Công nghệ gương chống chói trên xe hơi
Công nghệ electrochromic giúp hạn chế ánh sáng phản xạ từ gương hậu chiếu tới tài xế, ngăn ngừa hiện tượng chói mắt vì đèn pha của xe phía sau.
Gương chiếu hậu giúp lái xe nhìn được các xe phía sau. Thật không may điều này lại tạo ra một vài rắc rối cho tài xế vào ban đêm, lúc mà tất cả các xe đều bật đèn.
Ánh sáng từ đèn pha của xe phía sau phản xạ qua gương, chiếu thẳng vào mắt tài xế. Chói mắt là một trong những nguyên nhân lớn gây mất tập trung vào ban đêm. Ánh sáng cường độ mạnh làm mắt mất khả năng quan sát, thậm chí hiện tượng này còn kéo dài tiếp tục trong vài giây sau khi nguồn sáng biến mất. Khoảng thời gian tích tắc đó đủ để những điều tồi tệ nhất xảy ra.
Cấu tạo lớp Electrochromic giữa 2 lớp kính.
Ngày nay, một vài hãng xe như Mercedes, BMW hay Ford đã tạo ra những mẫu gương có khả năng làm mờ đi khi bị ánh sáng cường độ mạnh chiếu vào.
Làm sao để xe nhận biết được trời tối? Cường độ sáng từ xe phía sau? Và gương được làm mờ như thế nào?
Việc nhận biết trời tối cũng như cường độ sáng bên ngoài được giải quyết đơn giản thông qua cảm biến ánh sáng. Tuy nhiên, vấn đề làm mờ gương có đôi chút phức tạp.
Video đang HOT
Công nghệ Electrochromic thường được dùng trên gương chiếu hậu bên trong và hai bên xe, giúp giảm rắc rối do đèn pha xe sau chiếu vào. Ảnh: mechanicalengineeringblog.
Các hãng thường sử dụng công nghệ có tên gọi Electrochromic, đây là loại vật liệu đặc biệt có khả năng thay đổi màu dưới tác dụng của điện thế. Điện thế làm thay đổi lớp gen bên trong nằm giữa 2 tấm kính, nó có tác dụng ngăn cản ánh sáng truyền tới mặt phản xạ. Cường độ ánh sáng được giảm bớt đồng nghĩa với việc tia phản xạ cũng sẽ yếu hơn và tài xế không bị chói mắt. Công nghệ Electrochromic từng được ứng dụng trong xây dựng, trên những loại cửa sổ thông minh.
Trong thực tế việc làm mờ gương không ảnh hưởng nhiều tới việc quan sát không gian phía sau vào ban đêm, lái xe vẫn hiểu được những gì đang diễn ra sau lưng họ.
Thế Hoàng
Theo VNE
Những thủ phạm khiến bạn không thể tập trung khi học
Có thể bạn ít khi để ý đến những điều này nhưng nó lại rất có hại đến sự tập trung của bạn lúc học. Hãy nghía qua để biết những thủ phạm nào khiến bạn mất tập trung này nhé!
1. Dùng điện thoại di động trong lúc học
Lúc học, bạn vẫn thường để điện thoại di động bên mình để tiện liên lạc, thỉnh thoảng lại ngó xem mấy giờ hay một vài tin nhắn đến rồi đi. Bạn không để ý tới nó bởi bạn vẫn có thể học tiếp nên bạn cho rằng nó không có ảnh hưởng gì tới mình. Tuy nhiên, phần nào sự tập trung trong bạn đã bị phân tán vào những tin nhắn ấy rồi, thay vào đó bạn hãy để điện thoại ra một góc khác, khi nào học xong thì hãy nhắn tin với bạn bè, tránh tình trạng vừa học vừa nhắn tin.
2. Vừa học vừa nghe nhạc
Một số bạn cho rằng vừa học vừa nghe nhạc sẽ rất hiệu quả, tuy nhiên không phải ai cũng thích ứng được với cách đó. Nhiều bạn vì thấy bạn bè mình học kiểu đó nên cũng bắt chước nhưng nó không những không đem lại hiệu quả mà thậm chí còn phản tác dụng. Bạn không thể tập trung khi học bởi trong đầu luôn hiện ra câu từ, nhịp điệu bài hát và miệng thì lẩm nhẩm một cách vô thức theo nhạc. Đầu óc bị phân tán nên bạn không thể hiểu sâu được bài.
3. Học trên mạng
Học trên mạng hiện nay đang là một trào lưu. Tuy nhiên, không phải ai học trên mạng cũng có kết quả tốt. Đa số mọi người khi online thường để nick chat nên ngay cả khi đang học bạn cũng bị phân tán ít nhiều do một số người BUZZ, thêm vào đó, bạn thường có xu hướng vừa học vừa lướt web bởi nhiều thông tin trên mạng rất có sức hút. Vừa học, vừa chat, vừa lướt web, hậu quả sẽ là bạn không thể tập trung vào bất cứ việc nào cả, đặc biệt là học.
4. Học nhiều môn cùng lúc
Bạn cho rằng để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể học nhiều môn cùng lúc. Trong lúc rảnh môn này thì nghía qua môn kia một chút, học nhiều môn cùng lúc cho đỡ chán. Tuy nhiên, học như vậy không những không tiết kiệm thời gian mà còn khiến bạn mất thêm nhiều thời gian để nhớ lại xem bạn đã học được những gì ở môn kia để tiếp tục. Không chỉ vậy, đầu óc do phải căng ra để tiếp thu nhiều loại kiến thức cùng lúc nên luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, rất dễ dẫn đến tình trạng ức chế.
5. Vừa học vừa "nhớ"
Bạn có thể nhớ những kỉ niệm vui, buồn xoay quanh bạn và những người bạn xung quanh. Những kỉ niệm vui khiến bạn mỉm cười và ngược lại những chuyện buồn khiến bạn phiền lòng. Bạn nghĩ rằng những chuyện đó chỉ thoáng qua trong đầu nên không vấn đề gì, tuy nhiên, cảm xúc cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung của bạn trong khi học. Do đó, hãy học cách để cảm xúc sang một bên, trong lúc học chỉ nên chú tâm vào bài.
6. Học ở phòng khách
Nhiều bạn không có phòng riêng khép kín nên phải học ở phòng khách hay nơi có người qua lại. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tập trung của bạn, làm sao bạn có thể tập trung học trong khi mọi người đang nói chuyện. Hãy tìm cách khắc phục ngay vấn đề đó bằng cách bố trí một chỗ học khác yên tĩnh hơn hoặc yêu cầu mọi người phải nói nhỏ và không mở ti vi khi bạn đang học.
Chắc hẳn, ít nhiều các bạn đều mắc phải một trong những thủ phạm phá hoại sự tập trung của mình trong khi học như trên, vậy thì ngay từ bây giờ hãy học cách khắc phục chúng để đạt được hiệu quả cao trong khi học nhé.
Theo Kênh14
Để tập trung hơn khi lên đại học Phần lớn sinh viên thú nhận khi học rất dễ mất tập trung, và luôn cảm thấy uể oải. Đâu là nguyên do và giải pháp khắc phục? Vì sao sự tập trung giảm dần khi lên đại học? Vào đại học luôn là mục tiêu lớn nhất của đa số các học sinh trung học phổ thông. Nhưng khi đã trở thành...