Công nghệ biến nước biển có thể uống được chỉ trong… vài phút
Theo tiết lộ của các nhà nghiên cứu, công nghệ mới được cho có thể chuyển đổi nước biển rất mặn hoặc nước lợ thành nước sạch, an toàn có khả năng thay đổi hàng triệu cuộc sống trên toàn cầu.
Một cải tiến mới do các nhà khoa học ở Úc phát triển đang được đánh giá là một sáng kiến hứa hẹn nhất. Với việc các nhà nghiên cứu sử dụng các hợp chất khung kim loại-hữu cơ (MOFs) cùng với ánh sáng Mặt trời để làm sạch nước chỉ trong nửa giờ, quy trình mới hiệu quả hơn nhiều so với các công nghệ hiện tại.
Các nhà nghiên cứu cho biết, quy trình mới rẻ, ổn định, có thể tái sử dụng và tạo ra nước đạt tiêu chuẩn khử mặn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Khoảng 139,5 lít nước sạch có thể được sản xuất mỗi ngày từ 1 kg vật liệu MOFs.
Chỉ sau bốn phút tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời, vật liệu sẽ giải phóng tất cả các ion muối. Nhóm nghiên cứu cho biết phương pháp của họ cung cấp một số nâng cấp so với các phương pháp khử muối hiện có.
“Quy trình khử muối bằng nhiệt tiêu tốn nhiều năng lượng và các công nghệ khác, chẳng hạn như thẩm thấu ngược có một số hạn chế, bao gồm tiêu thụ năng lượng cao và sử dụng hóa chất trong việc làm sạch màng, khử clo.
Trong khi đó, ánh sáng Mặt trời là nguồn năng lượng sạch và dồi dào nhất trên Trái đất. Việc chúng tôi phát triển một quy trình khử mặn mới dựa trên chất hấp phụ thông qua việc sử dụng ánh sáng Mặt trời để tái tạo mang lại một giải pháp khử mặn hiệu quả về năng lượng và bền vững với môi trường”, kỹ sư hóa học Huanting Wang từ Đại học Monash cho biết.
Nhóm nghiên cứu tiết lộ đã tạo ra một MOF mới có tên là PSP-MIL-53, một phần được tạo thành từ vật liệu gọi là MIL-53, được biết đến với cách nó phản ứng với nước và carbon dioxide.
Mặc dù đây không phải là nghiên cứu đầu tiên đề xuất ý tưởng sử dụng màng MOF để làm sạch muối ra khỏi nước biển và nước lợ, nhưng những phát hiện này cùng vật liệu PSP-MIL-53 đằng sau chúng sẽ cung cấp cho các nhà khoa học nhiều lựa chọn hơn để khám phá trong tương lai.
Wang cho biết thêm: “Quá trình khử muối đã được sử dụng để giải quyết tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Do sự sẵn có của nước lợ và nước biển, đồng thời với các quy trình khử mặn là đáng tin cậy, nước đã qua xử lý có thể được tích hợp trong các hệ thống thủy sinh hiện có với những rủi ro sức khỏe tối thiểu”.
Theo WHO, trên toàn cầu có khoảng 785 triệu người thiếu nguồn nước sạch trong vòng nửa giờ đi bộ từ nơi họ sống. Khi cuộc khủng hoảng khí hậu diễn ra, vấn đề đó ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nước mặn chiếm khoảng 97% lượng nước trên hành tinh, đó là một nguồn tài nguyên khổng lồ chưa được khai thác. Nếu các giải pháp như PSP-MIL-53 có thể được tìm thấy để làm cho nó phù hợp và an toàn cho con người sử dụng thì thực sự có vai trò vô cùng to lớn.
Hàu giao phối tập thể khiến nước biển chuyển màu khác thường
Cảnh tượng vô số những con hàu Thái Bình Dương giao phối tập thể giải phóng hàng trăm triệu trứng và tinh trùng đã biến nước biển thành màu khác thường.
Cảnh tượng kỳ lạ nhưng đầy mê hoặc được quay tại khu vực ngoài khơi đảo Texel nằm ở tỉnh Bắc Hà Lan, Hà Lan, do một người dân địa phương có tên Sytske Dijksen, ghi hình.
Vùng nước biển chuyển màu trắng đục khác lạ
Đó là khoảnh khắc hàng loạt con hàu Thái Bình Dương giải phóng hàng trăm triệu trứng và tinh trùng ra vùng nước xung quanh, biến nước biển thành màu trắng đục.
Theo lời kể của bà Dijksen, thoạt nhìn, bà còn nhầm tưởng đó là vùng nước bị ô nhiễm bởi có màu lạ.
"Khi tới gần hơn, tôi phát hiện những làn khói trắng phun tỏa ra từ con hàu và nhận thấy chúng đang sinh sản. Đó là cảnh tượng đáng kinh ngạc", bà Dijksen nói. Không lâu sau, người phụ nữ này quay lại lần 2, nước biển lại chuyển thành màu xanh trong như ban đầu.
Thực ra đây là cảnh tượng hàu giao phối tập thể
Trong khi đó, anh Arthur Oosterbaan, hướng dẫn viên tự nhiên tại trung tâm Ecomare trên đảo Texel cho biết, khoảnh khắc trên là cảnh hàu giao phối tập thể. "Có tới hàng triệu tinh trùng và trứng hàu ở dưới nước", anh Oosterbaan cho biết.
Dù hiện tượng này vẫn diễn ra hàng năm, nhưng đoạn video của bà Dijksen đã nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng. "Nhiều người không biết đến điều này. Nhưng với ai nuôi hàu đều hiểu", anh Oosterbaan nói.
Cảnh tượng này khá quen thuộc với những người nuôi hàu
Hàu Thái Bình Dương sinh sản hàng năm khi nhiệt độ nước biển tăng trên 17 độ C. Một con hàu cái trong mỗi đợt sinh sản có thể đẻ 50 -200 triệu trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng dưới nước và được thụ tinh sẽ phát triển thành ấu trùng, hình thành vỏ trong khoảng từ 2- 4 tuần.
Núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia gia tăng hoạt động địa chấn Tháng 11/1985, núi lửa Nevado del Ruiz đã phun trào và gây ra thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong lịch sử Colombia, khiến 25.000 người thiệt mạng và xóa sổ thị trấn Armero, bang Tolima. Núi lửa Nevado del Ruiz. (Nguồn: Volcanoestoptrumps.org) Ngày 9/8, Cơ quan Địa chất Colombia (SGC) thông báo đã ghi nhận sự "gia tăng đáng kể" hoạt...