Công nghệ ‘diều’ thủy triều được cài đặt ở Quần đảo Faroe
Một thỏa thuận vừa mới được tiến hành để cài đặt công nghệ ‘diều’ thủy triều trong vùng biển xung quanh quần đảo Faroe.
Các tuabin sẽ được lắp đặt ở vùng biển ngoài khơi Quần đảo Faroe
Thỏa thuận giữa công ty kinh doanh năng lượng biển Thụy Điển Minesto và công ty điện lực SEV của Faro bao gồm việc lắp đặt, vận hành và hoạt động 2 mô hình DG100 của Minesto.
“SEV cũng đã cam kết mua điện do công nghệ này sản xuất thông qua thỏa thuận mua bán điện”, Minesto cho biết mới đây.
Video đang HOT
Có trọng lượng từ 1-2 tấn, mô hình DG100 có sải cánh từ 4-6 mét và có công suất lên tới 100 kilowatt.
Công nghệ của Minesto khai thác dòng chảy dưới nước, tạo ra lực nâng thủy lực trên cánh, sau đó đẩy nó lên trên. Một bánh lái điều khiển con diều theo hình 8 quỹ đạo và khi nó quay, nước sẽ chảy qua tuabin, tạo ra điện.
“Sống trong một vùng đảo xa xôi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua điện từ các nước láng giềng”, Hakun Djurhuus, Giám đốc điều hành của SEV cho biết.
“Trong năm qua, chúng tôi đã thực hiện các phép đo dòng thủy triều, vì năng lượng thủy triều ở mức chi phí phù hợp có thể là một phần quan trọng của vấn đề nan giải này”, Djurhuus cho biết thêm.
Một khu vực cài đặt công nghệ của Minesto đã được xác định tại Vestmannasund – eo biển ở phía Tây Bắc của Quần đảo Faroe. Khu vực này sẽ được lắp đặt vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, và khu vực thứ 2 sẽ được lắp đặt vào năm 2020.
Ủy ban châu Âu (EC) đã mô tả “năng lượng đại dương” vừa phong phú vừa là nguồn năng lượng tái tạo. Theo EC, năng lượng này có thể đóng góp khoảng 10% nhu cầu năng lượng của Liên minh châu Âu vào năm 2050.
Theo Báo Mới
Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới tại Trung Quốc sẽ có mạng 5G
Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới Hong Kong-Chu Hải-Macao với độ dài 55km này có thể sẽ có dịch vụ mạng 5G (thế hệ mạng di động thứ năm) trong tương lai.
Cầu vượt biển nối Hong Kong-Chu Hải-Macau. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ông Fang Zheng, Phó Tổng giám đốc văn phòng phụ trách mạng cục bộ không dây (WLAN) của Tập đoàn ZTE Corp., đơn vị vận hành mạng cho cầu Hong Kong-Chu Hải-Macao, mới đây cho biết cây cầu vượt biển dài nhất thế giới này có thể sẽ có dịch vụ mạng 5G (thế hệ mạng di động thứ năm) trong tương lai.
Được khánh thành vào tháng trước, cầu Hong Kong-Chu Hải-Macao dài 55km, nối thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông với hai đặc khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc là Hong Kong và Macao.
Ông Fang cho biết câu cầy này hiện đã được phủ sóng mạng 4G, sau khi các chuyên gia và công nhân khắc phục được những khó khăn từ môi trường xây dựng phức tạp và việc thiếu cáp quang để cung cấp các giải pháp mạng 4G cho cây cầu này và chuẩn bị để nâng cấp lên dịch vụ mạng 5G trong tương lai.
Nhấn mạnh những sản phẩm chất lượng cao và công nghệ tiên tiến của ngành viễn thông Trung Quốc, ông Fang cho rằng cầu Hong Kong-Chu Hải-Macao có thể được xem là một ứng dụng độc đáo của công nghệ không dây.
Câu cầu này giờ đây đã sẵn sàng để tiếp cận với công nghệ Vạn vật kết nối Internet (IoT - Internet of Things), khi công nghệ 5G được xem là chìa khóa bước vào thế giới IoT.
Ông Fang cho biết ngay từ đầu, cơ sở công nghệ cần thiết cho mạng 5G đã được xem xét như kiến trúc mạng, vị trí đặt trạm 5G và việc cài đặt cáp./.
Theo Báo Mới
GoBear bắt tay CredoLab đưa sản phẩm tài chính đến với 49,5 triệu người Việt Fintech GoBear và nhà phát triển công nghệ đánh giá điểm tín dụng trên nền tảng di động CredoLab vừa công bố hợp tác để phát triển Easy Apply, một ứng dụng di động cho phép các ngân hàng và công ty tài chính tiếp cận hiệu quả hơn đến nhóm khách hàng mới. Việc hợp tác giữa 2 công ty đánh đấu...