Công nghệ nào ảnh hưởng khi Nga bị áp cấm vận khi đưa quân sang Ukraine?
Ngày 24/2, Mỹ tuyên bố hạn chế xuất khẩu sang Nga một loạt sản phẩm do Mỹ sản xuất cũng như hàng hoá nước ngoài có sử dụng công nghệ của Mỹ.
Dưới đây là một số thông tin liên quan tới lệnh cấm vận công nghệ mới nhất này:
Các công nghệ nào trong danh sách cấm xuất?
Mỹ sẽ không cấp phép gần như tất cả các yêu cầu xuất khẩu những sản phẩm như: Máy tính, cảm biến, laser, công cụ điều hướng và viễn thông, thiết bị hàng không và hàng hải.
Các quy định mới cũng buộc những công ty nước ngoài, có sử dụng công nghệ của Washington, phải xin giấy phép của Mỹ trước khi xuất khẩu sản phẩm tới Nga.
Lệnh hạn chế này tương tự với lệnh cấm vận áp dụng những năm gần đây đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Huawei.
Video đang HOT
Các công ty nào của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?
Nhiều công ty Mỹ đã chọn cách tạm dừng tất cả giao dịch bán hàng sang Nga vì lý do thận trọng. Dan Goren, đối tác công ty luật Wiggin&Dana, cho biết 1 đối tác sản xuất các linh kiện điện tử đã dừng xuất hàng cho nhà phân phối tại Nga vào ngày 24/2.
Những tác động công nghệ nghiêm trọng nhất đối với Nga có thể đến từ việc hạn chế nguồn cung hàng hóa từ nước ngoài.
Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn (SIA), đại diện cho các nhà sản xuất chip tại Mỹ, cho biết “Nga không phải nước tiêu thụ trực tiếp đáng kể chất bán dẫn” và chi tiêu công nghệ và truyền thông của nước này “chỉ khoảng 25 tỷ USD trong thị trường toàn cầu trị giá nhiều nghìn tỷ” trong năm 2019.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm sản xuất tại châu Á xuất sang Nga, gồm cả vi xử lý, có sử dụng các công cụ của Mỹ. Một số nước thành viên EU, cùng Anh, Canada, Nhật, Úc và New Zealand cũng đã áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu tương tự nhằm vào Nga.
Nga sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Emily Kilcrease, thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, đồng thời là cựu phó trợ lý Đại biện Thương mại Mỹ, cho biết, các hạn chế sẽ “đóng băng” công nghệ của Nga.
Trong khi đó, William Reinsch, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, cựu nhân viên Bộ Thương mại Mỹ, cho rằng các lệnh cấm vận có tác động quy mô toàn cầu dù các biện pháp không toàn diện như cách Mỹ cấm vận thương mại với Iran và Bắc Triều Tiên, nguyên nhân là do Nga có sự hội nhập kinh tế thế giới lớn hơn.
Công nghệ nào không nằm trong phạm vi bị hạn chế?
Các mặt hàng tiêu dùng như đồ điện tử gia dụng, hàng hoá nhân đạo và công nghệ thiết yếu cho an toàn bay dân dụng. Điện thoại di động cũng được cho phép nếu không phải gửi cho nhân viên thuộc chính phủ và một số tổ chức, cơ quan nhất định.
Mỹ cũng hy vọng Hàn Quốc tham gia áp đặt các biện pháp cấm vận, ngăn chặn Nga tiếp cận các sản phẩm vi xử lý của nước này. Tuy nhiên, Seoul cho biết sẽ chỉ tham gia vào các lệnh cấm vận kinh tế chung đối với Nga mà không áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương.
Những công ty nào sẽ hưởng lợi?
Các công ty công nghệ Trung Quốc được cho là sẽ nhảy vào lấp chỗ trống do các hãng công nghệ phương Tây để lại. Tuy nhiên, quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng Bắc Kinh không thể cung cấp các nhu cầu quân sự quan trọng của Moscow, đặc biệt là các bộ vi xử lý tiên tiến nhất.
Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu tách rời công nghệ với Mỹ
Đại học hàng đầu Trung Quốc mới đây báo cáo kết quả phân tích rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tách biệt về công nghệ, nhưng thiệt hại của Trung Quốc có thể sẽ lớn hơn.
Theo South China Morning Post, báo cáo dài 7.600 từ được xuất bản trên tài khoản WeChat chính thức của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Trường đại học Bắc Kinh hôm 30.1, và sau đó đã được các phương tiện truyền thông Trung Quốc và các nhà phân tích chia sẻ mạnh mẽ.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt về vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng
Lianhe Zaobao, một tờ báo tiếng Trung ở Singapore, và cơ quan thông tấn của Đài Loan cũng đưa tin về báo cáo do nhóm nghiên cứu do ông Wang Jisi, một học giả nổi tiếng về quan hệ Mỹ - Trung, đứng đầu. Tuy nhiên, báo cáo này đã bị "tác giả xóa" theo một thông báo trên WeChat hôm 4.1. Viện nghiên cứu của Trường đại học Bắc Kinh không đưa ra lý do xóa báo cáo, cũng không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Việc công bố và gỡ bỏ báo cáo được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington đang cạnh tranh gay gắt về vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. Báo cáo đã so sánh sự phát triển của Trung Quốc và Mỹ trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ hàng không vũ trụ. "Mặc dù chính quyền hiện tại của Mỹ vẫn chưa xác định ranh giới của sự tách rời, nhưng sự đồng thuận nhất định đã được hình thành trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng như sản xuất chip và AI. Những ngành vẫn được "liên kết" sẽ chỉ là những ngành có hàm lượng công nghệ thấp hoặc giá trị gia tăng thấp", trích báo cáo.
Báo cáo nhấn mạnh rằng: "Trong tương lai, Trung Quốc có thể thu hẹp khoảng cách với Mỹ trong nhiều lĩnh vực công nghệ hơn. Trung Quốc cũng có thể đạt được khả năng tự cung tự cấp trong một số công nghệ cốt lõi, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ một cách toàn diện".
Khi sự cạnh tranh về công nghệ trở thành yếu tố trung tâm trong cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà nghiên cứu từ cả hai nước đang cố gắng đánh giá tác động của nó. Tháng 12.2021, Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer tại Trường Harvard Kennedy dự báo rằng trong thập niên tới, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ, nếu họ chưa vượt qua, trong các công nghệ nền tảng như AI, 5G, khoa học thông tin lượng tử, chất bán dẫn, công nghệ sinh học và năng lượng xanh.
Trong khi đó, một tổ chức tư vấn của nhà nước Trung Quốc tháng trước đã liệt kê "mục tiêu tách rời chuỗi cung ứng" là một trong 10 rủi ro toàn cầu hàng đầu đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2022, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề được các học giả hàng đầu trong nước nhìn nhận.
Danh sách rủi ro đó được biên soạn bởi Viện Chiến lược Toàn cầu Quốc gia và Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, cả hai đều thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS). Nó tiết lộ rằng các học giả Trung Quốc coi sự tách biệt một phần giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây là mối đe dọa thực tế, khi chính quyền Washington tiếp tục hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ chiến lược như chất bán dẫn tiên tiến.
Thế giới chạy đua công nghệ metaverse Từ nhà sản xuất chip đến công ty giải trí khắp thế giới đều đang lên kế hoạch xây dựng metaverse - vũ trụ ảo được xem là tương lai công nghệ. Thuật ngữ metaverse bắt đầu thu hút sự chú ý vào cuối tháng 6 khi CEO Facebook Mark Zuckerberg đề cập tham vọng biến Facebook từ mạng xã hội thành trung...