Công nghệ làm luật
Công nghệ làm máy tính, ô tô… của các nước tiên tiến là những công nghệ cao. Công nghệ làm luật của họ có vẻ cũng như vậy. Vấn đề là: tiếp thu công nghệ làm máy tính, ô tô… thật không dễ, tiếp thu công nghệ làm luật còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tìm hiểu công nghệ làm luật của họ để vận dụng vào việc làm pháp luật của Việt Nam.
Quy trình lập pháp phổ biến của thiên hạ thường có hai công đoạn: Công đoạn của chính phủ hoạch định chính sách và dịch chính sách thành các quy phạm pháp luật; công đoạn của nghị viện – thẩm định chính sách và thông qua thành pháp luật. Đây là hai công đoạn với ý nghĩa khác nhau, không phải là một việc được làm hai lần.
Một phiên họp tổ ở QH. Ảnh: Lê Anh Dũng
Công đoạn của chính phủ không bắt đầu bằng việc tìm cách đưa các tên luật vào chương trình lập pháp, mà bằng việc nhận biết cuộc sống đang phát sinh vấn đề gì, từ đó nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và đề ra chính sách. (Đây thường là công việc mà các Bộ phải làm). Chính phủ sẽ xem xét và phê chuẩn chính sách được đề ra trước khi việc soạn thảo văn bản (dịch chính sách đã được phê chuẩn thành mệnh lệnh hành động) được bắt đầu.
Ở Việt Nam ta, không ít trường hợp công việc này đang được tiến hành theo chiều ngược lại: việc soạn thảo văn bản xảy ra trước, việc trình Chính phủ xảy ra sau. Rủi ro của cách làm này là rất lớn. Nếu Chính phủ không chấp nhận chính sách được đề ra, mọi cố gắng soạn thảo sẽ trở nên vô ích. Đó là chưa nói tới tình trạng văn bản có thể được soạn thảo mà không có chính sách đi kèm. Hậu quả là không thể triển khai văn bản vào cuộc sống.
Video đang HOT
Thông thường các vấn đề về kỹ thuật soạn thảo văn bản, các vấn đề về chuyên môn là công việc của chính phủ chứ không phải công việc của nghị viện. Điều này không có nghĩa là nghị viện không tham gia vào khâu kỹ thuật văn bản. Tuy nhiên, các ủy ban của nghị viện mới có thể tham gia vào khâu kỹ thuật văn bản, chứ không phải là nghị viện ở phiên họp toàn thể.
Công đoạn lập pháp ở nghị viện các nước chia làm ba bước (còn gọi ba lần đọc), mỗi bước đều có nghĩa lý riêng, không phải là một việc làm ba lần cho kỹ.
Bước thứ nhất, chính phủ trình dự thảo văn bản của mình, trong đó lý giải tại sao vấn đề không xử lý được bằng những công cụ hiện có, do vậy cần đưa ra chính sách để giải quyết vấn đề. Trong bước này, nghị viện chỉ xem xét về việc có thật sự cần một đạo luật như thế không mà thôi.
Bước thứ hai, nghị viện thảo luận về chính sách do chính phủ đề ra sau khi các nghị sĩ đã nghiên cứu dự luật và tham vấn với cử tri. Nếu được thông qua, dự luật được chuyển đến ủy ban tương ứng. Bước thứ hai không chỉ là để thông qua chính sách, mà còn để gửi thông điệp cho xã hội về chính sách có thể được ban hành, giúp cho cử tri có thể tham gia ý kiến về dự luật. (Nếu các vấn đề về việc chính sách sắp được ban hành sẽ ảnh hưởng đến người dân như thế nào, ai được, ai mất không được tranh luận rõ tạị Nghị viện, thì người dân khó có thể đóng góp ý kiến).
Sau bước thứ hai, dự án luật sẽ được chuyển cho ủy ban tương ứng. Thông thường, tại ủy ban này, tất cả các vấn đề về câu chữ, kỹ thuật còn lại sẽ được hoàn thiện, sau đó ủy ban sẽ biểu quyết về dự luật và báo cáo trình ra nghị viện để kiến nghị thông qua hoặc không thông qua dự luật. Thông thường khi ủy ban đề nghị thông qua dự luật, nghị viện các nước sẽ thông qua ngay mà ít khi có thảo luận gì thêm.
Bước thứ ba, nghị viện chính thức thông qua dự luật. Giai đoạn này rất ngắn gọn.
Với quy trình lập pháp có các công đoạn mạch lạc như trên thì sản phẩm của nó là các văn bản pháp luật có chất lượng.
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng/ Tia sáng
Theo_VietNamNet
Cục Cảnh sát giao thông hủy việc cấm chụp ảnh
Ngày 23/8/2013, Cục trưởng C67 đã có Công văn số 2315/C67-P6 hủy điểm 2 Công văn số 1042/C67-P3 ngày 26/4/2013 phần có nội dung quay phim, chụp ảnh CSGT.
Văn bản trước đó đã gây nhiều tranh cãi (Ảnh minh họa)
Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với hành vi chống lại Cảnh sát giao thông (CSGT) trong khi làm nhiệm vụ và việc giả danh nhà báo ghi hình CSGT, ngày 26/4/2013, Cục CSGT đường bộ- đường sắt (C67), Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an có Công văn số 1042/C67-P3 gửi đồng chí Trưởng phòng CSGT đường bộ- đường sắt Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PC67) để hướng dẫn thực hiện.
Văn bản 1402 đã bị hủy điều 2.
Tuy nhiên, tại điểm 2 Công văn số 1042/C67-P3 có một số ý chưa chuẩn xác; do vậy, ngày 23/8/2013, Cục trưởng C67 đã có Công văn số 2315/C67-P6 hủy điểm 2 Công văn số 1042/C67-P3 ngày 26/4/2013 nêu trên và yêu cầu PC67 Công an các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc một số việc cụ thể như sau:
Tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật, các hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của CSGT; tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng CSGT. Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì Thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và xử lý kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định.
Tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi chống người thi hành công vụ hoặc các đối tượng giả danh phóng viên báo, đài; báo cáo cấp có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Xahoi
Văn bản "cấm" quay phim, chụp ảnh CSGT: Bộ Tư pháp đang kiểm tra! Ngày 26/4, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an Trần Sơn Hà ký văn bản số 1042/C67 - P3 về việc "Giả danh nhà báo ghi hình CSGT". Văn bản của Cục CSGT ghi là gửi tới các đơn vị nhằm chủ động đối phó với tình trạng "Giả danh nhà báo ghi hình CSGT" Ngày 26/4,...