Công nghệ giúp lan tỏa nhiều xu hướng độc đáo ra toàn cầu
Chỉ với những đoạn video clip ngắn được chia sẻ trên mạng, nhiều bạn trẻ đã bất ngờ trở nên nổi tiếng, thậm chí nhiều nội dung còn có sức lan tỏa trên toàn cầu.
Chẳng hạn, từ một “ vũ điệu rửa tay” trên nền nhạc Ghen Cô Vy và được chia sẻ lên trang video trực tuyến TikTok cùng một vài kênh mạng xã hội khác, Quang Đăng đã không thể tưởng tượng được chỉ sau vài ngày, vũ điệu của anh đã trở thành hiện tượng toàn cầu. Hàng triệu người, đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, đặc biệt là những người trực tiếp làm trong ngành y ở nhiều nước khác nhau, đã cùng quay và chia sẻ “vũ điệu rửa tay” do Quang Đăng sáng tác.
Trước nhất phải kể đến chất lượng nội dung, khi kết hợp cùng ca khúc Ghen Cô Vy vốn có giai điệu sôi nổi dễ gây nghiện, vũ điệu trẻ trung của Quang Đăng lan tỏa mạnh mẽ vì ngoài yếu tố giải trí còn hướng dẫn 6 bước rửa tay “đúng chuẩn” theo khuyến nghị của ngành y tế.
Thử thách nhảy trên ứng dụng TikTok khiến vũ điệu rửa tay phòng chống dịch virus Corona của Việt Nam lan tỏa khắp thế giới
Ngoài ra, điểm then chốt trong thành công này chính là “vũ điệu rửa tay” đã được chia sẻ trên các nền tảng trực tuyến, dưới định dạng video ngắn. Trước đó, vào đầu tháng 4, Bộ Y tế cũng cho biết đã ra mắt tài khoản chính thức của Bộ Y tế trên nền tảng TikTok (@boytevietnam) nhằm tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo Bộ Y tế, nhằm kêu gọi cộng đồng thực hiện các khuyến cáo, nội dung thông điệp phòng, chống bệnh Covid-19, tài khoản Bộ Y tế – @boytevietnam trên nền tảng TikTok được triển khai để lan tỏa những kiến thức phòng, chống bệnh đúng cách như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, thực hiện lối sống khoa học, vệ sinh môi trường sống và khai báo y tế chính xác, kịp thời nhằm nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sức khỏe, hướng dẫn thực hiện cách ly y tế đúng quy định.
Video đang HOT
Thực tế, không chỉ có Quang Đăng, nhiều nam, nữ sinh bình thường đang trở thành những tên tuổi thực sự có ảnh hưởng đối với cộng đồng bằng cách bắt kịp và tận dụng những ưu điểm của công nghệ mới
Cách đây không lâu, Trần Thanh Tâm đột ngột thu hút sự chú ý khi tạo trend “Trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ”. Câu nói đã trở thành xu hướng bùng nổ trên toàn bộ các nền tảng online. Hashtag #trungrancanmo (Trứng rán cần mỡ) đến nay có 239,2 triệu lượt xem.
Không cần mang sẵn một “cái tên” nào đó, tất cả những gì người trẻ cần để xây dựng thương hiệu cá nhân trong thời đại 4.0 là nội dung chất lượng. Những thuật toán phức tạp, tinh vi của các nền tảng sẽ làm mọi thứ còn lại – chúng phát hiện và phân tích nội dung phù hợp với thị hiếu, đề cử nó cho nhiều người xem, “khuếch tán” nó ra tầm thế giới chỉ trong một vài tiếng đồng hồ. Bất kỳ ai, dù không sẵn sở hữu lượng followers (người theo dõi) hùng hậu trên YouTube, TikTok, Facebook… cũng có khả năng được Top 1 Trending khi có một nội dung đủ cuốn hút.
Xu hướng chia sẻ video trên các nền tảng mạng xã hội đang được giới trẻ yêu thích
Với lượng người dùng thường xuyên khổng lồ, các nền tảng trực tuyến đang cung cấp sẵn một thế giới rộng lớn để phô biễn, thông qua sự kết hợp giữa smartphone và các nền tảng chia sẻ mạng xã hội.
