng giải quyết các tình huống.
Mercedes C-class 2015 có thể có thêm các chức năng mới như kiểm soát hành trình dự đoán trước tình huống, cho phép chiếc xe tự lái trong một số trường hợp
Chiếc Mercedes-Benz C-Class mới được trang bị camera có thể đọc được các biển báo cùng với những bộ cảm biến để đo lường khoảng cách với xe chạy phía trước, tuy nhiên, những thiết bị phần cứng này vẫn chưa thể đi vào sử dụng hoàn toàn.
Nghe có vẻ như đây là một thiếu sót nhưng trên thực tế nó lại là một chiến lược có chủ ý của nhà sản xuất Daimler, và cũng là dấu hiệu của tương lai ngành công nghiệp xe hơi hạng sang trên toàn cầu.
Chủ sở hữu của sedan Mercedes C-class 2015 sẽ có thể thêm các chức năng mới như kiểm soát hành trình dự đoán trước tình huống. Chức năng này sẽ cho phép chiếc xe tự lái trong một số trường hợp bằng cách cập nhật hệ điều hành của xe khi công nghệ này được tung ra thị trường.
Nhận được tín hiệu từ các nhà sản xuất tiện ích tiêu biểu là Apple, Daimler và các đối thủ cạnh tranh của hãng đang phát triển những chiếc xe của mình để có thể đưa các phần mềm cập nhật vào ứng dụng, bao gồm các công cụ mới hoặc thậm chí là khả năng tiết kiệm nhiên liệu cải thiện, cũng tương tự như việc một chiếc iPad có những khả năng mới qua mỗi hệ điều hành đời tiếp theo.
Đây là một sự thay đổi lớn – và là một cơ hội tiết kiệm – cho một ngành công nghiệp vốn phải tiêu tốn hàng đống tiền vào việc cải tạo mẫu xe đã lỗi thời.
“Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới”, trưởng ban phát triển của Mercedes-Benz, ông Thomas Weber, phát biểu trước Reuters. “Lâu nay, những chiếc xe vẫn giữ lại những thuộc tính mà nó có từ ngày được bán ra”.
Video đang HOT
“Cú hích” của Daimler cho thấy phần mềm đang nổi lên là một chiến trường mới cho các nhà sản xuất ô tô, những người đang tìm cách ứng dụng công nghệ để tăng độ an toàn cho những chiếc xe, đưa lại nhiều giá trị giải trí hơn và tăng cường khả năng giải quyết các tình huống như định vị chỗ đậu xe hay tìm kiếm bệnh viện gần nhất.
Phần mềm hiện nay đang trở nên quan trọng đối với các nhà sản xuất ôtô không kém gì các kỹ thuật truyền thống, Thilo Koslowski, chuyên gia phân tích của Gartner Inc., cho biết. Theo Koslowski, “chúng ta đang chứng kiến một sự đổi thay có tác động to lớn đến ngành công nghiệp ôtô trong những thập kỷ tới. Sự khác biệt mang tính cạnh tranh sẽ chủ yếu đến từ phần mềm”.
Với việc nâng cấp phần mềm trên chiếc sedan Model S chạy bằng điện, kỹ sư của Tesla có thể điều chỉnh hệ thống treo để tăng độ cao gầm khi xe vào đường cao tốc
Xe thông minh
Trong khi một số lái xe vẫn còn hoài nghi thì nhiều người đã sẵn sàng sử dụng các chức năng mới cho phép họ truy cập thông tin, thực hiện cuộc gọi, e-mail hay nghe nhạc trong quá trình xe lưu thông. “Một khách hàng sẽ kỳ vọng từ chiếc xe của mình tất cả những gì mà họ biết đến qua chiếc điện thoại thông minh của mình”, Weber của hãng Mercedes nói.
Đón đầu được sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu khách hàng trong lĩnh vực thông tin giải trí, Audi đã cho ra mắt một hệ thống cho phép khách hàng có thể đổi các phần cứng khi chúng trở nên lỗi thời.
Koslowski của Gartner tin rằng lời cam kết cập nhật phần mềm sẽ trở thành một lợi điểm bán hàng chính cho các nhà sản xuất ôtô. “Những người tiêu dùng bình thường ít thực sự phát hiện được những tiến bộ trong kỹ thuật cơ khí. Song, họ có thể nhận biết được sự nâng cấp trong hệ thống thông tin giải trí”, ông nói.
Phần mềm cũng bắt đầu hỗ trợ các lái xe theo nhiều cách khác. Ví dụ, nó cho phép người điều khiển xe điện i3 của BMW đánh giá xem pin có đủ để đi tới điểm cần đến hay không. Tại một số thành phố, chiếc xe còn thậm chí có thể giúp tìm kiếm lịch trình của các phương pháp vận chuyển thay thế như tàu hỏa và xe buýt, và tìm được trạm xạc pin gần nhất.
