Công nghệ mRNA thúc đẩy cuộc cách mạng vaccine cá nhân hóa thế nào?
Công nghệ mRNA được thử nghiệm lâm sàng, sử dụng máy học để xác định kháng nguyên và áp dụng vào sản xuất vaccine cá nhân hóa, tự khuếch đại chống các loại bệnh.
Trước khi các công ty tận dụng công nghệ mRNA để chống lại COVID-19, họ đã nỗ lực phát triển vaccine mRNA chống lại ung thư.
Lịch sử nghiên cứu vaccine mRNA cá nhân hóa
BioNTech (Đức) cung cấp vaccine mRNA đầu tiên cho những người mắc bệnh u hắc tố kháng thuố.c cách đây gần một thập kỷ. Nhưng khi đại dịch xảy ra, quá trình phát triển vaccine mRNA được tăng tốc. Hiện tại, hàng chục thử nghiệm được tiến hành để kiểm tra xem những mũi tiêm này có thể biến đổi ung thư theo cách đã làm với COVID-19 hay không.
Tháng 12/2024, theo TASS, Nga phát triển được vaccine mRNA chống ung thư và dự kiến đưa vào lưu hành rộng rãi đầu năm 2025. Vaccine sẽ được phân phối miễn phí cho bệnh nhân.
Mục đích của vaccine ung thư là huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận biết tốt hơn các tế bào ác tính, do đó có thể tiê.u diệ.t chúng. (Ảnh minh họa)
Nhiều tín hiệu tích cực từ các nước khác trong việc thử nghiệm vaccine mRNA điều trị và phòng chống ung thư.
Vào tháng 12/2023, Merck (Đức) và Moderna (Mỹ) công bố kết quả thử nghiệm với 150 người mắc bệnh u hắc tố đã phẫu thuật cắt bỏ ung thư. Các bác sĩ đã tiêm 9 liều vaccine mRNA cho họ trong khoảng 6 tháng, bên cạnh các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch cho họ. Sau 3 năm theo dõi, sự kết hợp này cắt giảm gần một nửa nguy cơ tái phát hoặc t.ử von.g ở người bệnh so với chỉ sử dụng chất ức chế kiểm soát.
Một kết quả khác do BioNTech và Genentech (Mỹ) báo cáo, từ một thử nghiệm nhỏ trên 16 bệnh nhân ung thư tuyến tụy, cũng thú vị không kém. Sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư, những người tham gia được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, sau đó là vaccine ung thư công nghệ mRNA và phác đồ hóa trị tiêu chuẩn.
Tám người trong số họ đáp ứng với vaccine và ba năm sau khi điều trị, sáu người trong số này vẫn chưa bị ung thư tái phát, hai người còn lại đã tái phát.
Video đang HOT
Trong số tám người tham gia không đáp ứng với vaccine, bảy người đã tái phát. Một số bệnh nhân này có thể không đáp ứng vì họ không có lá lách, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Cơ quan này đã được cắt bỏ như một phần trong quá trình điều trị ung thư của họ.
Ngoài ung thư tuyến tụy, vaccine cá nhân hóa của BioNTech đang được thử nghiệm ở ung thư đại tràng, u hắc tố và ung thư di căn.
Cơ chế hoạt động của công nghệ mRNA trên người
Hệ thống miễn dịch của con người có khả năng loại bỏ các tế bào ung thư nếu có thể tìm thấy chúng. Nhưng khối u rất khó tiê.u diệ.t hoàn toàn. Chúng có thể ẩn núp ngay trước mắt và sử dụng đủ mọi thủ đoạn để trốn tránh hệ thống phòng thủ miễn dịch của chúng ta. Và các tế bào ung thư thường trông giống như các tế bào của chính cơ thể.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các tế bào ung thư và các tế bào khỏe mạnh. Các tế bào ung thư có các đột biến giúp chúng phát triển và tồn tại, và một số đột biến đó tạo ra các protein bám trên bề mặt tế bào – còn gọi là tân kháng nguyên.
Mục đích của vaccine ung thư là huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận biết tốt hơn các tế bào ác tính, từ đó có thể tiê.u diệ.t chúng.
Công nghệ mRNA, dưới sự hỗ trợ của máy học, có thể giúp vaccine ung thư được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. (Ảnh minh họa)
Các loại vaccine ung thư được cá nhân hóa như các loại mà Moderna và BioNTech đang phát triển được điều chỉnh theo từng loại ung thư cụ thể của từng bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu thu thập một phần khối u của bệnh nhân và một mẫu tế bào khỏe mạnh. Họ giải trình tự hai mẫu này và so sánh chúng để xác định các đột biến đặc hiệu với khối u.
Sau đó, các đột biến được đưa vào một thuật toán AI để chọn ra những đột biến có khả năng gây ra phản ứng miễn dịch cao nhất. Các tân kháng nguyên này cùng nhau tạo thành “bản đồ sơ bộ” giúp hệ thống miễn dịch nhận ra các tế bào ung thư.
“Nhiều liệu pháp miễn dịch kích thích phản ứng miễn dịch theo cách không đặc hiệu – tức là không trực tiếp chống lại ung thư”, ông Patrick Ott, giám đốc Trung tâm Vaccine Ung thư Cá nhân tại Viện Ung thư Dana-Farber, cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2022. “Vaccine ung thư được cá nhân hóa có thể hướng phản ứng miễn dịch đến chính xác nơi cần đến”.
Các công nghệ khác mRNA
mRNA không phải là cách duy nhất để dạy hệ thống miễn dịch nhận biết các tân kháng nguyên. Các nhà nghiên cứu cũng đang cung cấp tân kháng nguyên dưới dạng DNA, dưới dạng peptide hoặc thông qua các tế bào miễn dịch hoặc vector virus.