Bạn có thể đầu tư máy quay phim, phần mềm dựng phim chuyên nghiệp để làm những vlog đồ sộ như trên YouTube, nhưng cũng có thể chỉ cần một chiếc điện thoại để đăng những video ngắn với TikTok. Bạn có thể “tạo nét” bằng những note hàng nghìn chữ trên Facebook, nhưng cũng có thể nổi tiếng chỉ với những tấm ảnh thần sầu trên Instagram.
Thành Luân
Thành lập Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Một mục tiêu của việc thành lập Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) là đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện.
Thời gian tới, Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT sẽ hỗ trợ xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ưu tiên các lĩnh vực nghiên cứu: Internet vận vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối, thực tại ảo, điện tử tự động...
Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) trực thuộc Đoàn Thanh niên Học viện vừa được thành lập. PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Phó giám đốc Học viện là Chủ nhiệm danh dự của Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT.
Ban chủ nhiệm lâm thời của Câu lạc bộ gồm 6 thành viên, trong đó TS. Nguyễn Việt Hưng, Giảng viên Khoa Viễn thông 1, Phó bí thư Đoàn thanh niên Học viện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ; và Phó chủ nhiệm thường trực là Thạc sỹ Đỗ Trung Anh, Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.
Việc thành lập Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT hướng tới các mục tiêu: đẩy mạnh việc hỗ trợ xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện; thúc đẩy giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Cùng với đó, Câu lạc bộ sẽ cùng các đơn vị, tổ chức nghiên cứu trong Học viện tham gia đề xuất tư vấn với Lãnh đạo Học viện về việc triển khai một số hoạt động khoa học công nghệ.
Về các công việc cụ thể của Câu lạc bộ, theo Ban chủ nhiệm, một trong những việc chính sẽ được tập trung triển khai trong thời gian tới là hỗ trợ xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ưu tiên các lĩnh vực nghiên cứu: Internet vận vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối, thực tại ảo, điện tử tự động, công nghệ truyền thông tiên tiến, chuyển đổi số.
Đồng thời, Câu lạc bộ sẽ triển khai các hoạt động hợp tác, giao lưu khoa học và công nghệ, tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia tư vấn cho Lãnh đạo Học viện trong các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, chiến lược phát triển sản phẩm khoa học công nghệ; tham gia xúc tiến, thực hiện đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, của doanh nghiệp, nhận đặt hàng các đề tài, nhiệm vụ của Học viện; hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên trọng điểm, tư vấn (Mentor) ươm tạo cho các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng của sinh viên.
Là tổ chức hoạt động theo tinh thần tự nguyện, do Đoàn Thanh niên Học viện quản lý, Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT dự kiến sẽ tổ chức nhóm họp định kỳ mỗi tháng một lần và báo cáo hoạt động với Lãnh đạo Học viện phụ trách định kỳ hàng quý. Câu lạc bộ sẽ là nơi thu hút, quy tụ các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên trẻ (dự kiến dưới 45 tuổi, tự nguyện đăng ký tham gia) đang công tác tại Học viện, có thể có các thành viên mời trong và ngoài nước.
Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT được thành lập và đi vào hoạt động cũng là một bước triển khai các nhiệm vụ đã được Học viện đề ra trong Chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ giai đoạn 2017 - 2022 của trường.
Tại Chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ giai đoạn 2017 - 2022, nhấn mạnh giai đoạn tới hoạt động khoa học công nghệ sẽ đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của Học viện, bản chiến lược này cũng đã chỉ rõ các mục tiêu hoạt động khoa học công nghệ mà trường hướng đến trong thời gian từ nay đến 2022, đó là: phát triển các bài báo khoa học trong nước và quốc tế cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là các bài báo thuộc danh mục ISI và Scopus; hình thành một số sản phẩm, dịch vụ KHCN thương mại hóa, chiếm lĩnh được thị trường, tạo sự phát triển bền vững; hoạt động KHCN hỗ trợ cho việc đổi mới chương trình đào tạo để đáp ứng các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo ITC News
Khám phá 5 lợi ích siêu việt mà công nghệ màn hình LED mang lại cho doanh nghiệp 4.0 Hầu hết các công ty, doanh nghiệp lớn đều sử dụng công nghệ màn hình LED để quảng cáo, truyền tải thông tin đến khách hàng. Việc này được thực hiện với mục đích, gây được sự chú ý cho người xem. Vậy, công nghệ màn hình LED có ưu điểm gì mà được ưa chuộng như vậy? Hãy cùng LED Nhật Tảo...