Cập nhật hệ thống ngày một góp phần thay đổi hiệu suất thực tế của một chiếc xe. Ví dụ, việc nâng cấp phần mềm trên chiếc sedan Model S chạy bằng điện của Tesla có thể giúp điều chỉnh hệ thống treo của chiếc xe để tăng độ cao gầm khi đi vào đường cao tốc.
Trong khi đó, Mercedes-Benz, cũng đang nghiên cứu để cung cấp phần mềm kiểm soát hành trình dự đoán trước tình huống trên xe hơi và xe tải, một công cụ giúp điều chỉnh số vòng quay động cơ của xe để phù hợp với độ dốc của một đoạn đường. Bởi hiện nay, các bản đồ được sử dụng trong hệ thống định vị vệ tinh không thể đánh giá được độ dốc của một con đường cụ thể.
Triển vọng đầy hứa hẹn của những tiến bộ trong phần mềm là nguyên nhân khiến Mercedes-Benz quyết định đại tu các hoạt động nghiên cứu và phát triển của mình ở California. Hãng đặt kế hoạch tăng gấp đôi nguồn lực tại trụ sở mới ở Sunnyvale, nơi có khoảng 100 nhân viên làm việc, mặc dù không đưa ra khung thời gian hay con số đầu tư.
Phần mềm còn có thể hỗ trợ lái xe tìm điểm xạc pin gần nhất cho chiếc xe điện BMW i3
Những lĩnh vực mới
Ian Robertson, thành viên hội đồng phụ trách bán hàng của BMW, tin rằng các hãng xe có thể sử dụng phần mềm để mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới. BMW đã đầu tư vào ParkatmyHouse.com, một chợ điện tử về dịch vụ bãi đậu xe, làm cầu nối cho các chủ sở hữu tìm chỗ đậu xe riêng. Dịch vụ này đã thu hút được hơn 400.000 khách hàng.
Song, việc nâng cấp phần mềm không phải lúc nào cũng được ưa chuộng. Tăng độ phức tạp trên những chiếc xe cũng có thể mang lại các vấn đề. Renault đổ lỗi những trục trặc với màn hình cảm ứng giải trí và bảng dẫn đường R -Link cho sự chậm trễ để ra mắt chiếc xe điện Zoe, trong khi Ford rơi xuống cuối bảng xếp hạng độ tin cậy xe Mỹ vì sai sót trong hệ thống MyFord Touch.
Mặc dù vậy, ít người hoài nghi về sức mạnh và tham vọng của phần mềm xe sẽ tăng tốc trong những thế hệ tiếp theo của dòng xe cao cấp. Các nhà sản xuất sẽ “chuyển sang kiến trúc điều khiển chức năng xe thông qua phần mềm” nhằm giảm trọng lượng và chi phí sản xuất, Forrester Research cho biết trong một báo cáo gần đây. “Các tính năng mới sẽ đến chủ yếu từ phần mềm thay vì phần cứng”.
Theo VNE
Sony bán bộ phận kinh doanh máy tính Vaio
Trong một thông báo vừa được đưa ra, Sony cho biết đã đồng ý bán lại bộ phận kinh doanh máy tính (mang thương hiệu Vaio) cho quỹ đầu tư Japan Industrial Partners (JIP - Nhật Bản).
Sony đã đồng ý bán bộ phận kinh doanh máy tính Vaio - Ảnh: Sony
Theo CNET ngày 6.2, Sony cho biết trong thời gian tới họ sẽ tập trung phát triển các dòng sản phẩm di động và máy tính bảng, việc kinh doanh máy tính cá nhân được chuyển giao cho Japan Industrial Partners.
Bên cạnh đó, với thương vụ này, Sony cũng sẽ lên kế hoạch cắt giảm khoảng 5.000 nguồn nhân lực toàn cầu. Hiện tại, theo nguồn tin của trang Nikkei (Nhật Bản), giá trị của thương vụ này vào khoảng 489 triệu USD.
Sony còn thông báo dự kiến thương vụ sẽ được hoàn tất mọi thủ tục vào cuối tháng 3 tới. Đối với những người dùng đang sử dụng các dòng máy tính xách tay mang thương hiệu Vaio của Sony, vẫn sẽ được Sony thực hiện việc bảo hành bình thường.
Thời gian tới, việc nghiên cứu các dòng máy tính Vaio mới cũng như chiến lược phát triển sản phẩm ra sao, sẽ do phía bên JIP quyết định.
Được biết, hiện nay thị trường máy tính cá nhân (PC) đang giảm mạnh. Theo Gartner, ước tính năm 2013 thị trường PC đã sụt giảm khoảng 10%, tức bằng với mốc tăng trưởng của PC vào năm 2009.
Theo VNE
Sony bán tháo mảng PC? Đại gia điện tử Nhật Bản đang tìm cách rút chân khỏi thị trường máy tính để có thể rảnh rang dồn sức cho sân chơi smartphone. Sony sẽ bán lại mảng PC cho Japan Industrial Partners Theo thông tin mới nhất trên nhật báo Nikkei, có vẻ như Sony sẽ bán lại mảng PC của hãng này cho một quỹ đầu tư...