Nhiều công ty đang nghiên cứu các loại vaccine ung thư “có sẵn” không được cá nhân hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí. Trong số khoảng 400 thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra đán.h giá vaccine ung thư vào mùa thu năm 2023, có khoảng 50 thử nghiệm bao gồm vaccine cá nhân hóa.
Chưa có gì đảm bảo rằng bất kỳ chiến lược nào trong số này sẽ thành công. Ngay cả khi thành công ở một số loại ung thư, cũng có nghĩa là thành công đối với tất cả các loại ung thư. Nhưng sự bùng nổ quan tâm và hoạt động mới xung quanh vaccine ung thư đang rất đáng khích lệ. Và vaccine mRNA cá nhân hóa có thể có cơ hội thành công khi những loại vaccine khác đã không làm được.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?
Vaccine ung thư chủ yếu được xem như phương pháp điều trị sử dụng cho các ca bệnh đã được chẩn đoán.
Tiến bộ trong nghiên cứu vaccine chống ung thư được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ quá trình phát triển vaccine mRNA chống COVID-19 (ảnh minh họa)
Vaccine ung thư không giống như vaccine phòng ngừa cúm và các bệnh truyền nhiễm khác. Các bệnh ung thư không lây nhiễm cho con người mà xảy ra do trục trặc trong cơ thể, thường là khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Vì vậy, vaccine ung thư không hẳn là loại thuố.c mà sau khi dùng bạn sẽ không bị ung thư nữa, mà chủ yếu được xem như phương pháp điều trị sử dụng cho các ca bệnh đã được chẩn đoán.
Một số vaccine phòng ngừa có thể chống lại ung thư từ khi chưa mắc bệnh là các loại vaccine phòng nhiễm các loại virus làm tăng nguy cơ ung thư (viêm gan, HPV).
Gần đây, tiến bộ trong nghiên cứu vaccine chống ung thư được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ quá trình phát triển vaccine mRNA chống COVID-19.
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.
Vaccine mRNA hoạt động bằng cơ chế mã hóa chuỗi protein của kháng nguyên ung thư trong mRNA, đưa mRNA này vào cơ thể để các kháng nguyên này được sinh ra trong cơ thể và buộc hệ thống miễn dịch phải tấ.n côn.g chúng.
Vì vậy, các vaccine mRNA sẽ được tạo ra cá nhân hóa dựa trên "hộ chiếu khối u" của mỗi người. Việc phân tích các đặc điểm di truyền của tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh sẽ cho thấy chính xác cách điều chỉnh vaccine để hệ miễn dịch của bệnh nhân bắt đầu chống lại chúng.
Các nhà khoa học chỉ mới ở giai đoạn đầu của hành trình tạo ra một loạt vaccine ung thư đầy đủ. Còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết và một khoảng cách trong việc đưa lý thuyết đến gần thực tế.
Trước hết, không phải tất cả các tế bào khối u đều có kháng nguyên riêng, trong khi đây là điều kiện chính để phát triển vaccine. Nếu hướng hệ miễn dịch vào những kháng nguyên cũng đồng thời có trong các tế bào khỏe mạnh, vaccine cũng sẽ tiê.u diệ.t chúng và hậu quả của việc này có thể rất nguy hiểm.
Ngoài ra, các tế bào khối u không phải lúc nào cũng "ngoan ngoãn" chờ đợi số phận mà vaccine đã tạo ra. Chúng có thể sử dụng các cơ chế khác nhau để trở nên vô hình đối với hệ thống miễn dịch, hoặc tiến hóa, cố gắng sống sót sau sự tấ.n côn.g của hệ thống miễn dịch. Trong một số trường hợp, vaccine chỉ kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi bệnh.
Trong cuộc chiến chống lại ung thư, kích thước của khối u cũng đóng vai trò lớn. Ngay cả khi có phản ứng miễn dịch cần thiết, có thể vẫn chưa đủ để vượt qua khối u hoàn toàn. Bản thân hệ thống miễn dịch cũng có thể làm cơ thể suy yếu.
Ngay cả khi tìm thấy một loại vaccine có hiệu quả cho một loại ung thư cụ thể, nó vẫn cần phải được điều chỉnh cho các nhóm người khác nhau: người già, tr.ẻ e.m, người mắc bệnh đi kèm.
Việc phát triển vaccine mRNA cũng liên quan đến việc tạo ra một loại thuố.c được cá nhân hóa, nghĩa là mỗi bệnh nhân sẽ cần phải có mũi tiêm riêng dựa trên phân tích khối u.
Việc sản xuất một loại vaccine như vậy không chỉ mất nhiều thời gian (và trong thời gian này, khối u có thời gian để thay đổi) mà còn tốn kém.
Nga dự kiến phát miễn phí vaccine chống ung thư cho bệnh nhân
Ông Andrey Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y khoa X-quang thuộc Bộ Y tế Nga, mới đây cho biết Nga đã phát triển vaccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân.
ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật học quốc gia cho biết các thử nghiệm tiề.n lâm sàng chỉ ra vaccine mới ngăn chặn sự phát triển của khối u (75-80%) và di căn tiềm ẩn.
Nga dự kiến sẽ lưu hành rộng rãi loại vaccine này từ đầu năm 2025.
Cách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể người Vaccine ung thư của Nga hoạt động theo công nghệ mRNA - cùng cơ chế của loại vaccine chống lại COVID-19. Theo TASS, Nga đã phát triển được vaccine chống ung thư và dự kiến đưa vào lưu hành rộng rãi đầu năm 2025. Vaccine sẽ được phân phối miễn phí cho bệnh nhân. Theo Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y...